Tâm lý trị liệu là gì? Có những liệu pháp nào?

Mục lục [Ẩn]

 

   Để cải thiện vấn đề về tâm lý, lựa chọn đầu tay hiện nay của các chuyên gia là sử dụng liệu pháp tâm lý trị liệu. Bởi lẽ, cách này vừa an toàn, vừa giúp người bệnh có hướng giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải, tháo gỡ nút thắt trong lòng. Vậy cụ thể, tâm lý trị liệu là gì? Có những liệu pháp nào? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Tâm lý trị liệu là gì?

Tâm lý trị liệu là gì?

 

Tâm lý trị liệu là gì?

   Tâm lý trị liệu (Psychotherapy) là phương pháp điều trị bao gồm các kỹ thuật khác nhau được thực hiện bằng cách giao tiếp để cải thiện vấn đề về cảm xúc, nhận thức và hành vi cho người bệnh.

   Hầu hết, các liệu pháp tâm lý sẽ giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng tâm thần và thể chất có liên quan. Nói một cách đơn giản, tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị không xâm lấn nhằm mục đích cải thiện sức khỏe và cuộc sống cho người gặp phải các vấn đề tâm lý, tâm thần.

 

Các liệu pháp tâm lý trị liệu phổ biến hiện nay là gì?

   Liệu pháp tâm lý trị liệu rất đa dạng. Tùy từng trường hợp cụ thể, các chuyên gia sẽ lựa chọn liệu pháp phù hợp.

   Hiện nay, các liệu pháp thường được sử dụng phổ biến bao gồm:

Liệu pháp hành vi (Behavior therapy)

   Nguyên lý của liệu pháp này là tạo ra các kích thích bằng hành động để thiết lập phản xạ có điều kiện cho người bệnh.

   Thông thường, người bị rối loạn tâm thần hay có những hành vi sai lệch. Bởi vậy, các chuyên gia sẽ lựa chọn kích thích phù hợp để giúp họ dần thay đổi những hành vi đó.

   Tuy nhiên, liệu pháp này không tác động đến cảm xúc, tư duy và nhận thức nên thường được kết hợp với các biện pháp khác.

Liệu pháp nhận thức (Cognitive Therapy)

   Liệu pháp nhận thức phát triển dựa trên quan điểm cảm xúc của con người bị chi phối bởi khả năng nhận thức và suy nghĩ. Do đó, việc thay đổi nhận thức có thể giải tỏa cảm xúc, tháo gỡ khúc mắc tâm lý cho người bệnh.

   Khác với liệu pháp hành vi, liệu pháp nhận thức tập trung vào khả năng tư duy của người bệnh, giúp họ nhận ra suy nghĩ méo mó và thay đổi nó. Từ đó, cảm xúc tiêu cực sẽ dần biến mất.

 

Liệu pháp nhận thức giúp người bệnh nhận ra suy nghĩ méo mó

Liệu pháp nhận thức giúp người bệnh nhận ra suy nghĩ méo mó

 

   Tâm lý trị liệu bằng liệu pháp nhận thức được áp dụng trong điều trị các bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, rối loạn nhân cách, rối loạn liên quan đến lạm dụng chất kích thích.

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)

   Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behavioral therapy) là liệu pháp tâm lý được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

   CBT tập trung vào việc thay đổi suy nghĩ/nhận thức tiêu cực gây ra rối loạn lo âu, trầm cảm. Nhờ đó, người bệnh sẽ có suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn, giảm bớt những hành vi lệch lạc.

   Ngoài ra, liệu pháp này còn hướng dẫn người bệnh cách sử dụng kỹ năng để đối phó với những tình huống căng thẳng, tạo động lực làm việc, mang đến sự tự tin trong cuộc sống.

Liệu pháp phân tâm/phân tích tâm lý (Psychoanalytic therapy)

   Liệu pháp này giúp người bệnh giải phóng những cảm xúc hoặc suy nghĩ vô thức đã bị kìm nén trong tâm trí. Qua đó, chuyên gia tâm lý sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng của những sự kiện ở quá khứ đối với suy nghĩ, hành vi và các mối quan hệ xã hội hiện tại, đồng thời đưa ra lời khuyên giúp người bệnh vượt qua.

   Liệu pháp phân tâm thường được áp dụng trong điều trị rối loạn nhân cách, trầm cảm, sang chấn tâm lý, rối loạn lưỡng cực,…

Liệu pháp hệ thống (Systemic Psychotherapy)

   Liệu pháp hệ thống (Systemic Psychotherapy) được thực hiện dựa trên quan niệm cá nhân là một thành phần của hệ thống. Việc tác động thay đổi hệ thống (thường là gia đình, hội nhóm) có thể cải thiện tình trạng bệnh lý của cá nhân người bệnh.

   Bởi vậy, liệu pháp tâm lý trị liệu này thường được thực hiện theo cặp (vợ chồng), gia đình, nhóm hay tổ chức.

 

Liệu pháp hệ thống được thực hiện theo hội nhóm

Liệu pháp hệ thống được thực hiện theo hội nhóm

 

   Thông qua quá trình tương tác giữa các thành viên trong gia đình, nhóm và tổ chức, các xung đột sẽ dần được tháo bỏ, cải thiện mối quan hệ giữa người bệnh với những người khác.

Liệu pháp nhân văn (Humanistic Therapy)

   Cơ sở phát triển liệu pháp này là quan niệm mỗi cá thể đều có cái nhìn riêng đối với những khía cạnh và vấn đề trong cuộc sống. Thế giới quan sẽ chi phối suy nghĩ, hành vi của mỗi người.

   Liệu pháp nhân văn tập trung vào cuộc sống hiện tại của người bệnh, giúp họ đánh giá đúng về bản thân và những tình huống/sự việc xảy ra trong cuộc sống. Nhờ đó, họ trở nên tự tin hơn, có thể vượt qua lời phê bình, chỉ trích từ những người xung quanh.

Các liệu pháp hỗ trợ/ bổ sung

   Ngoài những liệu pháp nêu trên, tâm lý trị liệu còn bao gồm:

  • Liệu pháp lao động
  • Thở dưỡng sinh
  • Âm nhạc trị liệu
  • Liệu pháp tâm kịch
  • Thiền định

   Chúng thường được sử dụng với mục đích hỗ trợ hoặc bổ sung thêm để người bệnh dễ dàng vượt qua vấn đề đã và đang gặp phải, tăng hiệu quả điều trị.

 

Các hình thức trị liệu tâm lý

   Tùy thuộc vào phạm vi liệu pháp được sử dụng sẽ có các hình thức trị liệu tâm lý như sau:

Trị liệu cá nhân

   Đây là hình thức trị liệu phổ biến nhất hiện nay. Cuộc trị liệu chỉ bao gồm chuyên gia tâm lý và một người bệnh.

   Trị liệu cá nhân thích hợp với những bệnh nhân yêu cầu cao tính riêng tư, họ không thoải mái chia sẻ nếu có người thứ 3 xuất hiện.

 

Trị liệu cá nhân phù hợp với người yêu cầu tính riêng tư

Trị liệu cá nhân phù hợp với người yêu cầu tính riêng tư

 

Trị liệu cặp đôi

   Chuyên gia tâm lý sẽ làm việc với một cặp đôi thường là vợ chồng để giải quyết mâu thuẫn, cải thiện mối quan hệ giữa hai người.

   Trị liệu cặp đôi thường được áp dụng để cứu vãn cuộc hôn nhân đổ vỡ.

Trị liệu nhóm/gia đình

   Trị liệu nhóm/ gia đình được thực hiện bởi chuyên gia và một nhóm người bao gồm bệnh nhân và những người bệnh khác hoặc bệnh nhân và những người thân trong gia đình.

   Trong hình thức này, mọi người có thể trao đổi, nêu ra ý kiến cá nhân để từ đó tìm kiếm sự đồng cảm và hỗ trợ từ những người xung quanh.

 

Những ưu điểm và hạn chế của tâm lý trị liệu

Về ưu điểm

   Tâm lý trị liệu giúp người bệnh:

  • Giải tỏa được nỗi lòng, bộc lộ những suy nghĩ và cảm xúc kìm nén từ lâu.
  • Biết cách kiểm soát stress và có kỹ năng đối phó với những áp lực, khó khăn trong cuộc sống.
  • Dễ dàng hòa nhập trở lại với xã hội, nhận thức đúng giá trị của bản thân và tạo động lực học tập nhằm nâng cao năng lực, sự tự tin, lòng tự trọng.
  • Hình thành lối sống khoa học, sống có mục tiêu.
  • Cải thiện triệu chứng thể chất do rối loạn tâm thần gây ra.

   Hơn nữa, tâm lý trị liệu có độ an toàn cao, giải quyết tận gốc nguyên nhân dẫn đến vấn đề tâm lý, phù hợp với mọi đối tượng.

Nhược điểm

  • Nhiều trường hợp phải thực hiện song song với điều trị bằng thuốc mới có hiệu quả cao.
  • Chỉ áp dụng được khi có sự hợp tác từ bệnh nhân
  • Kết quả của trị liệu tâm lý cũng phụ thuộc vào chuyên môn của nhà trị liệu.

 

Người bệnh nên làm gì để tâm lý trị liệu đạt hiệu quả cao nhất?

   Để tâm lý trị liệu thành công, bạn nên:

  • Thành thật, cởi mở chia sẻ vấn đề của bản thân với chuyên gia tâm lý.
  • Giải tỏa cảm xúc thật kể cả đó là cảm xúc tiêu cực như đau buồn, thất vọng, ganh tị… của mình
  • Tham gia đầy đủ các buổi trị liệu
  • Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

   Như vậy, tâm lý trị liệu có rất nhiều liệu pháp khác nhau. Tùy từng vấn đề của bệnh nhân, chuyên gia sẽ chỉ định liệu pháp và hình thức trị liệu phù hợp. Chúc  bạn sẽ nhanh chóng vượt qua được các vấn đề tâm lý, tìm lại được cuộc sống hạnh phúc!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: tâm lý trị liệu

Bài viết liên quan

Cần chuẩn bị gì trước khi tham gia trị liệu tâm lý đầu tiên

Trị liệu tâm lý là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho các chứng bệnh rối loạn tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân bước vào buổi trị liệu đầu tiên với tâm thế chưa sẵn sàng.

Liệu pháp gia đình là gì? Phân loại và các kỹ thuật ứng dụng

Khi bị rối loạn lo âu, trầm cảm vì nguyên nhân từ cha mẹ như quá nghiêm khắc hoặc bỏ rơi con cái…, các chuyên gia sẽ chỉ định sử dụng liệu pháp gia đình.

Tìm hiểu về liệu pháp tiếp xúc để điều trị các vấn đề tâm lý

Liệu pháp tiếp xúc là một trong những liệu pháp tâm lý thường được các chuyên gia tâm lý sử dụng để giải quyết các vấn đề như rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu,.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi