Uống thuốc chống trầm cảm quá liều có nguy hiểm không?

Mục lục [Ẩn]

 

   Thuốc chống trầm cảm thường được chỉ định cho những trường hợp bệnh trầm cảm trung bình và nặng, bệnh nhân có xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân vì muốn hết bệnh nhanh đã tự ý tăng liều lượng của thuốc, dẫn đến quá liều. Vậy uống thuốc trầm cảm quá liều có nguy hiểm không? Cách khắc phục thế nào?

 

Uống thuốc chống trầm cảm quá liều có nguy hiểm không?

Uống thuốc chống trầm cảm quá liều có nguy hiểm không?

 

Uống thuốc chống trầm cảm quá liều có nguy hiểm không?

    Thuốc chống trầm cảm thường có tác dụng khá chậm, trung bình từ 2 đến 6 tuần bệnh nhân mới nhận thấy rõ công dụng của nó mang lại. Điều này dẫn tới nhiều trường hợp bệnh nhân tưởng thuốc không có tác dụng hoặc muốn hết bệnh nhanh nên bệnh nhân đã tự ý thay đổi liều lượng thuốc. Do vốn đã luôn tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ không tốt nên việc dùng thuốc trầm cảm quá liều lượng sẽ có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện kịp thời.

>>> Xem thêm: Sau bao lâu thì thuốc chống trầm cảm có tác dụng?

 

   Ngoài ra, việc sử dụng một lúc nhiều loại thuốc chống trầm cảm hoặc sử dụng chung thuốc chống trầm cảm với một số chất khác như rượu và thuốc phiện cũng là nguyên nhân dẫn đến quá liều thuốc chống trầm cảm.

   Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, có hơn 5.500 ca tử vong vì sử dụng thuốc chống trầm cảm quá liều ở Hoa Kỳ vào năm 2020.

   Ở Việt Nam, có nhiều trường hợp bệnh nhân đã phải nhập viện cấp cứu vì sử dụng quá liều thuốc chống trầm cảm.

   Vào tháng 10/2022, khoa Cấp cứu, hồi sức tích cực-chống độc Trung tâm Y tế Tân Sơn (Phú Thọ) vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 36 tuổi vào viện trong tình trạng ý thức lơ mơ, gọi hỏi đáp ứng chậm, khò khè tăng tiết nhiều đờm dãi. Gia đình cho biết, trước khi vào viện bệnh nhân có uống khoảng 80 viên Clozapine và 20 viên Fluoxetin. Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp ngộ độc thuốc tâm thần rất nặng và có nguy cơ tử vong cao nếu không can thiệp kịp thời. Sau 6 ngày điều trị, bệnh nhân bắt đầu có sự cải thiện, chuyển biến tích cực về triệu chứng lâm sàng.

   Vào năm 2021, một người phụ nữ 31 tuổi có tiền sử bệnh trầm cảm và đang điều trị tại nhà đã uống khoảng 20 viên Amitriptylin và 30 viên Sulpirid. Sau 2 giờ, bệnh nhân phải nhập viện trong trạng thái hôn mê, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim. Sau khi điều trị tích cực, người bệnh đã qua cơn nguy kịch. Và sau 3 ngày điều trị người bệnh tỉnh táo, nhịp tim trở lại bình thường và được chuyển khoa Tâm thần kinh để điều trị nội khoa.

 

Bệnh nhân nhập viện do uống 20 viên Amitriptyline và 30 viên Sulpirid.

Bệnh nhân nhập viện do uống 20 viên Amitriptyline và 30 viên Sulpirid.

 

Các dấu hiệu nhận biết bệnh nhân đã uống thuốc chống trầm cảm quá liều

   Trường hợp uống thuốc quá liều ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như:

  • Đau đầu
  • Nóng, sốt cao
  • Mờ mắt
  • Đồng tử giãn ra
  • Buồn nôn, mắc ói
  • Lo lắng, bồn chồn
  • Choáng váng
  • Tay chân run rẩy
  • Tăng huyết áp

   Nếu người bệnh có thể trạng yếu và lạm dụng thuốc chống trầm cảm ở mức độ nghiêm trọng, quá liều thuốc chống trầm cảm có thể gây ra một số triệu chứng sau:

  • Nhịp tim thay đổi bất thường
  • Xuất hiện tình trạng co giật
  • Gặp ảo giác
  • Khó thở
  • Hạ huyết áp
  • Hôn mê
  • Tim ngừng đập
  • Tử vong

 

Liều thuốc an toàn khuyến nghị cho từng nhóm thuốc

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc SSRI là một trong những nhóm thuốc chống trầm cảm ít tác dụng phụ nhất. Liều lượng khuyến nghị của một số thuốc thông dụng trong nhóm này là:

 

Tên thuốc

Tên biệt dược

Khoảng liều khuyến nghị

Citalopram

Celexa

20 – 40 mg

Escitalopram

Lexapro

10 – 20 mg

Paroxetine

Paxil

20 – 40 mg

Sertraline

Zoloft

100 – 200 mg

Fluoxetin

Prozac

20 – 60 mg

 

Thông thường, nếu sử dụng riêng lẻ thì các loại thuốc nhóm này chỉ gây ra một số tác dụng phụ nhẹ. Trong trường hợp bệnh nhân uống thuốc quá liều cũng rất hiếm trường hợp dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm độc và tử vong sẽ cao hơn nếu người bệnh sử dụng SSRIs kết hợp với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy,...

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI)

Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine có nhiều tác dụng phụ hơn SSRI. Liều lượng khuyến nghị của một số thuốc trong nhóm này là:

 

Tên hoạt chất

Biệt dược

Khoảng liều khuyến nghị

Venlafaxine

Effexor XR

225 – 375 mg

Desvenlafaxine

Pristiq

25 – 50 mg

Duloxetine

Cymbalta

30 – 60 mg

Levomilnacipran

Fetzima

40 – 120 mg

 

   Sử dụng các thuốc nhóm SNRIs quá liều thường dẫn đến tăng huyết áp, tăng nhịp tim và nghiêm trọng hơn là co giật. Ít có trường hợp bệnh nhân sử dụng SNRIs dẫn đến tử vong. Những ca gây tử vong thường liên quan đến việc người bệnh sử dụng đồng thời thuốc SNRI với các loại thuốc khác. Ví dụ: Sử dụng SNRI với các thuốc nhóm SSRI có thể dẫn đến hội chứng serotonin, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA)

   Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA) là nhóm thuốc chống trầm cảm có tỉ lệ tử vong do sử dụng quá liều cao nhất trong tất cả những loại thuốc. Theo nghiên cứu từ năm 2019, thuốc chống trầm cảm có khả năng gây rối loạn nhịp tim dẫn đến tử vong. Do đó, trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh cần chú ý kỹ lưỡng và tuân thủ đúng theo chỉ định sử dụng thuốc mà bác sĩ đưa ra. Liều lượng an toàn thường được hướng dẫn như:

 

Tên hoạt chất

Biệt dược

Khoảng liều khuyến nghị

Amitriptylin

Elavil

100 – 200 mg

Imipramine

Tofranil

75 – 150 mg

Nortriptyline

Pam Bachelor

50 – 150 mg

Desipramine

Norpramin

100 – 300 mg

 

Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs)

Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI) hiện nay không còn được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị các bệnh về rối loạn tâm thần.  MAOIs có độc tính cao hơn các loại thuốc trầm cảm mới. Do đó, quá liều MAOIs có nhiều khả năng gây ra các hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong hơn các thuốc chống trầm cảm. Khoảng liều khuyến nghị của thuốc nhóm này là:

 

Tên hoạt chất

Biệt dược

Khoảng liều khuyến nghị

Isocarboxazid

Marplan

20 – 60 mg

Phenelzine

Nardil

60 – 90 mg

 

Phương pháp xử lý khi uống thuốc chống trầm cảm quá liều

Khi phát hiện người thân có các triệu chứng uống thuốc trầm cảm quá liều, người nhà nên nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu để có hướng xử lý kịp thời. Khi đi, gia đình nên mang theo các loại thuốc mà người bệnh đã uống để bác sĩ có thể đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhanh chóng nhất.

 

Nên đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại bệnh viện càng sớm càng tốt.

Nên đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại bệnh viện càng sớm càng tốt.

 

   Bác sĩ thường sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp theo ABC (đặt nội khí quản, thở máy, dùng thuốc ổn định nhịp tim). Khi người bệnh dần ổn định về đường thở, nhịp tim và huyết áp, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp như rửa dạ dày với 20 lít nước muối cho người bệnh. Thông thường, sau khoảng 3 ngày điều trị người bệnh sẽ dần lấy lại tỉnh táo, tinh thần ổn định.

   Bên cạnh đó, trong một số trường hợp nguy cấp mà chưa thể đến bệnh viện, bạn có thể tham khảo một số phương pháp tạm thời như móc họng, kích thích để người bệnh nôn ra số thuốc vừa uống. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ nên thực hiện khi người bệnh vẫn còn ý thức, còn tỉnh táo, tuyệt đối không thực hiện khi người bệnh hôn mê.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Uống thuốc chống trầm cảm quá liều có nguy hiểm không?”. Người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột. Để tìm hiểu thêm về những biện pháp cải thiện bệnh trầm cảm khác, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Bị mất ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu thì phải dùng thuốc tây bao lâu mới khỏi và bỏ được thuốc tây?

Nhiều người bệnh thắc mắc rằng: “Bị mất ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu thì phải dùng thuốc tây bao lâu mới khỏi và bỏ được thuốc tây?”. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có câu trả lời nhé!

8 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm và cách đối phó với nó

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm gồm mệt mỏi, buồn ngủ, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, tác dụng phụ trên tình dục...

Sao nữ hạng A tại Trung Quốc tiết lộ bị tăng cân do sử dụng thuốc chống trầm cảm

Ảnh hậu Trung Quốc Mã Tư Thuần gây sốc  khi tiết lộ bị tăng cân mất kiểm soát do sử dụng thuốc điều trị trầm cảm. Được biết, Mã Tư Thuần vốn sở hữu vóc dáng mảnh mai khi bước chân vào showbiz.

Thuốc chống trầm cảm và tác dụng phụ trên thị lực

Thuốc chống trầm cảm có rất nhiều tác dụng phụ, trong đó có tác dụng phụ trên thị lực. Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài này nhé!

Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm trên khả năng sinh lý

Một tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm là gây ảnh hưởng đến khả năng sinh lý ở cả nam giới và nữ giới.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Bị chồng bạo hành, tôi nên ly hôn hay tiếp tục chịu đựng

Bị chồng bạo hành, tôi nên ly hôn hay tiếp tục chịu đựng

  Hai vợ chồng tôi yêu và tìm hiểu nhau 2 năm rồi mới cưới, thời gian lâu như thế nên tôi cứ ngỡ là mình đã hiểu hết về anh rồi, nhưng tới khi lấy nhau về tôi mới vỡ lẽ ra con người thật của anh.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi