Mục lục [Ẩn]
Chúng ta thường lo sợ bị chỉ trích khi làm sai hoặc không hoàn thành một việc nào đó. Đây là tâm lý tự nhiên của con người. Tuy nhiên, nếu bạn không kiểm soát được nỗi sợ đó, nó sẽ giảm làm khả năng sáng tạo của bạn, khiến bạn tự ti, lòng tự trọng thấp.
Nỗi sợ bị chỉ trích là gì?
Nỗi sợ bị chỉ trích là gì?
Chỉ trích là một hành động chê trách, phê bình, chỉ ra những sai lầm, mặt hạn chế của một đối tượng, sự việc. Nó có thể xuất hiện ở nhiều tình huống và nhiều mối quan hệ khác nhau, chẳng hạn như: Bố mẹ - con cái, anh chị em, bàn bè, thầy cô - học sinh, sếp - nhân viên…
Về cơ bản, chỉ trích là hành động cần thiết để một người nhìn nhận lại những hạn chế và lỗi sai của bản thân. Đối với một số tình huống, sự việc, lời chỉ trích giúp bạn nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau, từ đó dễ dàng đưa ra cách giải quyết hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, những lời chỉ trích không mang tính đóng góp, cố tình chê trách sẽ khiến nạn nhân trở nên sợ hãi, ám ảnh. Nỗi sợ bị chỉ trích chính là trạng thái lo lắng, sợ hãi quá mức đối với những lời nói hoặc hành vi mang tính chất phê phán, hạ nhục của người khác.
Thực tế, nỗi sợ này là bản chất tự nhiên của mỗi người. Chúng ta dù là ai cũng đều muốn nghe những lời hay, ý đẹp, những lời khen ngợi. Bởi vậy khi bị chỉ trích, tâm lý chúng ta sẽ lo lắng, chán nản, tự ti về bản thân. Thậm chí, nhiều người còn hình thành tâm lý tiêu cực, nhận thức méo mó hoặc trở nên chán ghét, sợ hãi khi nghe những lời đánh giá, bình phẩm không tốt về mình.
Biểu hiện của người có nỗi sợ bị chỉ trích là gì?
Biểu hiện của người có nỗi sợ bị chỉ trích
Người có nỗi sợ bị chỉ trích thường có biểu hiện như sau:
- Thiếu tự tin: Họ không tin tưởng vào bản thân, dễ mất bình tĩnh và không kiểm soát được chính mình. Khi đối diện với lời chê trách, họ thường trở nên căng thẳng, khúm núm, nói năng không mạch lạc, quên trước quên sau.
- E dè, ngại ngùng: Khi tham gia bất kỳ cuộc đối thoại nào, người có nỗi sợ bị chỉ trích cũng đều căng thẳng, thái độ nhút nhát, ngại ngùng. Họ thường có những cử chỉ vô cùng vụng về, luôn cúi mặt và chớp mắt liên tục.
- Thiếu quyết đoán: Người có nỗi sợ bị chỉ trích thường thiếu sự quyết đoán, khó diễn đạt ý kiến của bản thân một cách mạch lạc, rõ ràng. Họ hay né tránh vấn đề, dễ bị dụ dỗ làm theo lời nói của người khác.
- Mặc cảm: Không dám thể hiện cá tính, có xu hướng bắt chước lời nói, phong cách, thói quen ăn mặc của người khác. Ngoài ra, một số người còn khoe thành tích của mình để che lấp đi sự tự ti ở bên trong.
- Thiếu sáng kiến: Họ không dám thể hiện chính kiến, hay thoái thác trước những yêu cầu, câu hỏi của cấp trên. Họ do dự trong lời nói, cử chỉ, thậm chí đôi khi còn gian dối trong hành vi, ngôn từ.
- Thiếu tham vọng: Nỗi sợ bị chỉ trích khiến nạn nhân không dám khẳng định bản thân mình, mất dần tham vọng, luôn chần chừ trong mọi quyết định. Họ dễ dạng chấp nhận thất bại mà không hề có động thái cố gắng nào.
- Bồn chồn, bất an: Họ lo lắng, bất an khi phải đối diện với những tình huống quan trọng hoặc những quyết định lớn trong cuộc đời. Họ thường băn khoăn, bồn chồn về những lựa chọn của mình, luôn e dè ánh mắt của người khác.
Người bị chỉ trích thường lo lắng bất an
Nguyên nhân dẫn đến nỗi sợ bị chỉ trích
Nỗi sợ bị chỉ trích thường bắt nguồn từ các nguyên nhân sau đây:
- Chứng kiến sự tổn thương của người khác khi phải đối mặt với những lời chỉ trích, phê phán của mọi người.
- Từng bị tổn thương tâm lý nặng nề bởi những lời chỉ trích thậm tệ, đặc biệt là thời thơ ấu.
- Do tính cách nhút nhát, rụt rè, thụ động, thiếu tự tin, thiếu kỹ năng xã hội.
- Những người hay gặp phải nhiều sự thất bại trong cuộc sống cũng sẽ trở nên nhạy cảm hơn đối với những lời nói, hành vi chỉ trích.
Nhìn chung, nỗi sợ bị chỉ trích không hoàn toàn vô lý như các ám ảnh sợ hãi chuyên biệt khác. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách vượt qua, cuộc sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tác hại của nỗi sợ bị chỉ trích
Khi nỗi sợ bị chỉ trích bao trùm lấy tâm trí, con người sẽ mất dần đi sự sáng tạo, khả năng tưởng tượng. Họ không còn tin tưởng vào năng lực của bản thân, làm gì cũng rụt rè, lo sợ thất bại. Tình trạng này sẽ cản trở quá trình thăng tiến trong công việc.
Một đứa trẻ có nỗi sợ bị chỉ trích sẽ không dám tự đưa ra quyết định, lòng tự trọng thấp, khả năng xử lý vấn đề kém. Nhiều trường hợp còn tổn thương tâm lý nặng nề, chán ghét bản thân, cho rằng mình là kẻ bất tài, vô dụng. Tương lai, những đứa trẻ này có nguy cơ bị rối loạn lo âu, trầm cảm. Vậy phải làm sao để vượt qua nỗi sợ này?
Đứa chỉ có nỗi sợ bị chỉ trích thường có lòng tự trọng thấp
Cách vượt qua nỗi sợ bị chỉ trích
Để vượt qua nỗi sợ bị chỉ trích, bạn có thể thử một số biện pháp sau:
- Hiểu rõ lợi ích của việc bị chỉ trích, phê bình: Trong cuộc sống, con người rất khó tránh khỏi sai lầm, thiếu sót. Những lời chỉ trích, phê bình sẽ giúp bạn nhận ra điểm hạn chế của bản thân. Từ đó, bạn có thể khắc phục chúng, hoàn thiện bản thân hơn. Khi hiểu rõ lợi ích của những lời chỉ trích, bạn sẽ mạnh mẽ đối mặt với nó, tự tin vượt qua nỗi sợ hãi.
- Suy nghĩ kỹ về sự việc: Lời chỉ trích không phải lúc nào cũng đúng. Đôi khi, kẻ xấu muốn hạ nhục bạn, họ cũng sẽ buông ra những lời phê phán vô lý. Vì vậy khi bị chỉ trích, bạn hãy suy nghĩ kỹ về sự việc đã xảy ra.
Nếu lỗi lầm không thuộc về bạn, bạn hãy bỏ qua nó. Còn nếu lời chỉ trích đó đúng, bản thân đang có khuyết điểm, bạn hãy nhận lỗi và cố gắng rút kinh nghiệm cho những lần sau. Ai cũng sẽ có những sai lầm, điều quan trọng nhất đó chính là bạn biết cách nhận lỗi và sửa chữa
- Học cách kiểm soát cảm xúc: Bạn hãy nhớ mọi người cũng giống như bạn vậy. Ai cũng đều có nỗi sợ của riêng mình và khi đối mặt với nỗi sợ đó, họ cũng sẽ lo lắng, căng thẳng. Vì vậy, bạn đừng nên tự ti về bản thân, hãy bình tĩnh đối mặt với mọi việc. Nếu cảm thấy tâm lý bất ổn, bạn hãy hít thở thật sâu vài lần để ổn định lại. Mọi chuyện đều sẽ có cách giải quyết. Khi bạn ổn định được cảm xúc, bạn sẽ đưa ra hướng xử trí đúng đắn nhất.
- Nâng cao năng lực bản thân: Đây là cách hiệu quả để vượt qua nỗi sợ bị chỉ trích. Khi có năng lực, bạn sẽ hoàn thành tốt công việc được giao. Từ đó, bạn sẽ tránh được tình huống bị chỉ trích. Hơn nữa, việc nâng cao năng lực của bản thân còn giúp bạn tự tin, chủ động hơn trong cuộc sống. Do đó, thay vì cứ sợ hãi, tự ti, bạn hãy nỗ lực học tập và rèn luyện những kỹ năng cần thiết nhé.
- Tìm sự giúp đỡ của các chuyên gia: Nếu không thể tự mình vượt qua nỗi sợ bị chỉ trích, bạn hãy tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý. Họ sẽ hướng dẫn bạn chế ngự nỗi sợ trong lòng.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết thêm thông tin về nỗi sợ bị chỉ trích. Trong cuộc sống, ai cũng đều có nỗi sợ của chính mình. Điều quan trọng là bạn biết cách vượt qua được nó, ngày càng hoàn thiện bản thân hơn.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập