Hội chứng sợ sinh con: Nỗi sợ thầm kín của người phụ nữ

Mục lục [Ẩn]

 

   Thiên chức làm mẹ vô cùng thiêng liêng và cao quý. Thế nhưng để hoàn thành thiên chức đó, người phụ nữ phải trải qua “cửa sinh tử” vượt cạn với cơn đau đẻ khủng khiếp. Mức độ đau dữ dội khiến nhiều người ám ảnh, lo lắng, sợ hãi, dần hình thành hội chứng sợ sinh con.

 

Hội chứng sợ sinh con: Nỗi sợ thầm kín của người phụ nữ

Hội chứng sợ sinh con: Nỗi sợ thầm kín của người phụ nữ

 

Hội chứng sợ sinh con: Nỗi sợ thầm kín của người phụ nữ

   Hội chứng sợ sinh con (Tokophobia) là tình trạng chị em phụ nữ cảm thấy sợ hãi, lo lắng quá mức khi nghĩ đến việc sinh con. Nhiều trường hợp mắc tình trạng này đã xin bác sĩ mổ sớm dù chưa đến ngày dự sinh.

   Chẳng hạn như câu chuyện của chị Hương ở HCM. Chị sợ đau đẻ đến mất ăn mất ngủ nên quyết định sẽ xin bác sĩ mổ sớm luôn khi đi khám thai ở tuần 37. Theo đó, chị đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM và mang theo giỏ đồ sinh.

   ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trung tâm Sản Phụ khoa, kiểm tra cổ tử cung đóng, chưa chuyển dạ, khuyên chị về nhà nghỉ ngơi. Thế nhưng, chị nói sợ đau và muốn mổ sớm.

   Nỗi sợ của chị Hương bắt nguồn từ lần sinh con trai đầu lòng vào tháng 7/2021. Thời điểm đó, nước ta đang giãn cách xã hội vì Covid-19. Chị nhiễm Covid, phải cách ly ở một bệnh viện TP HCM. Đợt chuyển dạ kéo dài từ sáng đến đêm khiến chị cạn kiệt sức lực. Sau cùng, chị rặn yếu quá, các bác sĩ phải hỗ trợ sinh bằng giác hút - một dụng cụ bám chặt lên đầu thai nhi dưới áp lực chân không để giúp em bé ra ngoài. Tuy con ra đời thành công nhưng mẹ bị rách bộ phận sinh dục, rất đau đớn.

   Lần này, nghĩ đến những nỗi đau khi đẻ, chị Hương căng thẳng, mất ngủ, muốn chủ động mổ sinh sớm. Tuy nhiên, thai kỳ của chị suôn sẻ, các bác sĩ động viên chị sinh con theo tự nhiên.

   Một trường hợp khác là chị Thùy 24 tuổi, ở tuần thai 35. Chị đi hai bệnh viện khám, đăng ký sinh mổ chủ động bởi sợ rặn đẻ không được, nguy hiểm đến con. 

 

Chị em phụ nữ sợ hãi trong thái cuối thai kỳ

Chị em phụ nữ sợ hãi trong thái cuối thai kỳ

 

Đặc điểm của hội chứng sợ sinh con

   Bác sĩ Tâm cho biết hội chứng sợ sinh con (Tokophobia) không phải bệnh mà là rối loạn tâm lý do sợ hãi quá mức khi mang thai và sinh đẻ. Nó bao gồm các nỗi sợ như mang thai dị tật, sợ thai chết lưu, sợ đau, sợ con bị thương, sợ nguy hiểm tính mạng… 

   Hội chứng này có thể gặp ở người chưa từng sinh con hoặc xảy ra sau khi có trải nghiệm sinh không tốt. Triệu chứng điển hình nhất là cảm giác sợ hãi trong tháng cuối thai kỳ, trước chuyển dạ. Nó làm chị em rối loạn giấc ngủ, lo lắng, trầm cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, nỗi sợ quá mức còn đe dọa sức khỏe thai nhi, gây khó khăn trong quá trình vượt cạn. 

   Tuy hiện nay, nước ta chưa có số liệu cụ thể về ca mắc hội chứng sợ sinh con nhưng tỷ lệ sinh mổ chủ động tăng cao theo từng năm. Theo báo cáo Tổng kết công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em năm 2022 của Bộ Y tế, tỷ lệ mổ lấy thai ở Việt Nam tăng liên tục trong 15 năm qua.

   Năm 2005, tỷ lệ sinh mổ ở Việt Nam là 12%. Tới năm 2022, tỷ lệ này là 37%. Các chuyên gia phân tích số ca mổ đẻ tăng cao một phần vì nhu cầu đẻ con vào ngày đẹp hoặc do người mẹ sợ đau.

   Giống như các chứng bệnh tâm lý khác, hội chứng sợ sinh con được chẩn đoán bởi chuyên gia sức khỏe về lĩnh vực tâm thần. Trong một số trường hợp, bác sĩ sản phụ khoa có thể chẩn đoán. Nỗi sợ sinh đẻ có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Trong đó, nghiêm trọng nhất là người mẹ mất tự chủ, hoảng loạn phải sinh mổ gây mê.

   Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân cụ thể gây hội chứng này. Họ đặt ra giả thuyết rằng do rối loạn cơ chế điều chỉnh sự lo lắng hoặc chứng kiến người khác vượt cạn trong đau đớn… hình thành nỗi sợ về sinh đẻ. Tùy nguyên nhân hình thành hội chứng sợ sinh con, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

 

Nhiều chị em phải điều trị tư vấn tâm lý

Nhiều chị em phải điều trị tư vấn tâm lý

 

Cách điều trị hội chứng sợ sinh con

   Để điều trị hội chứng sợ sinh con, các phương pháp được áp dụng bao gồm tư vấn tâm lý, tham gia lớp học tiền sản, tập yoga trước sinh. Thực tế hiện nay, y học phát triển rất hiện đại. Mỗi bệnh viện đều có các gói chăm sóc sản khoa tiên tiến, dịch vụ hỗ trợ để giảm đau, lành vết thương khi sinh thường, sinh mổ… Bởi vậy, chị em hoàn toàn có thể yên tâm khi vượt cạn.

   Cụ thể như trường hợp của chị Hương, bác sĩ tư vấn tâm lý trước sinh, lên kế hoạch giúp chị vượt cạn an toàn. ThS.BS.CKII Phan Thị Thu Yến, Phó khoa Gây mê hồi sức cho biết, khi vào chuyển dạ thực sự, sản phụ đau do tần suất và cường độ các cơn co thắt tử cung tăng dần. Lúc này, bác sĩ có thể áp dụng biện pháp giảm đau tùy theo yêu cầu của sản phụ.

   Trong trường hợp sản phụ có vấn đề tâm lý như hội chứng sợ sinh con, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp giảm đau sớm theo kế hoạch. Mỗi khi đau, chị em có thể tự thao tác bấm máy để bơm thuốc giảm đau vào cơ thể thông qua thiết bị chuyên dụng.

   Lần chuyển dạ này của chị Hương kéo dài 6 tiếng. Nhờ áp dụng phương pháp giảm đau sớm nên chị giảm đến 80% đau đớn khi chuyển dạ ở tuần thai 39. Cuộc sinh có bác sĩ sản, sơ sinh cùng các điều dưỡng túc trực, động viên, hướng dẫn rặn đẻ.

   Chị Thùy cũng thay đổi suy nghĩ sau khi được bác sĩ phân tích lợi ích sinh thường, sinh mổ tại lớp học tiền sản. Đầu tháng 3, chị vỡ ối ở tuần 38, cổ tử cung mở tốt, em bé siêu âm trước sinh nặng 3,8kg. Bác sĩ đánh giá khung chậu tốt vẫn hỗ trợ sinh thường thuận lợi. Cuối cùng, chị Thùy vượt cạn thành công, ăn uống, vận động bình thường không cần dùng đến thuốc giảm đau.

   Như vậy, để được làm mẹ, nhiều người phụ nữ không chỉ phải trải qua cơn đau thể xác mà còn phải đối mặt với nỗi sợ tâm lý, điển hình là hội chứng sợ sinh con. Do đó, mỗi gia đình, nhất là người chồng nên thấu hiểu, chia sẻ, động viên và sát cánh cùng mẹ bầu vượt qua khoảng thời gian nhạy cảm này.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: Rối loạn lo âu

Bài viết liên quan

Khủng hoảng hiện sinh: Khi cảm thấy cuộc sống trống rỗng và biện pháp đối phó

Khủng hoảng hiện sinh khiến bạn cảm thấy trống rỗng, mất mục đích trong cuộc sống và có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe tinh thần…

Rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư: Cách điều trị và phòng ngừa

 Người bệnh ung thư luôn hiện hữu nỗi lo lắng, sợ hãi về bệnh tật, về tương lai, về tiền bạc… Bởi vậy mà họ dễ mắc rối loạn lo âu.

Có chữa dứt điểm rối loạn lo âu được không?

Bạn có thể chữa dứt điểm rối loạn lo âu. Tuy nhiên, đó là 1 quá trình dài, bạn cần có sự kiên trì và kết hợp đồng thời nhiều phương pháp…

Hội chứng sợ độ cao và những điều cần biết!

Hội chứng sợ độ cao và những điều cần biết!

Bị rối loạn lo âu, trầm cảm có bệnh nền là cao huyết áp có dùng được BoniBrain không?

Bị rối loạn lo âu, trầm cảm có bệnh nền là cao huyết áp có dùng được BoniBrain không?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi