Mục lục [Ẩn]
Hầu hết mọi người thường cho rằng bệnh nhân trầm cảm phải có các biểu hiện buồn bã. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Trên thực tế, trầm cảm có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau ở những đối tượng khác nhau và không phải lúc nào người trầm cảm cũng cảm thấy buồn bã. Trầm cảm nhưng không có cảm giác buồn còn có một cái tên riêng đó là: Nondysphoric depression.
Có thể bị trầm cảm mà không có biểu hiện buồn được không?
Có thể bị trầm cảm mà không có biểu hiện buồn được không?
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên thế giới, ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, cách bạn suy nghĩ và hoạt động. Trầm cảm gây ra cảm giác buồn bã và/ hoặc mất hứng thú với các hoạt động bạn từng yêu thích.
Các triệu chứng trầm cảm có thể khác nhau từ nhẹ đến nặng, bao gồm:
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
- Cảm giác tuyệt vọng hoặc bi quan.
- Cảm giác tội lỗi, xấu hổ, vô dụng hoặc lòng tự trọng thấp.
- Cảm giác cáu kỉnh hoặc bồn chồn.
- Ăn quá nhiều hoặc chán ăn.
- Mất hứng thú với những hoạt động từng yêu thích.
- Cảm giác trống rỗng và buồn bã dai dẳng.
- Xu hướng tự làm hại bản thân hoặc có ý định tự sát.
Trong đó, buồn bã là triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm nhưng không phải ai bị trầm cảm cũng cảm thấy buồn. Rối loạn trầm cảm nặng được chẩn đoán nếu bạn có ít nhất năm triệu chứng trên đây trong một khoảng thời gian kéo dài ít nhất hai tuần .
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm mà không buồn
Hầu hết những người bị trầm cảm đều cảm thấy buồn, nhưng có một số lý do khiến một số người có thể bị trầm cảm mà không cảm thấy buồn. Những lý do này có thể bao gồm:
Tê liệt cảm xúc
Một số bệnh nhân trầm cảm bị tê liệt cảm xúc, đây là tình trạng một người mất khả năng cảm nhận và trải nghiệm cảm xúc của mình, kể cả cảm xúc tích cực và tiêu cực. Họ không cảm thấy buồn bã, tức giận nhưng cũng không cảm nhận được sự vui vẻ, hạnh phúc. Đây là một phản ứng của con người với mục đích thoát khỏi cảm xúc và ký ức tiêu cực nhưng lại vô tình chặn cả những cảm xúc tích cực.
Ngoài ra, các loại thuốc chống trầm cảm cũng có thể dẫn đến tình trạng tê liệt cảm xúc. Theo nghiên cứu của Đại học Oxford, từ 46% - 71% người sử dụng thuốc chống trầm cảm từng bị tê liệt cảm xúc trong quá trình điều trị.
Lạm dụng các chất gây nghiện
Một số bệnh nhân trầm cảm thường xuyên sử dụng các chất gây nghiện như rượu, ma túy, thuốc lá,... để giảm bớt các cảm xúc tiêu cực như buồn bã, mệt mỏi, cô đơn hay tức giận. Ở một số người, uống rượu, hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích khiến họ cảm thấy thư giãn hoặc làm “tê liệt” nỗi đau của họ.
Các chất gây nghiện có thể làm tê liệt nỗi đau của bệnh nhân trầm cảm.
Tuy nhiên, các chất gây nghiện chỉ làm giảm các triệu chứng một cách tạm thời nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn những triệu chứng đó. Do vậy, khi bệnh nhân ngừng sử dụng chúng thì các triệu chứng này lại quay trở lại. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh nhân trầm cảm lạm dụng chất gây nghiện để kéo dài các tác dụng tạm thời này.
Tức giận
Một số người có thể chuyển nỗi buồn của họ thành sự tức giận hoặc một số cảm xúc khác. Đặc biệt, trường hợp này thường gặp ở nam giới bị trầm cảm bởi họ thường cho rằng nỗi buồn là biểu hiện của sự yếu đuối. Nếu như ở nữ giới, biểu hiện trầm cảm thường thấy là buồn bã, dễ xúc động và dễ khóc thì trầm cảm ở nam giới lại thường bị che đậy bởi các cơ chế ứng phó không lành mạnh. Thay vì bày tỏ nỗi buồn, họ có thể trở nên cáu kỉnh, tức giận và hung hãn, thậm chí bạo lực với những người xung quanh.
Nỗi ám ảnh
Trầm cảm thường bao gồm cảm giác tội lỗi và tự trách bản thân. Do đó, một số bệnh nhân trầm cảm thường cảm thấy lo lắng hoặc có những suy nghĩ ám ảnh cứ lặp đi lặp lại. Ví dụ: Họ cứ nghĩ mãi về những điều khiến họ phiền lòng, một điều gì đó khiến họ cảm thấy hối tiếc hoặc tội lỗi,...
Ảnh hưởng đến thể chất
Ở một số bệnh nhân, trầm cảm có thể được biểu hiện thành những triệu chứng về thể chất như các triệu chứng về đường tiêu hóa (đau bụng, đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích), đau nửa đầu, đau xương khớp,...mà không cảm thấy buồn bã như các bệnh nhân trầm cảm khác.
Các biện pháp cải thiện tại nhà
Người bệnh nên thực hiện một số biện pháp sau để nhanh chóng đẩy lùi được các triệu chứng của bệnh trầm cảm:
- Học cách đối phó với căng thẳng: Người bệnh nên học cách đối diện với những khó khăn, nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực hơn và không nên phán xét vội vàng về một sự việc nào đó. Họ nên tìm tới sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý, thiền sư hoặc cha sứ.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh: Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp bệnh nhân có sức đề kháng tốt, đồng thời bổ sung các chất cần thiết cho não bộ, giảm nguy cơ trầm cảm. Theo các chuyên gia, bạn nên ăn đủ tất cả các nhóm chất, đặc biệt bổ sung nhiều rau xanh. Đồng thời, bạn nên hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp và chế biến sẵn.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao kết hợp tắm nắng: Người bệnh thường có xu hướng không muốn làm gì, không muốn tham gia bất kỳ hoạt động nào. Điều này khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Tốt nhất bạn nên dành ra 30 phút mỗi ngày để tập luyện các môn thể thao vừa sức.
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Bệnh nhân nên cân bằng giữa công việc, học tập và thời gian nghỉ ngơi. Sau những giờ làm việc mệt mỏi, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, làm những hoạt động mà mình yêu thích như hội họa, ca hát, nhảy múa, đọc sách,....
- Chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng: Các hoạt động cộng đồng sẽ giúp bệnh nhân trầm cảm có cái nhìn mới về thế giới xung quanh, giảm thiểu sự cô lập và giúp xây dựng các mối quan hệ xã hội.
- Sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ.
BoniBrain - Bí quyết cải thiện bệnh trầm cảm từ Mỹ
BoniBrain là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên bao gồm các loại thảo dược, acid amin, vitamin và khoáng chất như:
- Cây rễ vàng: Cây rễ vàng có tác dụng tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, giảm tình trạng mệt mỏi và trầm cảm, tăng năng lượng cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy cây rễ vàng giúp kích thích tăng tiết cả serotonin và dopamine trong cơ thể. Từ đó, thảo dược này tạo cảm giác hạnh phúc, giảm căng thẳng thần kinh cho người dùng.
- L-Tryptophan, Vitamin B3, Vitamin B6: Kích thích cơ thể tăng tiết Serotonin, tham gia vào quá trình tổng hợp serotonin trong cơ thể.
- L- Phenylalanine, L-Tyrosine, Vitamin C, Vitamin B9, Vitamin B12: Kích thích cơ thể tăng tiết Dopamin, tham gia vào quá trình tổng hợp dopamin trong cơ thể.
- Các chất khác: Trimethylglycine (TMG), Kẽm, Magie.
BoniBrain của Mỹ.
Đặc biệt, BoniBrain được sản xuất tại nhà máy J&E International (Mỹ). Nhà máy này sử dụng công nghệ microfluidizer. Đây là công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới, giúp tạo ra các phân tử hạt có kích thước siêu nano (<70nm). Vì vậy, các thành phần trong BoniBrain được hấp thu tối đa vào cơ thể và phát huy tác dụng, hiệu quả thu được là cao nhất.
Trên đây là một số thông tin về trầm cảm mà không có biểu hiện buồn. Trầm cảm không có biểu hiện buồn bã có thể trở nên nguy hiểm khi nó diễn ra một cách thầm lặng mà chúng ta không hề hay biết. Mặc dù không có biểu hiện buồn bã, các biểu hiện khác của trầm cảm sẽ cần được chú ý nhiều hơn để kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị trầm cảm phù hợp.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập