Sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng: Cách khắc phục và phòng ngừa

Mục lục [Ẩn]

 

   Sau khi sinh con đầu lòng, cơ thể người phụ nữ rất mệt mỏi, nội tiết tố thay đổi cộng thêm áp lực chăm con, chồng lại vô tâm… Những điều đó khiến họ bị sốc tâm lý, tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Vậy biện pháp khắc phục và phòng ngừa sốc tâm lý cho mẹ bỉm sau khi sinh con đầu lòng là gì?

 

 Cách khắc phục tình trạng sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng là gì?

Cách khắc phục tình trạng sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng là gì?

 

Cách khắc phục tình trạng sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng

   Để vượt qua sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng, các mẹ bỉm nên:

Tìm kiếm sự giúp đỡ của chồng, người thân, bạn bè

   Khi nhận thấy bản thân đang phải đối mặt với sốc tâm lý, chị em nên chia sẻ với người thân, bạn bè đáng tin cậy để tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời, nhất là với chồng. Nhiều người chồng họ không hiểu được phụ nữ sau khi sinh khó khăn, vất vả như thế nào và nếu người vợ cũng không chịu nói ra những điều đó thì người chồng sẽ không hiểu được - đàn ông đa phần là những người vô tâm, do đó hãy chia sẻ với chồng mình thật nhiều nhé.

   Đồng thời, nếu quá tải với việc chăm sóc con cái, bạn nên nhờ sự trợ giúp của chồng, gia đình chồng hoặc bố mẹ ruột để có thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.  Bạn không nên ôm đồm quá nhiều việc. Nếu hai bên gia đình đều không hỗ trợ được, bạn hãy cân nhắc thuê giúp việc trong thời gian đầu.

   Việc chia sẻ và nhận sự giúp đỡ từ người khác sẽ giúp các mẹ thoải mái tinh thần, cơ thể cũng được nghỉ ngơi nhiều hơn. Ngoài ra, những lời khuyên hữu ích từ người thân, bạn bè cũng sẽ giúp bạn nhìn nhận mọi vấn đề trong cuộc sống theo chiều hướng tích cực.

Tập suy nghĩ tích cực

   Suy nghĩ tiêu cực của phụ nữ sau sinh xuất hiện do rối loạn nội tiết tố, áp lực chăm con, bạn đời vô tâm, mâu thuẫn với gia đình chồng… Đây chính là căn nguyên dẫn đến sốc tâm lý và các vấn đề tâm lý khác như hội chứng baby  blues, rối loạn lo âu, trầm cảm sau sinh.

   Để tránh tình trạng đó xảy ra, các mẹ nên thay đổi suy nghĩ của bản thân theo hướng tích cực. Thay vì chú ý đến vấn đề không mong muốn, bạn hãy nhớ về những điều tốt đẹp như mẹ tròn con vuông, gia đình có thêm thành viên mới… 

   Suy nghĩ tích cực còn kéo theo cảm xúc và hành vi tích cực. Từ đó, các bạn sẽ chăm sóc bản thân và con cái tốt hơn.

Giữ lối sống lành mạnh

   Dù mệt mỏi đến đâu, bạn vẫn nên duy trì lối sống lành mạnh. Bởi lúc này, bạn không chỉ đảm bảo sức khỏe cho bản thân mà còn khỏe để đủ sữa cho con bú.

   Để xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt tốt, các mẹ nên:

  • Cố gắng ăn uống đầy đủ 3 bữa chính mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ bỉm nên ăn thêm bữa phụ nếu cơ thể có nhu cầu. Những món dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh, sinh tố, sữa ấm,… rất phù hợp với thể trạng đang suy yếu của bạn
  • Bổ sung các món ăn lợi sữa và chứa đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo nguồn sữa cho bé. Tuy nhiên, bạn cần cân đối giữa chất xơ, vitamin, khoáng chất, đạm và chất béo, tránh ăn quá nhiều đạm khiến cơ thể uể oải và dễ bị tăng cân đột ngột.

 

Mẹ bỉm nên bổ sung cân đối các nguồn dinh dưỡng trong thực phẩm

Mẹ bỉm nên bổ sung cân đối các nguồn dinh dưỡng trong thực phẩm

 

  • Tích cực bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá béo và đậu.
  • Bổ sung thực phẩm giàu tryptophan như sữa bò, trứng, mật ong, hạt sen,… Thành phần này là tiền chất để sản xuất ra hormone serotonin, giúp mang lại cảm giác vui vẻ, hạnh phúc. Thêm nữa, nó còn thúc đẩy tuyến tùng sản sinh melatonin mang lại cảm giác buồn ngủ cho bạn.
  • Hạn chế các món ăn chứa nhiều đường, chất béo bão hòa, thức uống chứa cồn, caffeine,… Chúng vừa dễ làm tăng đường huyết, mỡ máu lại không tốt cho sức khỏe tinh thần.
  • Sau khi sinh nở khoảng vài tuần, mẹ nên tập các bài tập có cường độ nhẹ tại nhà để thư giãn cơ và tăng tốc độ phục hồi cơ thể. Khi luyện tập, cơ thể sẽ sản sinh endorphin – hormone có tác dụng thư giãn, giảm đau nhức và mang lại tinh thần lạc quan, thoải mái.
  • Việc chăm sóc con nhỏ khiến mẹ bỉm khó có thể ngủ đủ giấc và thường xuyên rơi vào trạng thái lờ đờ, mệt mỏi. Để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, mẹ nên tranh thủ ngủ nhiều giấc ngắn trong ngày. Ngoài ra khi trẻ đã cứng cáp hơn, có thể nhờ bạn đời và người thân hâm sữa, thay tã cho trẻ vào ban đêm để mẹ có thời gian nghỉ ngơi.

Tìm sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý khi cần thiết

   Nếu bạn thấy khó kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ sau khi sinh con đầu lòng, dù áp dụng những biện pháp trên cũng không hiệu quả thì nên tìm đến chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời.

   Các chuyên gia sẽ giúp bạn tháo gỡ khúc mắc, giải tỏa tinh thần hiệu quả. Đồng thời, họ còn hướng dẫn bạn thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực, đối phó với những tình huống khó khăn.

   Thông thường, sốc tâm lý sẽ được cải thiện bằng tâm lý trị liệu. Phương pháp này tập trung vào việc nâng đỡ tinh thần, giải tỏa cảm xúc và thay đổi suy nghĩ tiêu cực. Bởi không sử dụng thuốc nên trị liệu tâm lý phù hợp với phụ nữ mang thai, người đang cho con bú và người có bệnh lý nền.

 

Cách phòng ngừa sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng là gì?

Cách phòng ngừa sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng là gì?

 

Cách phòng ngừa sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng

   Để phòng ngừa sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng, bạn nên:

  • Chuẩn bị tốt về sức khỏe thể chất, tâm lý và tài chính trước khi mang bầu.
  • Trao đổi với bạn đời và người thân trong gia đình để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống sau khi sinh con. Khi biết trước kế hoạch, gia đình chồng sẽ chủ động giúp đỡ bạn trong mọi việc, đồng thời hai vợ chồng cũng sẽ có sự thống nhất trong quá trình nuôi dạy trẻ.
  • Trang bị cho bản thân những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để dễ dàng hơn trong việc chăm sóc trẻ: Tình trạng bỡ ngỡ, lo lắng khi chăm sóc trẻ cũng là yếu tố góp phần gây sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng.  

   Để phòng ngừa tình trạng này, mẹ bỉm nên trang bị kiến thức chăm sóc con cái thông qua sách báo, các video clip hướng dẫn trên youtube, lời khuyên từ những người có kinh nghiệm hoặc trao đổi với chuyên gia khi cần thiết.

   Khi chuẩn bị tốt về kiến thức chăm sóc trẻ, bạn sẽ chủ động hơn sau sinh con. Hơn nữa, việc chăm sóc con khoa học, đúng cách còn giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

  • Cảm xúc bất ổn khi mang thai có thể dẫn đến sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng. Do đó, nếu cảm thấy bản thân có vấn đề về sức khỏe tinh thần, các mẹ nên can thiệp trị liệu sớm.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết cách khắc phục và phòng ngừa sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng. Để chăm con tốt nhất, trước hết, mẹ bỉm cần chú ý đảm bảo sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bản thân. Nếu cần tư vấn gì về tâm lý, các mẹ hãy gọi điện đến số 0243.760.6666 giờ hành chính để các chuyên gia hỗ trợ nhanh nhất!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: sốc tâm lý

Bài viết liên quan

Sốc tâm lý sau khi sinh con đầu lòng: Nguyên nhân và hệ lụy

Làm mẹ vốn là thiên chức thiêng liêng của chị em phụ nữ. Bởi vậy, họ  thường rất vui mừng khi biết bản thân có bầu. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sau khi sinh con đầu lòng xong bị sốc tâm lý bởi chồng vô tâm...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi