Mối liên hệ giữa trầm cảm và sự giận dữ

Mục lục [Ẩn]

 

   Với những người bị trầm cảm, cáu kỉnh, giận dữ là một triệu chứng phổ biến. Họ có thể thấy tức giận với mọi thứ xung quanh, tức giận vì những điều nhỏ nhặt vô cớ, tức giận về những sự kiện trong quá khứ, hoặc thậm chí, họ tức giận với cả chính bản thân mình nữa. Nếu bạn đang trong tình trạng này, hãy theo dõi bài viết này để tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa trầm cảm và sự tức giận và cách để đối phó với tình trạng này.

 

Mối liên hệ giữa trầm cảm và sự giận dữ.

Mối liên hệ giữa trầm cảm và sự giận dữ.

 

Mối liên hệ giữa trầm cảm và sự tức giận

Tức giận có phải triệu chứng của bệnh trầm cảm không?

   Khi nhắc đến trầm cảm, chúng ta thường liên tưởng tới các triệu chứng như mệt mỏi, chán nản, buồn bã, căng thẳng kéo dài. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2013 được tiến hành trên 536 bệnh nhân trầm cảm tại 5 trung tâm y tế của Hoa Kỳ cho thấy 54,5% tổng số người bệnh (tức 292 người) có triệu chứng cáu kỉnh/ tức giận rõ ràng.

   Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu ước tính rằng 30 - 40% người bị rối loạn trầm cảm nặng đã trải qua các cơn giận dữ hoặc thịnh nộ nghiêm trọng.

   Phiên bản mới nhất của Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn tâm thần (DSM-5) không liệt kê cơn tức giận là một trong chín triệu chứng chính của bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, hướng dẫn này nhấn mạnh rằng nhiều người bị trầm cảm có cảm giác tức giận, cáu kỉnh và thất vọng dai dẳng.

   Vậy nguyên nhân gì khiến người bệnh trầm cảm có triệu chứng tức giận? Nhiều nghiên cứu cho thấy mức độ serotonin trong não thấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Theo đó, khi mức serotonin thấp, vỏ não trước trán khó kiểm soát các phản ứng cảm xúc với sự tức giận được tạo ra trong hạch hạnh nhân hơn. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ serotonin sẽ mang lại hiệu quả tốt trong việc cải thiện triệu chứng tức giận ở bệnh nhân trầm cảm.

Liệu tức giận có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm không?

  Một số nhà tâm lý học cho rằng sự tức giận có thể góp phần dẫn đến các triệu chứng trầm cảm. Theo mô hình phân tâm học cũ, những người không thể thừa nhận hoặc bày tỏ cơn tức giận với người khác cuối cùng sẽ hướng sự tức giận này về chính mình. Họ sẽ chỉ trích mình kém cỏi, hèn nhát, yếu đuối, từ đó dẫn đến trầm cảm.

   Một lý thuyết khác cho rằng, trầm cảm xảy ra khi một người không thể thoát khỏi tình huống khiến họ cảm thấy tức giận, khiến họ cứ như vậy bị “mắc kẹt” trong đó, khiến họ trầm cảm.

   Bên cạnh đó, việc nỗ lực kìm nén cảm xúc tức giận cũng có thể dẫn đến trầm cảm. Bởi khi một cá nhân cố gắng kìm nén cơn tức giận, họ cũng có khả năng kìm nén cả các cảm xúc tích cực.

 

Những đối tượng nào có khả năng có triệu chứng tức giận khi trầm cảm cao hơn?

Giới tính

   Bất cứ giới tính nào cũng có khả năng có triệu chứng tức giận khi trầm cảm. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy rằng nam giới có xu hướng tức giận khi trầm cảm nhiều hơn. Sự tức giận là dấu hiệu thường gặp của nam giới khi bị trầm cảm, một phần do định kiến giới lâu đời.

   Các định kiến giới từ thời xưa cho rằng, nam giới nên thể hiện sự cứng rắn, nghiêm nghị và tránh thể hiện sự buồn bã, yếu đuối và bất lực. Là nạn nhân của định kiến giới, rất nhiều nam giới nghĩ rằng bản thân mình phải đủ mạnh mẽ, cứng rắn để tự khắc phục những vấn đề của riêng mình. Họ sợ rằng việc tỏ ra bị tổn thương, đau đớn, thậm chí là những bệnh lý thể chất khác cũng khiến hình ảnh của họ trở nên yếu đuối, kém cỏi với người khác.

 

Nam giới bị trầm cảm có xu hướng thể hiện sự tức giận nhiều hơn.

Nam giới bị trầm cảm có xu hướng thể hiện sự tức giận nhiều hơn.

 

   Khi họ không sẵn sàng tìm sự giúp đỡ từ người khác thì những áp lực vô hình từ xã hội hoàn toàn có thể dẫn đến bộc phát sự hung hăng và bạo lực. Nam giới bị trầm cảm thường khó kiểm soát cảm xúc của bản thân, nóng nảy bất thường, dễ dàng giận dữ mặc dù trước đây họ có thể là người hiền lành, ít nổi giận. Đặc biệt, sự mất bình tĩnh có thể kéo theo các hành động bạo lực, làm tổn thương người xung quanh.

Tuổi tác

   Trẻ em và thanh thiếu niên bị trầm cảm cũng thường có triệu chứng khó chịu và cáu kỉnh nhiều hơn sự buồn bã. Vì vậy, nếu thấy con mình có tình trạng khó chịu dai dẳng, bộc phát sự tức giận và nóng tính, bạn hãy để ý xem trẻ có triệu chứng nào trong đây không:

  • Tự cô lập bản thân, không còn muốn dành thời gian cho gia đình và bạn bè.
  • Ít quan tâm đến các hoạt động thường ngày, kể cả những hoạt động yêu thích ngày xưa.
  • Ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.
  • Thường kêu rằng mình cảm thấy đau nhức trên cơ thể như đau đầu, đau người hay đau bụng.

   Một nghiên cứu năm 2011 cũng cho thấy người lớn tuổi có các triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng cũng có xu hướng thể hiện ra cảm xúc mạnh mẽ hoặc tức giận, cáu kỉnh và thù địch.

Mắc đồng thời nhiều rối loạn tâm thần

   Bạn có nguy cơ cao mang triệu chứng tức giận hơn khi bạn bị cả trầm cảm và một rối loạn tâm thần khác, như:

  • Rối loạn lo âu.
  • Rối loạn sử dụng chất.
  • Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).

 

Làm sao để đối phó với sự trầm cảm và tức giận?

Tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp

Một số phương pháp thường được sử dụng để điều trị tình trạng này là:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Thông qua liệu pháp này, bạn sẽ nhận diện và điều chỉnh những suy nghĩ sai lệch là nguồn gốc của tình trạng trầm cảm của bạn.
  • Liệu pháp tâm lý động lực: Liệu pháp này giúp bạn khám phá nguồn gốc của sự tức giận và trầm cảm.
  • Liệu pháp giao tiếp. Với liệu pháp giao tiếp , bạn sẽ học được cách để giải quyết và truyền đạt sự tức giận cũng như những cảm xúc khó bày tỏ khác mà không làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn.
  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm, trong đó có sự tức giận.
  • Các phương pháp bổ sung: Thiền, bài tập thở và các kỹ thuật thư giãn đều giúp bạn kiểm soát những cảm xúc không mong muốn đang bùng nổ.

Các mẹo quản lý trầm cảm và tức giận

Bên cạnh các liệu pháp tâm lý và thuốc, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Chia sẻ: Hãy thẳng thắn chia sẻ cảm xúc của bạn với người thân và bạn bè để họ hiểu hơn về cảm xúc của bạn, tránh hiểu lầm không mong muốn gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Bên cạnh đó, rất có thể bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ về mặt cảm xúc họ.
  • Tập thể dục: Tập thể dục giúp cải thiện bệnh trầm cảm hiệu quả, làm dịu cảm giác tức giận và căng thẳng.
  • Ngủ đủ giấc: Bạn nên dành mục tiêu ngủ từ 7 - 9 giờ. Được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cải thiện tâm trạng của bạn hiệu quả, giúp bạn kiểm soát căng thẳng và stress tốt hơn.
  • Làm những việc bạn thích: Dành thời gian cho sở thích và các hoạt động thú vị sẽ khiến bạn cảm thấy mong đợi, vui vẻ hơn và giúp cải thiện tâm trạng.
  • Dùng sản phẩm BoniBrain của Mỹ: Như đã nói ở trên, nồng độ serotonin trong cơ thể chính là yếu tố dẫn đến cảm xúc tức giận và trầm cảm. Sản phẩm BoniBrain có cây rễ vàng, L-Tryptophan, Vitamin B3, Vitamin B6 giúp kích thích cơ thể tăng tiết serotonin và tham gia vào quá trình tổng hợp serotonin trong cơ thể. Hơn thế nữa, sản phẩm này còn chứa L- Phenylalanine, L-Tyrosine, Vitamin C, Vitamin B9, Vitamin B12 giúp làm tăng dopamin trong cơ thể, đây là các hormon đóng vai trò quan trọng cho cảm giác vui vẻ, sảng khoái và dễ chịu. Trimethylglycine, magie, kẽm trong BoniBrain giúp nuôi dưỡng não bộ, làm dịu thần kinh, tăng năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, BoniBrain chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân trầm cảm nói chung và bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng tức giận nói riêng.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

   Như vậy, trầm cảm và sự tức giận có thể tác động qua lại lẫn nhau. Học cách đối mặt, thừa nhận cảm xúc của bản thân, học cách biểu đạt chúng sẽ giúp bạn dễ dàng đối phó với tình trạng này hơn. Hy vọng các biện pháp trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Điểm danh các tác hại của stress đối với sức khỏe

Với nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nỗi lo về công việc, gia đình, tài chính, các mối quan hệ xã hội… dễ khiến chúng ta bị stress. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên, không chỉ sức khỏe tinh thần bị sụt giảm mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.

Tìm hiểu cách nói chuyện với người trầm cảm

 Người trầm cảm thường tự ti, cô lập bản thân với những người xung quanh, sợ giao tiếp, nói chuyện với người khác nhất là người lạ. Do đó việc giao tiếp, nói chuyện được với người bệnh không phải dễ dàng

Những thói quen xấu tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Thông thường sau khi trải qua cú sốc tâm lý hoặc bị áp lực kéo dài, con người sẽ có nguy cơ rơi vào trầm cảm. Bên cạnh đó, một số thói quen, lối sống sinh hoạt không lành mạnh cũng là yếu tố thường gặp

Nguyên nhân và biểu hiện ở một người có ý định tự tử

Trước khi một người thực hiện hành vi tự tử, thì chắc chắn người đó đã có ý nghĩ về hành động này rất nhiều lần. Khi phát hiện sớm biểu hiện, bạn sẽ có cơ hội ngăn chặn họ biến điều đó thành hành động...

Làm sao để kiểm soát sự cáu kỉnh, giận dữ ở người trầm cảm?

Sự cáu kỉnh của người trầm cảm xuất phát từ việc họ không kiểm soát được cảm xúc của mình, cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, hoặc tự đổ lỗi cho bản thân.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

17 tuổi, tôi đã rạch tay mình nhiều lần vì trầm cảm

17 tuổi, tôi đã rạch tay mình nhiều lần vì trầm cảm

Trong mắt tất cả mọi người, gia đình tôi là gia đình kiểu mẫu, hạnh phúc. Bố tôi là trưởng phòng kinh doanh của một công ty điện tử, mẹ tôi cũng là kế toán trưởng một công ty dược.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi