Sang chấn tâm lý gây ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ của bạn?

Mục lục [Ẩn]

 

   Sang chấn tâm lý  là một phản ứng cảm xúc của con người trước một sự kiện gây sang chấn. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bệnh nhân. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số tác động của sang chấn tâm lý tới các mối quan hệ và một số biện pháp khắc phục.

 

Sang chấn tâm lý gây ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ của bạn?

Sang chấn tâm lý gây ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ của bạn?

 

Sang chấn tâm lý gây ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ của bạn?

Sang chấn tâm lý có thể tác động đến các mối quan hệ của bạn, do:

Thay đổi suy nghĩ của bạn

Một sự kiện gây sang chấn có khả năng thay đổi cách bạn nghĩ về bản thân, người khác và thế giới xung  quanh.

 Chẳng hạn: Trước đó, bạn luôn tin tưởng vào các mối quan hệ của bạn, nghĩ rằng những người khác đều đáng tin. Tuy nhiên, sau khi bị ai đó phản bội gây sang chấn tâm lý, bạn rất có thể hình thành một suy nghĩ tiêu cực rằng “Trên đời này chẳng ai đáng tin cả, ai rồi cũng có thể phản bội mình thôi”.

Khiến bạn cảnh giác cao độ

   Sang chấn tâm lý kích hoạt trung tâm sợ hãi trong não, khiến chúng ta rơi vào trạng thái chiến đấu hay bỏ chạy, hình thành sự cảnh giác cao độ với những thứ xung quanh. Đây là phản ứng để bảo vệ bạn trước sự kiện gây sang chấn.

   Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bộ não của bạn có thể vẫn ở trạng thái cảnh giác cao độ này ngay cả khi sự việc gây sang chấn đã kết thúc. Điều này khiến bạn phản ứng với bất kỳ điều gì mà não bạn cho là có khả năng đe dọa, bất kể đó có phải là mối đe dọa thực sự hay không.

   Ví dụ: Nếu bạn bị sang chấn sau một vụ tai nạn xe hơi, bạn có thể cảm thấy sợ hãi khi đi hoặc thậm chí là chỉ nhìn thấy ô tô.

Dẫn đến sự cô lập

    Trải qua sang chấn tâm lý thường khiến bạn né tránh các tình huống hoặc hoàn cảnh gợi nhớ đến sự kiện gây sang chấn. Điều này sẽ gây ra tác động không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của bạn, khiến bạn thu mình lại, tự cô lập bản thân trong một thế giới nhỏ hơn, từ đó dẫn đến việc bạn mất đi những cơ hội xây dựng các mối quan hệ mới hoặc làm vững chắc các mối quan hệ cũ.

    Bên cạnh việc bị cô lập về khoảng cách địa lý, những người bị sang chấn tâm lý thường gặp khó khăn trong việc chia sẻ cảm xúc của họ vì niềm tin sẽ không ai hiểu được những gì mà họ phải trải qua. Điều này sẽ tạo ra khoảng cách trong các mối quan hệ và sự cô lập về mặt xã hội/ tình cảm.

 

Sang chấn tâm lý có thể dẫn đến sự cô lập cả về địa lý và xã hội.

Sang chấn tâm lý có thể dẫn đến sự cô lập cả về địa lý và xã hội.

 

Tạo ra sự tức giận và thất vọng

    Trong một số trường hợp, những người bệnh sang chấn tâm lý khó kiểm soát được cảm xúc và hành vi của mình và có những hành động không phù hợp như dễ dàng nổi cáu, bạo lực, lạm dụng chất gây nghiện,... Điều này sẽ khiến những người xung quanh cảm thấy tức giận và thất vọng về họ, từ đó khiến các mối quan hệ trở nên xa cách.

 

Làm sao để khắc phục ảnh hưởng của sang chấn tâm lý tới mối quan hệ của bạn?

   Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn khắc phục ảnh hưởng của sang chấn tâm lý:

  • Hiểu và chấp nhận tình trạng của bản thân: Bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng để bạn nhanh vượt qua sang chấn tâm lý là nắm rõ được tình trạng của bản thân. Bạn cần bình tĩnh, hiểu rằng thể chất và tinh thần của mình đang gặp vấn đề gì để có các biện pháp phù hợp để cải thiện sức khỏe.
  • Học cách đối diện với sự thật: Khi gặp các biến cố không mong muốn, chúng ta thường có xu hướng tránh né sự thật. Thế nhưng, bạn không thể nào trốn tránh cả đời các sự kiện, đồ vật gợi nhớ đến biến cố trong quá khứ. Đôi khi sự lẩn trốn đó lại khiến bạn phải gặp nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến công việc và cả tương lai.
  • Chia sẻ với người khác: Sang chấn sau tai nạn nghiêm trọng khiến người bệnh luôn trong trạng thái sợ hãi, bi quan, hoảng loạn và bất lực. Thậm chí, một số người bắt đầu hình thành ý nghĩ sai lệch về nguyên nhân, hậu quả của vụ tai nạn và có xu hướng tự đổ lỗi cho bản thân. Thay vì tự mình đắm chìm trong nỗi đau và những cảm xúc tiêu cực, bệnh nhân nên học cách chia sẻ với người khác. Khi nói ra hết những suy nghĩ và cảm xúc trong lòng, bản thân người bệnh sẽ cảm giác nhẹ nhõm hơn.
  • Áp dụng các biện pháp giảm căng thẳng lành mạnh: Như tập thở, thiền, yoga,... để giảm căng thẳng, lo lắng sau sang chấn.

 

 Thiền, tập thở sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, lo lắng sau sang chấn tâm lý.

Thiền, tập thở sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, lo lắng sau sang chấn tâm lý.

 

  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Việc duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe thể chất. Một sức khỏe thể chất tốt sẽ nâng đỡ một tinh thần khỏe mạnh. Người bị sang chấn tâm lý sau tai nạn nên: Dành thời gian nghỉ ngơi và đảm bảo ngủ đủ giấc để hồi phục sức khỏe, xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, rèn luyện thể chất, tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...
  • Tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp: Nếu sang chấn tâm lý gây ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của bạn, khiến bạn không thể làm việc và sinh hoạt bình thường thì tốt nhất bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý.

 

Làm sao để hỗ trợ người thân đã trải qua sang chấn tâm lý

   Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn nếu có người thân bị sang chấn tâm lý:

  • Tránh an ủi bằng những lời khuyên sáo rỗng: Khi người bị sang chấn tâm lý chia sẻ với bạn, bạn nên yên lặng lắng nghe và đưa ra những lời khuyên phù hợp. Tránh sử dụng các câu từ sáo rỗng như “mọi chuyện sẽ qua thôi”, “mọi thứ xảy ra đều có lý do” và “điều gì không giết chết bạn sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn”. Những lời khuyên như vậy sẽ không chỉ không giúp họ mạnh mẽ hơn hay “tìm ra lý do” sau những gì đã xảy ra mà họ còn cảm thấy mình thất bại hơn.

 

 Lắng nghe và tránh an ủi bằng những lời khuyên sáo rỗng.

Lắng nghe và tránh an ủi bằng những lời khuyên sáo rỗng.

 

  • Bao dung với đối phương: Nếu như người thân của bạn  có những cảm xúc và hành vi không phù hợp sau khi sang chấn, bạn hãy hiểu rằng họ chưa thật sự thoát khỏi ảnh hưởng của sang chấn tâm lý và chưa kiểm soát được các cảm xúc/ hành vi của bạn thân. Trong thời gian này, hãy thấu hiểu và thông cảm với họ.
  • Hãy cùng họ tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp: Nếu bạn cảm thấy sang chấn tâm lý đang gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến đối phương, hãy khuyến khích họ đến gặp các chuyên gia tâm lý để nhận được sự giúp đỡ chuyên nghiệp hơn, tránh để lại những hậu quả cho tâm lý sau này.
  • Kiên nhẫn: Hãy nhớ rằng việc chữa lành là một hành trình dài. Vì vậy, bạn nên kiên nhẫn đồng hành cùng họ nhé!

  Trên đây là một số ảnh hưởng của sang chấn tâm lý tới mối quan hệ của bạn và một số biện pháp khắc phục. Hy vọng những biện pháp trong bài hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: Sang chấn tâm lý

Bài viết liên quan

Sang chấn tâm lý sau tai nạn và những hệ lụy

Một vụ tai nạn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về cả người và của. Với những người may mắn sống sót, tai nạn không chỉ gây tổn thương về sức khỏe, kinh tế mà còn gây tổn hại về mặt tinh thần...

Những phản ứng tâm lý thường gặp sau sang chấn

Để phục hồi sau sang chấn, bước đầu tiên mà bạn cần làm là nhận biết những phản ứng tâm lý mình gặp phải sau sự kiện gây sang chấn. Dưới đây là một số phản ứng tâm lý thường gặp, mời bạn theo dõi!

7 dấu hiệu cho thấy bạn chưa thực sự phục hồi sau sang chấn tâm lý

7 dấu hiệu cho thấy bạn chưa thực sự phục hồi sau sang chấn tâm lý.

Sang chấn tâm lý: Làm gì để vượt qua?

Các biến cố trong cuộc sống như mất người thân, mắc bệnh hiểm nghèo, bị phản bội trong hôn nhân…. đôi khi làm chúng ta sốc, sang chấn tâm lý. Nếu không biết cách vượt qua nó, bạn sẽ dễ gặp các vấn đề tâm lý...

Liệu pháp sang chấn là gì?

 Sang chấn tâm lý là một tình trạng không hiếm gặp và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Sau một sự kiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng theo hướng tiêu cực, mỗi người lại có phản ứng khác nhau.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Cách vượt qua trầm cảm vì áp lực nợ nần

Cách vượt qua trầm cảm vì áp lực nợ nần

Tôi đau đớn đi trình báo công an nhưng khả năng lấy lại được tiền là rất thấp bởi công an bảo hầu hết các máy chủ đều ở nước ngoài do người nước ngoài quản lý, đã rất nhiều người bị lừa như tôi.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi