Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?

Mục lục [Ẩn]

 

   Nói đến trầm cảm, có quan điểm cho rằng đây là bệnh về cảm xúc nên không nguy hiểm gì. Nhưng cũng có người phản bác lại, trầm cảm rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tự sát nếu không được điều trị kịp thời. Vậy thực tế, bệnh trầm cảm có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ điều đó!

 

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?

 

Tổng quan về bệnh trầm cảm

   Trầm cảm là một dạng bệnh rối loạn tâm thần phổ biến ở xã hội hiện nay, có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi hay giới tính.

   Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm bao gồm:

  • Di truyền
  • Người có tổn thương thời thơ ấu: Bị bạo hành, lạm dụng tình dục, cha mẹ bỏ rơi, gia đình không hạnh phúc…
  • Sự kiện đau buồn trong cuộc sống: Áp lực tiền bạc, nợ nần, ly hôn, ngoại tình, mất người thân…
  • Người hay bệnh tật, mắc bệnh mãn tính, ung thư…

   Những nguyên nhân trên khiến tâm lý con người trở nên nhạy cảm, dễ tổn thương trước những khó khăn, tình huống tiêu cực xuất hiện trong cuộc sống. Nếu không có cách cân bằng lại cảm xúc, họ sẽ dần rơi vào trạng thái đau khổ, buồn chán, bi quan, hình thành bệnh trầm cảm.

   Đặc điểm của người bị trầm cảm là họ luôn sống trong tâm trạng buồn bã, ủ rũ, mất hứng thú với mọi thứ kể cả những sở thích trước đây. Thế nhưng có một số người lại cho rằng, căn bệnh này chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc, không gây nguy hiểm gì. Vậy thực tế, điều đó có đúng không?

 

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?

   Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người. Với những trường hợp bệnh nhẹ thì trầm cảm chưa gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe hay đời sống hàng ngày.

   Tuy nhiên khi bệnh tình chuyển biến nặng, không chỉ sức khỏe mà cả tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.

 

Bệnh trầm cảm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa tính mạng

Bệnh trầm cảm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa tính mạng

 

   Cụ thể, trầm cảm gây ra các hệ lụy sau:

  • Mất ngủ: Khiến người bệnh mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, thiếu năng lượng, giảm khả năng tập trung và ghi nhớ, ảnh hưởng đến công việc, học tập, tăng nguy cơ gặp tai nạn lao động. Hơn nữa, mất ngủ kéo dài còn kéo theo hàng loạt bệnh lý nguy hiểm khác như tăng huyết áp, tiểu đường…
  • Rối loạn ăn uống: Có trường hợp người bệnh thèm ăn và ăn quá nhiều, tăng nguy cơ béo phì, mắc bệnh tim mạch. Trường hợp khác lại chán ăn, ăn không ngon miệng, dễ suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng.
  • Tăng nguy cơ lạm dụng chất: Bởi tâm trạng buồn bã nên người bệnh trầm cảm có xu hướng tìm đến rượu bia, ma túy, các chất kích thích khác để giải tỏa cảm xúc. Nếu là bia rượu, họ có nguy cơ mắc bệnh về hệ tiêu hóa, gan, mật… Nếu là ma túy, họ còn dễ sinh ra ảo giác, khó kiểm soát hành động của bản thân, thậm chí kích động, tự hại bản thân hoặc người xung quanh.
  • Giảm sức đề kháng: Bởi không đảm bảo sức khỏe thể chất, tinh thần lại tiêu cực kéo dài khiến sức đề kháng của người bệnh trầm cảm giảm sút. Khả năng chống chọi bệnh tật kém hơn.

   Đặc biệt, người trầm cảm luôn nhìn nhận cuộc sống theo hướng tiêu cực. Họ bi quan, tuyệt vọng về cuộc sống thực tại. Và nếu không được can thiệp kịp thời, người bệnh sẽ tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân.

   Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, cứ 40 giây lại có một người chết vì tự tử. Năm 2011, WHO dự đoán đến năm 2030, trầm cảm sẽ trở thành nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên toàn cầu.

   Ở Việt Nam, ước tính mỗi năm có gần 40.000 ca tự tử vì trầm cảm.

   Như vậy, trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi nhận thấy bản thân xuất hiện dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và có hướng chữa trị sớm.

 

Dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm

   Các dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm bao gồm:

  • Lo lắng, bất an, hồi hộp, sợ hãi, tuyệt vọng hay buồn bã kéo dài mà có thể không vì nguyên nhân nào cả.
  • Rối loạn giấc ngủ: Có thể mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Mất hứng thú với mọi thứ, kể cả những sở thích trước đây.
  • Người mệt mỏi, bơ phờ, mất năng lượng, mất động lực làm việc
  • Dễ tức giận, thiếu kiên nhẫn, tự chán ghét, cô lập bản thân với mọi người.
  • Dấu hiệu thực thể: Toát mồ hôi, tay lạnh, khô miệng, buồn nôn, tim đập nhanh, hụt hơi, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy), đau đầu, đau mỏi cổ, đau thắt lưng, hoa mắt chóng mặt hoặc cảm giác khó chịu ở ngoài da (kim châm, kiến bò, nóng lạnh thất thường…)

   Bạn cũng có thể tự kiểm tra bệnh tình của bản thân thông qua bài test trầm cảm Burns.

 

Phải làm gì khi bị trầm cảm? 

Phải làm gì khi bị trầm cảm? 

 

Phải làm gì khi bị trầm cảm?

  • Chia sẻ với người thân, bạn bè, những người mà bạn có thể tin tưởng để giải tỏa nỗi lòng: Người trầm cảm không thể tự mình thoát ra được. Vì vậy, bạn hãy chia sẻ suy nghĩ của bản thân với người đáng tin cậy. Họ sẽ lắng nghe và cho bạn lời động viên, an ủi, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
  • Viết nhật ký những suy nghĩ và cảm nhận của bạn: Đây là khoảng thời gian để bạn hồi tưởng và ghi chép lại những vấn đề, cảm xúc đã xảy ra. Từ đó, bạn sẽ nhận ra nguồn gốc của sự lo lắng, căng thẳng kéo dài và khắc phục nó.
  • Đặt mục tiêu cho bản thân và quyết tâm thực hiện những mục tiêu đó: Điều này sẽ giúp bạn xác định được cụ thể những việc cần phải làm trong ngày, hạn chế tối đa tình trạng ngồi ủ rũ một chỗ. Bạn chỉ nên bắt đầu với những mục tiêu đơn giản để có thể hoàn thành tốt chúng như đọc sách, lau dọn nhà, chăm sóc cây cảnh, nấu một bữa ăn ngon… Cảm giác hưng phấn khi hoàn thành mục tiêu sẽ tạo động lực cho bạn tiếp tục thực hiện những việc khác.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tích cực ăn nhiều rau củ quả tươi
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, phơi nắng mỗi ngày
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ
  • Sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ để giảm căng thẳng, buồn rầu, lấy lại tinh thần thoải mái, hạnh phúc, tràn đầy năng lượng.
  • Tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý

   Hy vọng qua bài viết, bạn đã có được đáp án cho câu hỏi “bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?”. Để tránh những hệ lụy đáng tiếc xảy ra, tốt nhất bạn nên đi thăm khám sớm nếu xuất hiện dấu hiệu của bệnh. Mọi thắc mắc xin liên hệ chuyên gia tư vấn tâm lý 0243.760.6666 giờ hành chính!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Ngủ quá nhiều và trầm cảm - Mối liên hệ và cách cải thiện

Để hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa ngủ quá nhiều và trầm cảm, cũng như có cách để cải thiện nó, mời bạn theo dõi bài viết sau đây!

Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Thời kỳ mãn kinh của phụ nữ thường rơi vào độ tuổi từ 45 - 55. Đây là một giai đoạn khó khăn về thể chất và tinh thần đối với nhiều phụ nữ. Đặc biệt, phụ nữ trong giai đoạn này có nguy cơ mắc trầm cảm hơn rất nhiều.

Trầm cảm ảnh hưởng như thế nào đến não bộ?

Trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ.

Sang chấn tâm lý: Làm gì để vượt qua?

Các biến cố trong cuộc sống như mất người thân, mắc bệnh hiểm nghèo, bị phản bội trong hôn nhân…. đôi khi làm chúng ta sốc, sang chấn tâm lý. Nếu không biết cách vượt qua nó, bạn sẽ dễ gặp các vấn đề tâm lý...

Trầm cảm vì vỡ mộng làm giàu

Chuyện làm giàu không phải là dễ, nó đã khiến không ít người bị vỡ mộng. Họ thất bại trong việc làm ăn, nợ nần chồng chất, trở nên bi quan, tuyệt vọng, dần mắc bệnh trầm cảm.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi