Tại sao bạn sử dụng thuốc chống trầm cảm không có hiệu quả?

Mục lục [Ẩn]

 

   Nếu sau khi dùng thuốc chống trầm cảm một thời gian dài, bạn bỗng thấy thuốc dường như không còn hiệu quả nữa thì đừng ngạc nhiên. Tình trạng này khá phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân khiến thuốc chống trầm cảm không có hiệu quả với bạn và một số biện pháp để khắc phục, mời bạn cùng theo dõi.

 

Tại sao bạn sử dụng thuốc chống trầm cảm không có hiệu quả?

Tại sao bạn sử dụng thuốc chống trầm cảm không có hiệu quả?

 

Tại sao bạn sử dụng thuốc chống trầm cảm không có hiệu quả?

Thuốc chưa kịp phát huy tác dụng

   Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm trong thời gian đầu, thuốc sẽ không phát huy tác dụng ngay lập tức. Phải mất vài tuần từ khi bắt đầu sử dụng thuốc thì bạn mới bắt đầu nhận thấy được hiệu quả của nó. Tùy vào từng loại thuốc khác nhau mà chúng có thời gian phát huy tác dụng khác nhau, cụ thể:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) : Khoảng sáu tuần.
  • Chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs) : Từ một đến bốn tuần.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs) : Từ hai đến bốn tuần
  • Chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs) : Sớm nhất là hai tuần và tối đa sáu tuần.

   Những số liệu trên đây chỉ là thời gian tương đối. Ngoài ra, thời gian phát huy tác dụng của thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của người sử dụng.

>>> Xem thêm: Sau bao lâu thì thuốc chống trầm cảm phát huy tác dụng?

Bị nhờn thuốc

   Nếu như trong thời gian đầu bạn sử dụng một loại thuốc chống trầm cảm có hiệu quả tốt nhưng tác dụng của thuốc giảm dần sau một thời gian sử dụng, thậm chí hoàn toàn không còn tác dụng nữa thì rất có thể bạn đang bị nhờn thuốc (hay còn gọi là dung nạp thuốc - tức là giảm đáp ứng với một loại thuốc khi sử dụng nhiều lần).

   Thật vậy, nghiên cứu cho thấy rằng 25% số người dùng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc SSRI (đây là nhóm thuốc thường được sử dụng) sẽ nhận thấy hiệu quả giảm dần theo thời gian.

   Hiện nay, người ta chưa biết nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc này nhưng các chuyên gia đặt ra giả thuyết do các thụ thể trong não sẽ trở nên kém nhạy cảm hơn sau một thời gian dài dùng thuốc.

   Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc thường được kê đơn cho bệnh nhân trầm cảm có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc là:

  • Celexa (citalopram).
  • Lexapro (escitalopram).
  • Paxil (paroxetine).
  • Zoloft (sertraline).
  • Prozac (fluoxetine).

 

Các thuốc nhóm SSRI có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc sau một thời gian.

Các thuốc nhóm SSRI có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc sau một thời gian.

 

Bạn đang bị căng thẳng hơn

   Áp lực công việc? Mâu thuẫn gia đình? Có bất kỳ điều gì thay đổi trong cuộc sống đang khiến bạn cảm thấy áp lực hơn không? Bất kỳ sự căng thẳng nào mới hoặc nghiêm trọng hơn cũng làm thay đổi mạnh mẽ các chất dẫn truyền thần kinh trong não của bạn, làm suy yếu tác dụng của thuốc chống trầm cảm. Trong trường hợp này, bạn rất có khả năng nhận thấy rằng các triệu chứng trầm cảm của bản thân trở nên nghiêm trọng hơn và cảm thấy rằng thuốc chống trầm cảm dường như không có tác dụng với mình nữa.

Bạn đang sử dụng một loại thuốc khác

   Nếu bạn đang sử dụng thuốc chống trầm cảm và nhận thấy rằng hiệu quả của thuốc giảm đi sau khi bạn sử dụng thêm một loại thuốc nào khác thì rất có thể đã xảy ra tương tác giữa các loại thuốc này. Rất nhiều loại thuốc được cơ thể chuyển hóa theo con đường tương tự với thuốc chống trầm cảm, từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc (tham khảo). Ví dụ: Một số loại thuốc kháng sinh có khả năng làm tăng hoặc giảm nồng độ thuốc chống trầm cảm trong máu, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

   Ngoài ra, các loại thuốc khác cũng có thể gây ra các tác dụng phụ khiến bạn hiểu nhầm rằng dường như thuốc chống trầm cảm không còn tác dụng nữa. Ví dụ: Khi bạn đang bị viêm và được chỉ định sử dụng thuốc steroid trong một khoảng thời gian, bạn có khả năng gặp phải tác dụng phụ rất phổ biến của nhóm thuốc này là khó chịu và thay đổi tâm trạng. Điều này rất dễ khiến bạn nghĩ rằng thuốc chống trầm cảm hình như không có tác dụng.

   Không chỉ có thuốc, một số loại thực phẩm cũng làm ảnh hưởng đến tác động của thuốc chống trầm cảm. Theo thông tin từ Trường Y học Harvard, một số thuốc chống trầm cảm như BuSpar và Zoloft, không thể dùng cùng với bưởi hoặc nước ép bưởi vì bưởi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc trong cơ thể.

Bạn đang sử dụng các chất kích thích

   Những người đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm cũng có xu hướng sử dụng các chất kích thích như thuốc lá và rượu. Theo nghiên cứu, khói thuốc lá và rượu có khả năng ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn chuyển hóa và thải trừ thuốc chống trầm cảm.

   Thậm chí, rượu có khả năng tương tác với một số thuốc chống trầm cảm gây ra tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Ví dụ: Uống rượu trong khi đang dùng thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI) sẽ khiến huyết áp tăng quá cao và thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ.

   Nếu sử dụng kết hợp rượu và thuốc chống trầm cảm cùng một lúc sẽ khiến gan bị quá tải, không thể xử lý độc tố như bình thường khiến các chất độc tích tụ trong cơ thể bạn, nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Bạn đang già đi

   Nghiên cứu cho thấy, những thay đổi trong quá trình trao đổi chất của cơ thể khi bạn già đi ảnh hưởng đến mức độ hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ thuốc khỏi cơ thể, và tất cả những điều này làm thay đổi hiệu quả của thuốc.

   Ví dụ: Hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn theo tuổi tác, điều này có thể làm chậm tác dụng của thuốc.

Bảo quản thuốc sai cách

   Các loại thuốc bao gồm thuốc chống trầm cảm phát huy tác dụng tốt nhất khi được bảo quản đúng cách, nghĩa là tránh xa nơi ẩm ướt, ánh nắng trực tiếp và sự thay đổi nhiệt độ lớn. Nếu bảo quản thuốc không đúng cách sẽ khiến thuốc có thể bị hỏng và mất tác dụng.

 

Phải làm sao để khắc phục và phòng ngừa thuốc chống trầm cảm không còn hiệu quả?

   Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, bạn nên lưu ý:

  • Trước khi sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc nào, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Bảo quản thuốc ở nơi tối, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt và có nhiệt độ quá cao.
  • Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Ngoài ra, bên cạnh dùng thuốc, bạn nên áp dụng thêm một số phương pháp khác như duy trì chế độ ăn lành mạnh, ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục thể thao vừa sức, dành thời gian nghỉ ngơi để làm những việc mình yêu thích, chia sẻ những căng thẳng cùng người thân và bạn bè và tìm đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp của các chuyên gia tâm lý khi cần thiết.
  • Nếu nhận thấy thuốc chống trầm cảm không còn hiệu quả, hãy nói chuyện với bác sĩ để có phương án khắc phục kịp thời.

 

Không nên sử dụng các chất kích thích.

Không nên sử dụng các chất kích thích.

 

   Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến thuốc chống trầm cảm không còn hiệu quả nữa. Nếu như bạn nhận thấy các triệu chứng trầm cảm của mình dường như đang tái phát dù bạn vẫn đang sử dụng thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ để có phương án khắc phục kịp thời. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Top 5 sai lầm thường gặp khi dùng thuốc chống trầm cảm

Bệnh trầm cảm đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn, mất hứng thú, mất động lực với mọi việc. Nếu các triệu chứng bệnh nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số thuốc chống trầm cảm để hỗ trợ.

Cẩn trọng hội chứng serotonin khi sử dụng thuốc chống trầm cảm

Cẩn trọng hội chứng serotonin khi sử dụng thuốc chống trầm cảm.

Tìm hiểu thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine là thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng. Ngoài ra, thuốc còn điều trị rối loạn…

8 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm và cách đối phó với nó

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm gồm mệt mỏi, buồn ngủ, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, tác dụng phụ trên tình dục...

Tìm hiểu về thuốc chống trầm cảm Paroxetine

Paroxetine thường được các bác sĩ chỉ định trong điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,... Vậy Paroxetine là thuốc gì?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi