Mục lục [Ẩn]
Khi bị rối loạn lo âu, trầm cảm vì nguyên nhân từ cha mẹ như quá nghiêm khắc hoặc bỏ rơi con cái…, các chuyên gia sẽ chỉ định sử dụng liệu pháp gia đình. Qua đó, các xung đột sẽ được giải quyết, tình cảm giữa các thành viên được cải thiện. Vậy liệu pháp gia đình là gì? Cách phân loại và kỹ thuật ứng dụng ra sao?
Liệu pháp gia đình là gì?
Liệu pháp gia đình là gì?
Liệu pháp gia đình là phương pháp tâm lý trị liệu hoạt động trên quy mô gia đình để giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần.
Liệu pháp này giúp gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên, cải thiện giao tiếp và quản lý các xung đột, mâu thuẫn trong gia đình. Qua đó, mỗi thành viên sẽ được học cách chia sẻ suy nghĩ của bản thân, đồng thời thấu hiểu cảm nhận của người khác, hạn chế tối đa xung đột có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ.
Liệu pháp gia đình cũng đưa ra hướng giải quyết các khó khăn cho từng thành viên đang phải đối mặt. Đồng thời, nó giúp những người còn lại trong gia đình hiểu rõ vấn đề của người bệnh, từ đó có hành động hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.
Khi nào áp dụng liệu pháp gia đình?
Liệu pháp gia đình thường được chỉ định khi một đối tượng có các vấn đề như:
- Trầm cảm
- Rối loạn lo âu
- Rối loạn cảm xúc
- Rối loạn cưỡng chế
- Mất ngủ – khó ngủ
- Stress, căng thẳng, mệt mỏi
- Mất cân bằng trong cuộc sống
- Gặp rắc rối trong các mối quan hệ gia đình: Không hòa hợp, không kết nối được với gia đình.
Liệu pháp gia đình áp dụng khi người bệnh không kết nối được với các thành viên trong gia đình
- Vấn đề tâm lý có nguyên nhân sâu xa từ gia đình và ngược lại, bệnh tâm lý của một người ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của các thành viên khác trong gia đình.
- Đặc biệt phù hợp với các đối tượng tâm lý đang trong giai đoạn nhạy cảm như: Phụ nữ sau sinh, phụ nữ mang thai, người trẻ tuổi vị thành niên…
Cách phân loại liệu pháp gia đình
Dựa vào cơ chế hoạt động, liệu pháp gia đình được phân loại như sau:
- Liệu pháp gia đình hệ thống: Đây là phương pháp tập trung vào việc giúp người bệnh tận dụng thế mạnh từ các mối quan hệ của họ để vượt qua vấn đề sức khỏe tâm thần.
- Liệu pháp gia đình chức năng: Thường được áp dụng cho đối tượng trẻ tuổi có hành vi bạo lực hoặc lạm dụng chất kích thích. Liệu pháp gia đình chức năng giúp người bệnh và gia đình tìm ra hướng giải quyết phù hợp, đồng thời xây dựng lòng tin, sự tôn trọng giữa các thành viên.
- Liệu pháp gia đình tường thuật: Cơ chế hoạt động của loại hình này là khuyến khích các thành viên trong gia đình chia sẻ câu chuyện của bản thân. Qua đó, họ sẽ có cái nhìn khách quan hơn, đồng thời giúp những thành viên còn lại có thể hiểu suy nghĩ của họ.
- Giáo dục tâm lý: Phương pháp này tập trung vào việc giúp các thành viên trong gia đình hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe tâm thần, các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị. Nhờ đó, người bệnh sẽ được các thành viên còn lại hỗ trợ, vượt qua vấn đề của bản thân.
- Liệu pháp gia đình hỗ trợ: Loại liệu pháp này tập trung vào việc tạo ra một môi trường an toàn, nơi các thành viên có thể cởi mở chia sẻ những gì họ đang cảm thấy và nhận được sự hỗ trợ từ gia đình.
Tùy vấn đề và sức khỏe tâm thần của người bệnh, các chuyên gia sẽ chỉ định liệu pháp gia đình phù hợp. Một số trường hợp để nâng cao hiệu quả điều trị, chuyên gia cũng có kết hợp nhiều liệu pháp với nhau.
Liệu pháp gia đình sử dụng kỹ thuật nào để điều trị?
Liệu pháp gia đình sử dụng kỹ thuật nào để điều trị?
Các kỹ thuật được sử dụng trong liệu pháp gia đình thường phụ thuộc vào các yếu tố như định hướng lý thuyết của nhà trị liệu và nhu cầu cụ thể của gia đình. Một số kỹ thuật có thể được áp dụng bao gồm:
- Kỹ thuật hành vi: Tập trung vào đào tạo kỹ năng và giáo dục tâm lý để giúp các thành viên trong gia đình giải quyết vấn đề cụ thể.
- Các kỹ thuật tâm động học: Thông qua tâm sự của mỗi thành viên, nhà trị liệu sẽ đánh giá được cảm nhận, phản ứng của họ đối với vấn đề đang xảy ra. Từ đó, nhà trị liệu làm việc với gia đình để giúp các thành viên khác hiểu rõ hơn về người bệnh, đồng thời đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
- Kỹ thuật cấu trúc: Giúp các thành viên xác định được giới hạn quyền lực của bản thân trong gia đình. Từ đó, tạo môi trường thân thiện, gắn bó tình cảm giữa các thành viên.
Mỗi thành viên cần làm gì để liệu pháp gia đình đạt hiệu quả tốt?
Liệu pháp gia đình nói về các vấn đề và xung đột cảm xúc của mỗi cá nhân trước mặt các thành viên khác. Do đó, phương pháp này thường khiến người bệnh khó chịu, thậm chí cảm thấy tồi tệ hơn khi mới bắt đầu áp dụng.
Thế nhưng sau khi trị liệu xong, vấn đề xung đột sẽ được giải quyết, đồng thời tình cảm gia đình cũng khăng khít hơn.
Điều mỗi thành viên nên làm để liệu pháp gia đình đạt hiệu quả tốt là:
- Thành thật, cởi mở chia sẻ vấn đề của bản thân với chuyên gia tâm lý.
- Giải tỏa cảm xúc thật của mình với vấn đề và với người thân trong gia đình.
- Tham gia đầy đủ các buổi trị liệu, đồng thời thực hiện tốt các bài tập mà chuyên gia tâm lý giao phó.
Đến đây, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về liệu pháp gia đình. Thực tế, không phải trường hợp nào cũng áp dụng liệu pháp này. Do đó, khi có vấn đề tâm lý, bạn nên đi khám để các chuyên gia chỉ định tâm lý trị liệu phù hợp.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập