Tìm hiểu về nhóm thuốc chống trầm cảm ức chế MAOI

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong các nhóm thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế Monoamine oxidase (MAOI) là nhóm thuốc đầu tiên được phát triển. Tuy nhiên, hiện nay nhóm thuốc này ít được sử dụng hơn vì có nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Mời bạn cùng tìm hiểu thêm về nhóm thuốc này trong bài viết sau.

 

Tìm hiểu về nhóm thuốc chống trầm cảm ức chế Monoamine oxidase

Tìm hiểu về nhóm thuốc chống trầm cảm ức chế Monoamine oxidase

 

Cơ chế hoạt động của thuốc chống trầm cảm MAOI

   Bộ não chứa nhiều các chất dẫn truyền thần kinh. Chúng đóng vai trò là tác nhân truyền tín hiệu giữa các tế bào não. Trong đó có bộ ba chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến tâm trạng là:

  • Serotonin: Đây là chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh tâm trạng, giúp  bạn cảm thấy dễ chịu, sảng khoái, hạnh phúc hơn. Khi cơ thể bạn có đủ serotonin, bạn sẽ dễ tập trung, ổn định cảm xúc, dễ bình tĩnh hơn.
  • Norepinephrine: Chất dẫn truyền này được giải phóng vào máu khi chúng ta phải đối mặt với một tình huống căng thẳng. Norepinephrine hoạt động như một hormone gây căng thẳng.
  • Dopamine: Chất dẫn truyền thần kinh này được giải phóng khi chúng ta đạt được một phần thưởng hay mục tiêu nào đó. Nó được coi là “hormone tạo động lực”. Khi cơ thể có nhiều dopamin, chúng ta sẽ  tràn đầy năng lượng và tinh thần sẵn sàng chinh phục các mục tiêu.

   Sau khi các chất dẫn truyền thần kinh này thực hiện xong nhiệm vụ của mình, một loại enzyme là monoamine oxidase làm nhiệm vụ phá vỡ chúng.

   Thuốc chống trầm cảm MAOI có tác dụng ức chế enzyme monoamine oxidase, ngăn ngừa sự phá hủy các chất dẫn truyền thần kinh trên. Từ đó làm tăng nồng độ của serotonin, dopamine, norepinephrine, giúp cải thiện tâm trạng và giảm lo âu.

 

Một số thuốc nhóm MAOI

Các thuốc ức chế monoamine oxidase đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt để điều trị trầm cảm là:

  • Isocarboxazid (biệt dược Marplan): Thuốc dùng đường uống với liều phổ biến từ 2 - 4 lần/ ngày.
  • Phenelzine (biệt dược Nardil): Thuốc dùng bằng đường uống, thường dùng 1 - 3 lần/ ngày theo chỉ định của bác sĩ.
  • Selegiline (biệt dược Emsam): Selegiline có 2 dạng bào chế là viên uống và miếng dán. Dạng viên uống và viên phân tán trong khoang miệng thường được chỉ định điều trị Parkinson. Dạng miếng dán được dùng để điều trị trầm cảm nặng.
  • Tranylcypromine (biệt dược Parnate): Thuốc dùng đường uống. Liều thông thường là 30 mg mỗi ngày, chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi chiều.

 

Chỉ định thuốc chống trầm cảm MAOI

   Thông thường, bác sĩ thường chỉ định nhóm thuốc chống trầm cảm này khi thất bại trong việc điều trị bằng các nhóm thuốc khác. Nguyên nhân do đây là nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ nhất.

   Ngoài chỉ định chính của nhóm là điều trị trầm cảm, thuốc ức chế Monoamine oxidase còn được chỉ định để điều trị các tình trạng khác như:

  • Rối loạn lo âu.
  • Rối loạn lưỡng cực.
  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
  • Rối loạn ăn uống.
  • Các rối loạn tâm thần khác.

 

Tác dụng phụ của MAOI

   Các tác dụng phụ phổ biến nhất của MAOI là:

  • Buồn ngủ, hoặc khó ngủ.
  • Nhức đầu, chóng mặt , choáng váng có thể gây ngất xỉu.
  • Khô miệng , mờ mắt , và ăn không ngon miệng.
  • Gây tăng hoặc hạ huyết áp.
  • Thay đổi nhịp tim và mạch đập.
  • Co giật cơ hoặc chuột rút, cảm giác bồn chồn hoặc cảm giác kim châm trên da.
  • Tăng cân.
  • Buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Kích ứng da..
  • Mất ham muốn hoặc khả năng tình dục, khó đạt cực khoái..

 

Thuốc chống trầm cảm MAOI gây tăng hoặc hạ huyết áp.

Thuốc chống trầm cảm MAOI gây tăng hoặc hạ huyết áp.

 

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc - thuốc

   MAOI có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng khi bạn dùng chúng với một số loại thuốc như:

  • Các thuốc chống trầm cảm khác như thuốc chống trầm cảm TCAs, SSRIs.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc ho dextromethorphan, thuốc  phenylephrine và một số loại thuốc gây mê.

   Đặc biệt, khi sử dụng hai thuốc làm tăng serotonin cùng một lúc (như thuốc trầm cảm nhóm khác), bạn có nguy cơ gặp phải hội chứng serotonin. Hội chứng này có những triệu chứng sau:

  • Cảm thấy kích động hoặc bồn chồn.
  • Nhịp tim nhanh hoặc huyết áp cao.
  • Tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn.
  • Thấy ảo giác, mất phương hướng.
  • Sốt, đổ mồ hôi.
  • Mất phối hợp cơ hoặc co giật cơ
  • Đồng tử giãn nở.
  • Hôn mê.

   Vì vậy, khi muốn sử dụng bất kỳ thuốc nào trong thời gian đang sử dụng MAOI, bạn hãy trao đổi và xin ý kiến của bác sĩ.

Tương tác thuốc - thức ăn

   Khi dùng MAOI, bạn nên tránh ăn các thực phẩm có hàm lượng tyramin cao như:

  • Phô mai lâu năm (ví dụ: phô mai thủ công lâu năm).
  • Thịt đã qua chế biến như xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói,...
  • Cá khô, cá xông khói.
  • Sản phẩm đậu nành và đậu phụ.
  • Dưa bắp cải và kim chi.
  • Trái cây quá chín hoặc khô.
  • Socola, sữa chua.
  • Trái cây có múi, nho, chuối, quả sung, các loại hạt.
  • Rượu vang đỏ, bia.
  • Nước tương.

   Lưu ý: Càng để lâu thì hàm lượng tyramin trong những thực phẩm này lại càng tăng. Phần lớn các thực phẩm chứa hàm lượng tyramin cao thường là thực phẩm lên men hoặc thực phẩm khô. Do đó, hãy ăn những thực phẩm như trái cây, rau, thịt tươi, vừa chế biến nếu bạn đang sử dụng MAOI,

 

Thận trọng

Phụ nữ mang thai và cho con bú

   Hiện nay chưa có đủ thông tin về tính an toàn của MAOI với phụ nữ mang thai. Chúng có thể gây hại cho trẻ nhỏ, do đó bạn hãy trao đổi với bác sĩ nếu có ý định mang thai. Bạn không nên tự ý ngừng thuốc mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Nguy cơ tự tử

   Cũng như những thuốc chống trầm cảm khác, MAOIs có thể gia tăng suy nghĩ hoặc hành vi tự sát khi dùng thuốc ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên dưới 25 tuổi, đặc biệt là trong vài tuần đầu sau khi bắt đầu hoặc khi thay đổi liều lượng.

   Bất kỳ ai dùng thuốc chống trầm cảm đều phải được theo dõi chặt chẽ để phát hiện dấu hiệu trầm cảm nặng hơn hoặc có hành vi bất thường. Nếu bạn hoặc ai đó bạn biết có ý định tự tử khi dùng thuốc chống trầm cảm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị.

Ngừng thuốc

   Nếu bạn dừng MAOI đột ngột, bạn có nhiều khả năng gặp phải phản ứng giống hội chứng cai nghiện như:

  • Các triệu chứng giống cúm (đổ mồ hôi, ớn lạnh, buồn nôn)
  • Khó ngủ
  • Kích động
  • Lú lẫn
  • Loạn thần.

   Do đó, nếu muốn ngừng thuốc, bạn hãy trao đổi với bác sĩ điều trị .

 

Thận trọng khi sử dụng thuốc chống trầm cảm

Thận trọng khi sử dụng thuốc chống trầm cảm

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nhóm thuốc chống cảm ức chế monoamine oxidase: cơ chế, chỉ định, tác dụng phụ và tương tác thuốc. Nếu có dấu hiệu của bệnh trầm cảm, bạn hãy đến gặp các chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý để có phương hướng điều trị phù hợp. Bạn không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của các bác sĩ đâu nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Thuốc chống trầm cảm và tác dụng phụ trên thị lực

Thuốc chống trầm cảm có rất nhiều tác dụng phụ, trong đó có tác dụng phụ trên thị lực. Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài này nhé!

Cẩn trọng hội chứng serotonin khi sử dụng thuốc chống trầm cảm

Cẩn trọng hội chứng serotonin khi sử dụng thuốc chống trầm cảm.

Tại sao bạn sử dụng thuốc chống trầm cảm không có hiệu quả?

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân khiến thuốc chống trầm cảm không có hiệu quả với bạn và một số biện pháp để khắc phục, mời bạn cùng theo dõi.

Hội chứng cai thuốc: Các triệu chứng thường gặp khi ngừng thuốc chống trầm cảm

Hội chứng cai thuốc là tập hợp các triệu chứng xảy ra khi bệnh nhân giảm hoặc ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm

Cần chuẩn bị gì trước khi tham gia trị liệu tâm lý đầu tiên

Trị liệu tâm lý là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho các chứng bệnh rối loạn tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân bước vào buổi trị liệu đầu tiên với tâm thế chưa sẵn sàng.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

17 tuổi, tôi đã rạch tay mình nhiều lần vì trầm cảm

17 tuổi, tôi đã rạch tay mình nhiều lần vì trầm cảm

Trong mắt tất cả mọi người, gia đình tôi là gia đình kiểu mẫu, hạnh phúc. Bố tôi là trưởng phòng kinh doanh của một công ty điện tử, mẹ tôi cũng là kế toán trưởng một công ty dược.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi