Mục lục [Ẩn]
Rối loạn trầm cảm nặng (MDD) là một rối loạn tâm trạng được đặc trưng bởi cảm giác buồn bã dữ dội, mất hứng thú và vô dụng. Nó ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta nếu không được điều trị.
Rối loạn trầm cảm nặng là gì?
Rối loạn trầm cảm nặng, còn có tên gọi khác là rối loạn trầm cảm chính hay rối loạn trầm cảm lâm sàng. Đây là một tình trạng sức khỏe tâm thần gây ra tâm trạng buồn bã hoặc chán nản kéo dài và mất hứng thú với các hoạt động từng mang lại niềm vui. Những dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng này phải xuất hiện trong vòng ít nhất hai tuần để được chẩn đoán.
Trầm cảm nặng là một bệnh lý mãn tính, thường xảy ra theo từng đợt, có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Bạn có thể bị nhiều đợt trong suốt cuộc đời. Các dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng thường khá nặng. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến hành vi tự làm hại bản thân và ý định tự sát. Điều này khác với rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD) là chứng trầm cảm nhẹ hoặc trung bình kéo dài ít nhất hai năm.
May mắn thay, rối loạn trầm cảm nặng đã được các chuyên gia sức khỏe tâm thần nghiên cứu kỹ và coi là một tình trạng bệnh lý có thể điều trị được. Người bệnh có thể phục hồi với sự giúp đỡ của liệu pháp tâm lý và thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, không may là do sự kỳ thị mà hầu hết người mắc MDD không được tiếp cận với cách điều trị kịp thời để đối phó với căn bệnh của họ.
Dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng
Một người mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng sẽ trải qua nhiều giai đoạn với các triệu chứng ở mức độ khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng đáng chú ý:
1. Dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng trên tâm lý
- Nỗi buồn dai dẳng, nỗi buồn vô cớ
- Tâm trạng kém
- Suy nghĩ quá nhiều
- Căng thẳng, lo lắng và thất vọng
- Cảm giác tuyệt vọng và vô giá trị
- Cảm giác tội lỗi
- Bi quan và bất lực
- Mất hứng thú với các hoạt động thú vị
- Khó tập trung và đưa ra quyết định
- Bùng phát cơn tức giận vì những điều nhỏ nhặt
- Xu hướng cô lập bản thân
- Hành vi lạm dụng rượu và ma túy
- Ý định tự làm hại bản thân hoặc thậm chí là xu hướng có suy nghĩ tự sát
2. Dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng trên sinh lý
- Cơ thể có mức năng lượng thấp, người mệt mỏi, uể oải
- Chậm suy nghĩ, nói chậm, chuyển động cơ thể chậm
- Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Giảm hoặc tăng cân
- Vấn đề trên tiêu hóa
- Đau nhức cơ thể không rõ nguyên nhân
- Giảm ham muốn tình dục
Tuy nhiên có một lưu ý rằng không phải tất cả người bệnh mắc trầm cảm nặng đều trải qua tất cả những triệu chứng đó. Triệu chứng ở mỗi người sẽ khác nhau và mức độ cũng không giống nhau.
Nguyên nhân của bệnh trầm cảm nặng
Các chuyên gia tâm lý học vẫn chưa thể hiểu đầy đủ các nguyên nhân cụ thể của chứng rối loạn trầm cảm nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gợi ý rằng đây có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố gây ra, chẳng hạn như:
1. Yếu tố di truyền
Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA), trầm cảm nặng có thể là một tình trạng di truyền.
- Nếu trong gia đình có một thành viên bị trầm cảm thì rất có thể bạn sẽ bị trầm cảm nặng vào một thời điểm nào đó trong đời.
- Một người có nguy cơ bị trầm cảm nặng gấp đôi nếu người đó có ông bà hoặc cha mẹ bị trầm cảm.
- Nếu một người trong cặp song sinh bị trầm cảm nặng thì người kia cũng có 70% nguy cơ mắc chứng rối loạn này.
2. Yếu tố bệnh sinh
Trầm cảm nặng có liên quan chặt chẽ tới sự gián đoạn của các hóa chất trong não và một số bệnh lý, chẳng hạn như:
- Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh như: serotonin, dopamine và norepinephrine. Điều này gây ảnh hưởng đến cảm xúc, khiến chúng ta ít hạnh phúc và vui vẻ hơn.
- Sự thay đổi nội tiết tố do các vấn đề về tuyến giáp, sinh con (trầm cảm sau sinh), mãn kinh…
- Một số bệnh lý như bệnh tim mạch, bệnh Parkinson và ung thư.
3. Yếu tố tâm lý xã hội
Theo APA, rối loạn trầm cảm nặng có thể xảy ra do một số yếu tố tâm lý xã hội, chẳng hạn như:
- Tiếp xúc thường xuyên với bạo lực, lạm dụng, chấn thương, bỏ rơi hoặc nghèo đói.
- Mất người thân
- Thất nghiệp
- Vấn đề về mối quan hệ
- Các vấn đề tài chính
- Trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu
- Tiền sử lạm dụng chất gây nghiện trong gia đình
Xin mời bạn theo dõi bài viết liên quan: 7 nguyên nhân chính gây trầm cảm.
Chẩn đoán trầm cảm nặng
Khi có các dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng như trên, bạn có thể thực hiện một số bài kiểm tra tâm lý riêng biệt để chẩn đoán và xác định mức độ trầm cảm của mình. Hiện nay có khá nhiều thang đánh giá trầm cảm khác nhau. Một trong số những thang đánh giá tối ưu nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn, đó là bài Test trầm cảm của Burns.
Bằng cách bấm vào đường liên kết phía trên và thực hiện theo chỉ dẫn, bạn có thể đánh giá được nguy cơ và mức độ trầm cảm của mình.
Điều trị trầm cảm nặng
Thật không may, nhiều người bị trầm cảm nặng không tìm cách điều trị sớm bệnh của mình. Điều này có lẽ là do sự kỳ thị gắn liền với các bệnh tâm thần của xã hội chúng ta. Hơn nữa, khả năng nhận biết tình trạng bệnh và tìm kiếm sự giúp đỡ của bệnh nhân còn hạn chế do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh.
Do đó, bạn bè và gia đình cũng đóng một vai trò quan trọng khi nhận ra các triệu chứng rối loạn trầm cảm nặng và khuyến khích họ tìm cách điều trị. Việc kiểm soát trầm cảm nặng bao gồm dùng thuốc, trị liệu tâm lý và sử dụng BoniBrain.
1. Dùng thuốc
Các loại thuốc chống trầm cảm khác nhau có thể được chuyên gia sức khỏe tâm thần khuyên dùng tùy thuộc vào từng cá nhân và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Chúng bao gồm:
- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs)
- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs)
- Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs)
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs)
- Thuốc làm tăng dẫn truyền Norepinephrine và đặc hiệu trên serotonin (NaSSAs)
Đặc điểm chung của các thuốc chống trầm cảm đó là điều chỉnh sự mất cân bằng của nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Nhờ vậy mà có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng cho trầm cảm mức độ nặng và trung bình.
Tuy nhiên, đây là các thuốc độc bảng A, có rất nhiều tác dụng không mong muốn. Do đó, người bệnh chỉ được sử dụng dưới sự kiểm soát của chuyên gia có kinh nghiệm.
2. Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý là yếu tố then chốt trong điều trị tất cả chứng rối loạn tâm thần nói chung và trầm cảm nặng nói riêng. Trong đó, kỹ thuật phổ biến nhất đó là Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT).
Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) là gì?
Tâm lý trị liệu có thể giúp một cá nhân:
- Đối phó với các vấn đề về cảm xúc
- Chấp nhận và thích nghi với căng thẳng hoặc khủng hoảng tinh thần
- Loại bỏ những suy nghĩ và hành vi tiêu cực
- Củng cố những suy nghĩ và hành vi tích cực
- Xây đắp lòng tự trọng
- Cải thiện giao tiếp và các mối quan hệ
- Đối phó tốt hơn với các vấn đề và thách thức
- Lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống của họ
3. Sử dụng BoniBrain
Bên cạnh đó, một số thay đổi khác cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình đối phó với trầm cảm nặng có thể kể tới như: giao tiếp với bạn bè hoặc gia đình, thực hành thiền định, thay đổi lối sống (ăn uống khoa học, ngủ nghỉ hợp lý, tập thể dục, tránh sử dụng chất gây nghiện…).
Cùng với đó, người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm BoniBrain giúp tăng cường lượng hormone hạnh phúc bị thiếu hụt trong não để cải thiện tình trạng bệnh.
Trầm cảm nặng là một bệnh lý nghiêm trọng nhưng có thể điều trị khi được phát hiện sớm. Nếu bạn có dấu hiệu bệnh trầm cảm, hãy chia sẻ vấn đề của mình cho người mà mình tin tưởng. Nhưng với một tình trạng bệnh lý nặng như MDD, chúng tôi khuyên bạn tốt nhất nên tìm tới sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý. Cám ơn bạn đã theo dõi!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập