Mục lục [Ẩn]
Trong những năm gần đây, khái niệm “trầm cảm khi mang thai” đã bắt đầu được phổ biến rộng rãi và được nhiều người biết đến hơn sau khi rất nhiều những sự cố đáng tiếc có liên quan đến căn bệnh này. Một nghiên cứu mới ở Thụy Điển được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh Quốc (The BMJ) cho thấy những phụ nữ bị trầm cảm chu sinh (trầm cảm trong hoặc sau khi mang thai) có nguy cơ tử vong cao hơn do cả nguyên nhân tự nhiên và không tự nhiên.
Phụ nữ bị trầm cảm chu sinh có nguy cơ tử vong cao hơn thông thường.
Nghiên cứu mới về nguy cơ tử vong của phụ nữ bị trầm cảm chu sinh
Một nghiên cứu mới ở Thụy Điển được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh Quốc (The BMJ) cho thấy những phụ nữ bị trầm cảm chu sinh (trầm cảm trong hoặc sau khi mang thai) có nguy cơ tử vong cao hơn do cả nguyên nhân tự nhiên và không tự nhiên. Theo đó, tỷ lệ tử vong ở những đối tượng này cao gấp đôi bình thường, họ cũng có khả năng phạm tội cao gấp 6 lần so với những phụ nữ không mắc trầm cảm. Nguy cơ tăng lên đỉnh điểm trong vòng 30 ngày sau khi chẩn đoán trầm cảm nhưng vẫn tăng cao cho đến 18 năm sau.
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ Sổ Đăng ký Khai sinh Y tế Thụy Điển, nơi lưu trữ tất cả các ca sinh của Thụy Điển từ năm 1973. Các nhà nghiên cứu đã so sánh dữ liệu của hơn 85.600 phụ nữ được chẩn đoán trầm cảm chu sinh từ năm 2001 đến năm 2018 với hơn 865.500 phụ nữ cùng độ tuổi và sinh con cùng một năm.
Điều này giúp chúng ta thấy rằng việc chăm sóc sức khỏe tâm thần ở đối tượng phụ nữ mang thai và sau khi sinh là vô cùng quan trọng. Chúng ta cần nhận biết sớm các dấu hiệu trầm cảm ở những phụ nữ này để có biện pháp xử lý và phòng ngừa kịp thời.
Các biện pháp phòng ngừa trầm cảm trong và sau khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân gây trầm cảm chu sinh như sự thay đổi hormone đột ngột, sự thay đổi về vóc dáng, cân nặng thai nhi dần tăng cũng làm mẹ mệt mỏi hơn, ảnh hưởng của mối quan hệ vợ chồng, mệt mỏi khi chăm sóc con cái… Trầm cảm là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống, tinh thần và cả sức khỏe cho mẹ cùng thai nhi nên cần có các biện pháp ngăn chặn từ sớm.
Tham gia các lớp học tiền sản
Những người mang thai lần đầu, hay dự định mang thai nên tham gia các lớp học tiền sản. Bạn sẽ biết cách chăm sóc bản thân, chăm sóc thai nhi cũng như chuẩn bị tâm lý cho việc chăm sóc nuôi dạy con phía trước. Điều này giúp mẹ có tâm lý vững vàng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Bạn có thể học tập chính từ những người mẹ, người dì, người cô.. nếu không có các lớp học tiền sản chuyên nghiệp.
Chuẩn bị tài chính đầy đủ
Áp lực về tài chính là nguyên nhân khá thường gặp gây trầm cảm khi mang thai hay sau sinh. Bạn và chồng nên có kế hoạch kỹ trước khi mang thai, trong đó cần chuẩn bị nguồn tài chính vững vàng. Trong trường hợp mang thai ngoài dự định và tiềm lực tài chính chưa vững vàng, mẹ bầu nên chọn những công việc nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Chuẩn bị tài chính vừa đủ trước khi có kế hoạch mang bầu.
Coi trọng giấc ngủ
Khi mang thai, phụ nữ thường cảm thấy người nặng nề, tê tay chân, ốm nghén nên dễ mất ngủ. Sau khi sinh con thì nhiều phụ nữ phải thức đêm trông con quấy khóc mà không có sự hỗ trợ của người thân. Điều này khiến họ cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, suy giảm sức khỏe và dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý. Do đó, phụ nữ mang thai và sau khi sinh nên chú ý chăm sóc giấc ngủ của bản thân. Bạn nên
- Ngâm chân với nước nóng trước khi đi ngủ.
- Giữ ấm cơ thể, nên đi tất chân vào mùa lạnh hay khi trời mưa.
- Tránh ăn quá khuya hay ăn quá no, quá nhiều thực phẩm khô cứng vào buổi tối.
- Tránh xa điện thoại hay các thiết bị trước khi đi ngủ, thay vào đó mẹ có thể tập một bài yoga nhẹ nhàng, nghe nhạc hay đọc một cuốn sách về nuôi dậy con cũng rất bổ ích.
- Kê cao chân và đầu hoặc sử dụng gối chữ u cho phụ nữ có thai.
Người chồng và các người thân khác rất nên hỗ trợ để vợ được nghỉ ngơi nhiều hơn.
Chia sẻ nhiều hơn
Người phụ nữ thường rất nhạy cảm và mức độ nhạy cảm của họ tăng dần lên qua từng giai đoạn thai kỳ. Một câu chuyện nhỏ cũng có thể khiến họ khóc mà đôi khi chính bản thân các bà bầu cũng không thể hiểu được. Tuy nhiên lại cũng có những suy nghĩ mà mẹ bầu cứ giữ trong lòng, khóc một mình, không nói được với ai nên sinh tâm bệnh.
Đừng quên luyện tập thể dục mỗi ngày
Việc vận động nhẹ nhàng ở mỗi động tác sẽ giúp máu huyết lưu thông, phóng thích các năng lượng tiêu cực, hấp thụ những năng lượng tích cực và còn giúp bạn dễ sinh hơn rất nhiều.
Tự tạo niềm vui cho chính bản thân mình
Thay vì nằm nghỉ cả ngày khiến cơ thể thêm mệt mỏi uể oải, đầu óc cũng chậm chạp hơn thì sao bạn không tự đứng lên và tìm niềm vui cho chính mình. Có người cảm thấy vui vẻ khi được ăn, khi xem những bộ phim hài hước, khi được nghe nhạc nhưng cũng có người cảm thấy hạnh phúc khi dọn dẹp nhà cửa, khi được làm việc.
Đi khám thai định kỳ thường xuyên
Và tất nhiên để phòng ngừa bệnh trầm cảm khi mang thai bạn không thể quên việc đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn được. Việc khám thai sẽ đảm bảo bé phát triển một cách bình thường khỏe mạnh hoặc phát hiện sớm các vấn đề bất thường để có thể nhanh chóng giải quyết, phòng tránh các hệ lụy nguy hiểm khác xuất hiện.
Khám thai định kỳ đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Trầm cảm khi đang mang thai và sau sinh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bạn nên thực hành các biện pháp chống trầm cảm khi mang thai trong bài. Nếu có gì muốn tâm sự, chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập