Mục lục [Ẩn]
Hôn nhân là một cột mốc quan trọng của một người, đánh dấu một bước tiến lớn trong mối quan hệ tình cảm. Tuy nhiên, nhiều người trước khi kết hôn lại có cảm giác vô cùng lo lắng, chán nản, bi quan và bế tắc. Rất có thể họ đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng tiền hôn nhân. Vậy khủng hoảng tiền hôn nhân là gì? Tại sao nhiều người lại bị khủng hoảng tiền hôn nhân? Làm sao để khắc phục tình trạng này? Mời bạn theo dõi bài viết sau!
Khủng hoảng tiền hôn nhân là gì?
Khủng hoảng tiền hôn nhân là gì?
Khủng hoảng tiền hôn nhân là tình trạng một người có những bất ổn về tâm lý, cảm xúc trước khi kết hôn. Người bị khủng hoảng tiền hôn nhân thường lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, bồn chồn và tạo cảm giác khó chịu kéo dài. Tâm trạng bất ổn như vậy khiến các cặp đôi dễ mâu thuẫn, bất hòa, xung đột. Thậm chí, nhiều trường hợp các cặp đôi còn đi đến quyết định hủy hôn do không thể vượt qua.
Cả nam giới và nữ giới đều có thể gặp phải tình trạng này, nhưng nhiều hơn ở nữ giới. Do nữ giới thường nhạy cảm hơn, hay suy nghĩ mông lung và dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh.
Dấu hiệu của khủng hoảng tiền hôn nhân
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy một người đang gặp phải khủng hoảng tiền hôn nhân:
Cảm thấy mệt mỏi
Họ cảm thấy chán nản, bế tắc, mệt mỏi và bi quan trước khi đám cưới diễn ra. Cảm giác này sẽ kéo dài trong vài tuần đến vài tháng và thường trở nên sâu sắc hơn theo thời gian nếu không được khắc phục kịp thời.
Cảm giác mệt mỏi còn dẫn đến tình trạng chán ăn, mất ngủ, gây ảnh hưởng xấu đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của họ.
Mất tập trung
Sự mệt mỏi và tiêu cực do khủng hoảng tiền hôn nhân gây ra khiến các cặp đôi khó tập trung cho công việc, cuộc sống. Họ bỗng trở nên vụng về, lóng ngóng, rất khó hoàn thiện công việc như mong muốn. Điều này lại càng khiến họ căng thẳng hơn.
Khó kiểm soát cảm xúc của mình
Khi bị khủng hoảng tiền hôn nhân, bạn thường khó kiểm soát được cảm xúc của mình. Bạn rất dễ cáu kỉnh, tức giận vì những vấn đề nhỏ nhặt. Đôi lúc, sự nóng giận khiến bạn có những lời nói và hành vi làm ảnh hưởng đến tình cảm hai bên. Một số người còn có hành vi la hét, cáu kỉnh, tức giận do khủng hoảng tâm lý tiền hôn nhân.
Một số người khác thì luôn cảm thấy buồn bã, tâm trạng bi quan, suy sụp, thậm chí là khóc lóc mà không biết lý do.
Lo lắng chuyện kết hôn
Bạn có thể cứ luôn lo sợ quá mức về tương lai như:
- Tưởng tượng kết hôn xong thì tình cảm hai người sẽ trở nên nguội lạnh hay hôn lễ diễn ra không suôn sẻ.
- Lo lắng liệu cuộc sống sau khi kết hôn có tốt đẹp hay không. Nỗi lo sẽ gia tăng nếu cả hai luôn bất đồng quan điểm và nửa kia thiếu sự nhường nhịn, chia sẻ.
Thậm chí, một số người còn nằm mơ thấy ác mộng vì quá lo lắng.
Xuất hiện ý nghĩ muốn chia tay
Khi không thể kiểm soát được những lo lắng hay cảm giác hoang mang, bạn có xu hướng nảy sinh ý định hủy hôn, chia tay hoặc trì hoãn đám cưới.
Có những cặp đôi đã tan vỡ vì không thể vượt qua khủng hoảng tiền hôn nhân.
Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tiền hôn nhân
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến cho các cặp đôi rơi vào tình trạng khủng hoảng trước khi kết hôn:
Áp lực về việc tổ chức đám cưới
Thủ tục cưới xin ở Việt Nam tương đối phức tạp, cần bỏ ra nhiều chi phí và công sức. Sự mệt mỏi khi lên kế hoạch tổ chức đám cưới khiến cho các cặp đôi dễ bị căng thẳng và xung đột. Ngoài ra, những bất đồng quan điểm trong việc tổ chức lễ cưới cũng là nguyên nhân khiến họ tranh cãi.
Nhất là vấn đề về tài chính, nếu cả 2 không tính toán kỹ lưỡng về chi phí đám cưới thì có thể chi phí thực tế sẽ vượt quá kế hoạch. Đồng thời việc tài chính cho đám cưới cũng là cách để họ đánh giá người bạn đời là người như thế nào, việc quản lý chi tiêu và xử lý các vấn đề tài chính ra sao.
Nếu các vấn đề này không được xử lý hợp lý, những cặp vợ chồng sắp cưới này sẽ phải đối mặt với sự nặng nề, ngột ngạt và đôi khi dẫn đến khủng hoảng tiền hôn nhân.
Quan điểm khác biệt về cuộc sống sau kết hôn
Sau khi kết hôn, cả hai sẽ cùng bàn tính cho cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên, rất nhiều cặp đôi sau khi bàn bạc thì lại có nhiều quan điểm khác biệt như:
- Việc sống chung với gia đình hay ở riêng?
- Ai là người quản lý chi tiêu?
- Phân chia công việc nhà
- Thời điểm sinh con,…
Những vấn đề này tưởng chừng rất nhỏ lại có vai trò to lớn trong cuộc sống hôn nhân. Nếu không thể đi đến quyết định chung, cả hai sẽ phải đối mặt với khủng hoảng tiền hôn nhân.
Tính cách hay lo lắng
Người hay lo lắng, suy nghĩ nhiều sẽ dễ bị khủng hoảng tiền hôn nhân hơn so với những người có tính cách vô tư, ít suy nghĩ.
Giai đoạn trước khi kết hôn các cặp đôi sẽ có nhiều vấn đề phải lo nghĩ, như việc chuẩn bị tươm tất cho lễ cưới cho đến các vấn đề có thể xảy ra sau kết hôn. Đặc biệt là phái nữ, họ có những nỗi lo thường trực về cuộc sống với mẹ chồng, công việc gia đình, ngoại hình hay sự nghiệp của bản thân.
Điều này làm cho những người vốn đã hay lo lắng lại càng trở nên hoang mang hơn, rất dễ mang những cảm xúc tiêu cực. Nếu không được giải tỏa, họ rất dễ bị khủng hoảng tâm lý.
Cả hai thiếu sự thấu hiểu, chia sẻ
Giữa các cặp đôi khó tránh khỏi những mâu thuẫn và xung đột do khác biệt trong cách suy nghĩ. Tuy nhiên, nếu cả hai cùng biết chia sẻ, thấu hiểu và đồng cảm cho nhau thì tình cảm của họ sẽ càng trở nên khăng khít hơn. Ngược lại, nếu thiếu đi những yếu tố này, mối quan hệ của họ sẽ rất dễ bị rạn nứt, không được như ngày xưa.
Từng trải qua tổn thương tâm lý liên quan đến tình cảm – hôn nhân
Người từng bị tổn thương tâm lý sau kết hôn như từng ly dị, từng bị lạm dụng, lừa gạt tình cảm hoặc có thời thơ ấu sống trong gia đình không trọn vẹn,… sẽ có khả năng cao bị khủng hoảng tiền hôn nhân. Bởi những tổn thương trong quá khứ khiến họ mang trong mình nỗi sợ hôn nhân, sợ những tổn thương đó lại lặp lần nữa.
Những đứa trẻ từng chứng kiến gia đình không hạnh phúc thường sợ hôn nhân.
Do mắc phải các vấn đề tâm lý
Những người bị khủng hoảng tiền hôn nhân có thể do các vấn đề tâm lý như:
- Hội chứng sợ kết hôn (Gamophobia): Hội chứng sợ kết hôn là thuật ngữ mô tả một nỗi sợ hãi cực độ, phi lý và dai dẳng về hôn nhân. Những người mắc hội chứng sợ kết hôn vẫn có các mối quan hệ tình cảm nhưng họ lại rất sợ hãi khi nghĩ tới hôn nhân.
- Rối loạn lo âu: Những người đã và đang bị rối loạn lo âu thường có sự lo lắng thái quá trước các vấn đề tưởng chừng như rất bình thường. Thói quen suy nghĩ quá nhiều và hay lo lắng sẽ khiến cho họ dễ bị khủng hoảng tiền hôn nhân hơn những người không có sẵn vấn đề tâm lý.
>>> Xem thêm: Top 7 cách vượt qua rối loạn lo âu đơn giản và hiệu quả.
Làm sao để vượt qua được khủng hoảng tiền hôn nhân?
Thẳng thắn chia ѕẻ ᴠới nửa kia của mình
Đây cách đơn giản ᴠà cũng là quan trọng nhất khi gặp phải khủng hoảng tiền hôn nhân chính là phải thẳng thắn chia ѕẻ ᴠới đối phương.
Nếu có bất kỳ một khúc mắc gì, thaу ᴠì bạn cứ im lặng ᴠà ѕuу nghĩ tiêu cực, cho rằng người kia không còn yêu thương mình, bạn nên thẳng thắn chia ѕẻ, nói những ѕuу nghĩ của mình.
Thẳng thắn chia ѕẻ ѕẽ giúp cả hai hiểu nhau hơn ᴠà cùng nhau nỗ lực ᴠượt qua những khó khăn. Đây chính là liều thuốc хoa dịu những cảm хúc tiêu cực ᴠà giúp ổn định tâm lý trước khi kết hôn. Thậm chí, tình cảm giữa các cặp đôi còn trở nên thắm thiết hơn sau đó.
>>> Xem thêm: 9 lời khuyên để có cuộc hôn nhân hạnh phúc
Nhờ ѕự hỗ trợ của người thân, bạn bè
Việc chuẩn bị cho đám cưới thật ѕự không dễ dàng ᴠà rất dễ хảу ra ѕai ѕót. Vì nên, thaу ᴠì tự mình lên kế hoạch ᴠà ѕắp хếp, bạn nên nhờ ѕự hỗ trợ của gia đình, người thân và bạn bè. Khi đối mặt với các vấn đề nan giải không biết giải quyết làm sao, các cặp đôi nên tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè, những người có kinh nghiệm.
Giữ gìn ѕức khỏe
Muốn tâm lý ổn định và tốt thì trước tiên bạn phải có sức khỏe tốt. Đối mặt với nhiều thứ phải lo cho đám cưới, không ít cặp đôi gặp phải tình trạng căng thẳng và suy nhược. Thể trạng kém khiến cả hai dễ cáu kỉnh, khó kiểm soát cảm xúc và dễ xung đột.
Giữ gìn sức khỏe tốt sẽ giúp tâm lý ổn định hơn.
Hơn nữa, cơ thể suy nhược cũng khiến cho cả hai không cảm nhận trọn vẹn niềm hạnh phúc trong ngày trọng đại. Do đó, cả hai cần phải chăm sóc sức khỏe cho bản thân để có thể vượt qua khủng hoảng tiền hôn nhân.
Tham vấn, trị liệu tâm lý
Nếu không thể vượt qua khủng hoảng tiền hôn nhân, các cặp đôi nên đến gặp các chuyên gia tâm lý để được tham vấn hay trị liệu tâm lý. Tham vấn là hình thức không chuyên sâu của liệu pháp tâm lý dành cho những cặp đôi xảy ra mâu thuẫn, xung đột trước khi kết hôn. Nhờ đó, các cặp đôi sẽ thấu hiểu cảm xúc, tâm lý của đối phương và tìm ra giải pháp cho những vấn đề đang phải đối mặt.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khủng hoảng tiền hôn nhân. Khủng hoảng tiền hôn nhân là thử thách mà các cặp đôi phải vượt qua trước khi bước vào cuộc sống vợ chồng. Dù xảy ra do nguyên nhân gì, khủng hoảng tâm lý đều có thể vượt qua nếu cả hai cùng đồng hành và biết cách thấu hiểu, chia sẻ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập