Cha mẹ thiếu đi các nguồn lực hỗ trợ thường bị kiệt sức.

Mục lục [Ẩn]

 

    Làm cha mẹ là một hành trình đầy thiêng liêng nhưng cũng không thiếu những khó khăn, mệt mỏi. Việc căng thẳng trong khi nuôi dạy con cái là hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu cha mẹ không nhận được sự hỗ trợ kịp thời, các căng thẳng sẽ ngày càng kéo dài và trầm trọng hơn, khi đó sẽ xảy ra tình trạng cha mẹ kiệt sức (Parental Burnout).

 

Kiệt sức khi làm cha mẹ là gì?

Kiệt sức khi làm cha mẹ là gì?

 

Kiệt sức khi làm cha mẹ là gì?

   Việc làm cha mẹ không hề dễ dàng, có quá nhiều thứ phải lo lắng khiến những người làm cha, làm mẹ rất dễ phải đối diện với tình trạng căng thẳng. Một phân tích của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) trong 10 năm ở Mỹ cho thấy cha mẹ của trẻ em dưới 18 tuổi có mức độ căng thẳng cao hơn những người khác. Vào năm 2023, ⅓ cha mẹ có mức độ căng thẳng cao (8,9 hoặc 10 trên thang điểm 10, trong đó 10 là rất căng thẳng).

    Nếu cha mẹ không nhận được sự hỗ trợ kịp thời, các căng thẳng sẽ ngày càng kéo dài và trầm trọng hơn, khi đó sẽ xảy ra tình trạng cha mẹ kiệt sức (Parental Burnout)

    Kiệt sức khi làm cha mẹ là trạng thái kiệt sức về cả thể chất, cảm xúc và tinh thần trong hành trình làm cha/ mẹ của mỗi cá nhân, khiến họ cảm thấy mất gắn kết với việc nuôi dạy con cái và nghi ngờ khả năng liệu mình có thể trở thành người cha, người mẹ tốt hay không. Họ có thể kiệt sức đến nỗi chỉ cần nghĩ đến việc nuôi dạy con cái thôi cũng đã khiến họ cảm thấy kiệt quệ, và căng thẳng tột cùng.

   Cha mẹ bị kiệt sức có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần cao hơn và gia tăng xung đột trong công việc hoặc gia đình, góp phần làm giảm hạnh phúc trong nhiều khía cạnh của cuộc sống.

    Bên cạnh đó, kiệt sức khi làm cha mẹ cũng khiến cha mẹ ngày càng trở nên xa cách về mặt tình cảm với con cái. Họ ngày càng ít cảm xúc tích cực trong mối quan hệ với con. Các tương tác chỉ giới hạn ở khía cạnh "nghĩa vụ phải thế" và "tự động như một chiếc máy" mà mất đi khía cạnh cảm xúc, gắn bó, và yêu thương. Theo đó, họ không cảm thấy mình là cha mẹ tốt nữa và mất đi niềm vui khi ở bên con cái.

 

Các dấu hiệu kiệt sức khi làm cha mẹ

   Dưới đây là một số dấu hiệu tiềm ẩn của tình trạng kiệt sức khi làm mẹ:

  • Mệt mỏi về tinh thần và/ hoặc kiệt sức về thể chất
  • Thường xuyên cáu giận, nhiều khi chỉ vì những lý do rất nhỏ.
  • Cảm thấy kiệt quệ về mặt cảm xúc
  • Mất kết nối hoặc cô lập với người khác, kể cả với con cái của mình
  • Cảm thấy tội lỗi khi làm cha mẹ, luôn nghĩ mình là một phụ huynh không tốt, không đủ năng lực.
  • Nghi ngờ về những lựa chọn trong quá khứ, ví dụ như hối hận vì đã có con.
  • Có những tưởng tượng “thoát ly” khỏi thực tại để giảm căng thẳng.
  • So sánh bản thân với những cha/ mẹ khác.

 

Điều gì dẫn đến tình trạng kiệt sức khi làm cha mẹ

   Một số nguyên nhân có thể dẫn tình trạng kiệt sức ở cha mẹ là:

  • Cha mẹ có theo đuổi "Chủ nghĩa hoàn hảo" trong nuôi dạy con cái.
  • Cha mẹ có vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu.
  • Cha mẹ thiếu đi những nguồn lực hỗ trợ về cả vật chất và tinh thần từ bên ngoài trong quá trình nuôi dạy con cái (Ví dụ: Người bạn đời, gia đình...).
  • Cha mẹ của những trẻ nhỏ có gặp các vấn đề về phát triển, hành vi, sức khoẻ (Thể chất và Tâm thần).
  • Cha mẹ thiếu kỹ năng nuôi dạy con cái.
  • Cha mẹ gặp vấn đề trong công việc (Ví dụ: Phải làm thêm quá nhiều việc hoặc ở nhà làm nội trợ, không có công việc full-time).

 

Cha mẹ thiếu đi các nguồn lực hỗ trợ thường bị kiệt sức.

Cha mẹ thiếu đi các nguồn lực hỗ trợ thường bị kiệt sức.

 

Làm thế nào để phục hồi sau khi kiệt sức vì làm mẹ

   Dưới đây là các  cách để đối phó với tình trạng kiệt sức khi làm mẹ:

Biết các yếu tố nguy cơ

   Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng tình trạng kiệt sức khi làm cha mẹ. Ví dụ như có quá nhiều thứ phải làm, gia đình bất đồng quan điểm trong nuôi dạy con cái,....

   Bằng cách xác định được yếu tố nguy cơ, bạn sẽ biết được mình phải làm gì, sắp xếp các tác nhân gây căng thẳng thành các nhóm để quyết định điều tốt nhất nên làm.

Đừng so sánh mình với những bà mẹ khác

    Thay vì so sánh bản thân với bạn bè hoặc những bà mẹ khác trên mạng xã hội, điều quan trọng nhất là tìm ra phương pháp nuôi dạy con cái phù hợp với bạn và gia đình. Làm cha mẹ rất khó để nói phương pháp nào là đúng, là sai, nhưng việc nuôi dạy con theo cách phù hợp với các giá trị của bạn và gia đình sẽ giúp bạn ít căng thẳng, mất kiểm soát hơn.

Viết nhật ký theo dõi tâm trạng của bạn

   Bạn nên có một quyển nhật ký để theo dõi tâm trạng trong hành trình làm cha mẹ của bạn thân. Điều này giúp bạn biết được mình đã làm được những gì, có gì còn thiếu sót, đây cũng được coi là một việc tự chăm sóc cảm xúc của bản thân.

Nuôi dạy con cái có chánh niệm

   Nuôi dạy con cái có chánh niệm sẽ giúp bạn tập trung vào hiện tại và các nhiệm vụ trong tầm tay thay vì cứ lo lắng về những gì sắp xảy ra. Tập trung vào “hiện tại” sẽ làm giảm sự căng thẳng và lo lắng cho bạn.

Tự chăm sóc bản thân

   Điều quan trọng, bạn phải coi chăm sóc sức khỏe của mình là quan trọng nhất, bạn nên:

  • Xây dựng cho mình các thói quen lành mạnh, như ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, tập thể dục, dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp để kiểm soát căng thẳng.
  • Dành thời gian cho riêng mình: Bên cạnh việc dành thời gian cho con cái thì bạn cần một chút thời gian cho chính mình để hồi phục năng lượng. Lúc này, bạn hãy dành thời gian để làm những việc mình yêu thích, bỏ gánh nặng làm cha, làm mẹ sang một bên.
  • Dùng BoniBrain của Mỹ để kiểm soát căng thẳng. Với thành phần từ các loại thảo dược, acid amin, vitamin và dưỡng chất, BoniBrain giúp làm tăng hormone hạnh phúc, giảm các cảm xúc tiêu cực, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, vui vẻ, giúp ngủ ngon.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

   Việc nuôi dạy con cái không hề là một điều dễ dàng, muốn con hạnh phúc, khỏe mạnh, cha mẹ phải thật hạnh phúc và khỏe mạnh. Vì vậy, bạn không nên tạo áp lực quá lớn với bản thân mình, chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất là điều vô cùng quan trọng. Khi có các vấn đề về sức khỏe tinh thần, nên sớm đến các cơ sở chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi