Điều gì thôi thúc người bệnh trầm cảm có ý định tự tử?

Mục lục [Ẩn]

 

    Số liệu thống kê tại nước ta cho thấy, số người tử vong vì trầm cảm mỗi năm lên tới 40.000 người, cao gấp 4 lần so với tử vong do tai nạn giao thông, và đa phần người bệnh trầm cảm tử vong là do tự sát.

   Vậy, điều gì đã thôi thúc người bệnh trầm cảm có ý định tự tử? Làm cách nào để ngăn chặn hành vi này? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Điều gì thôi thúc người bệnh trầm cảm có ý định tự tử?

Điều gì thôi thúc người bệnh trầm cảm có ý định tự tử?

 

Mối liên hệ giữa trầm cảm và tự tử

   Trầm cảm là một loại tâm bệnh vô cùng phổ biến hiện nay. Bệnh được bắt gặp ở mọi độ tuổi, từ trẻ em, thanh thiếu niên, người trung và cao tuổi. Người bệnh trầm cảm luôn có biểu hiện chán nản, buồn bã, mất động lực, mất niềm tin vào bản thân, bi quan, thậm chí là có ý định tự tổn hại bản thân.

   Các thống kê cho thấy, số người tìm đến việc tự tử đang gia tăng trong những năm trở lại đây. Trong số đó, có đến 80 - 90% các trường hợp tự tử đều mắc chứng trầm cảm.

   Một nghiên cứu vào năm 2017 của Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, có khoảng 40.000 người Việt Nam tự tử mỗi năm do trầm cảm. Con số này cao gấp 4 lần số người tử vong do tai nạn giao thông.

 

Những suy nghĩ thôi thúc người bệnh trầm cảm tìm đến việc tự tử

   Khi mắc trầm cảm, người bệnh sẽ nhìn mọi thứ dưới một lăng kính tối tăm và bi quan. Họ không thể tự thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực, và chính điều này định hướng người bệnh thực hiện những hành vi tự tổn tại bản thân.

    Theo đó, một số ý nghĩ thôi thúc người bệnh trầm cảm tìm đến ý định tự tử có thể kể đến như:

Mong muốn được đoàn tụ với người đã khuất

   Đối diện với sự ra đi đột ngột của người thân chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Sự mất mát này có thể khiến cho những người mạnh mẽ nhất cũng trở nên suy sụp, đau khổ.

    Mỗi người sẽ đối diện với nỗi đau này theo một cách khác nhau. Có người cảm thấy hụt hẫng, lạc lõng, mất phương hướng khi nghĩ đến việc sẽ chỉ còn lại một mình, không có người thân bên cạnh.

   Có người lại cảm thấy tội lỗi vì chưa thể thực hiện lời hứa, hay đã không đối xử tốt với người đã khuất. Có người bị nỗi nhớ dằn vặt, giằng xé, bào mòn tinh thần và tìm đến cái chết với mong muốn được đoàn tụ với người đã khuất.

Mong muốn thoát khỏi sự đau khổ

   Người bệnh trầm cảm có thể không thực sự muốn tự sát, mà họ làm điều này chỉ vì muốn chấm dứt nỗi đau về tinh thần. Sự đau đớn của họ dường như đã đạt đến mức cực hạn, họ không thể chịu đựng nổi nữa, và cho rằng chết đi là cách duy nhất để thoát khỏi tình huống đau khổ này.

 

Người bệnh trầm cảm tim đến tự tử do muốn kết thúc sự đau khổ

Người bệnh trầm cảm tim đến tự tử do muốn kết thúc sự đau khổ

 

Do những suy nghĩ sợ hãi quá mức

    Nỗi sợ hãi ở người bệnh trầm cảm thường sẽ bị khuếch đại lên gấp nhiều lần. Đó có thể là một vấn đề khá bình thường, có nhiều cách để giải quyết. Thế nhưng, với người bị trầm cảm, thì vấn đề này dường như là một dấu chấm hết đối với họ.

    Một ví dụ cho trường hợp này là câu chuyện của chị T, 25 tuổi, ở TP.HCM bị béo phì và rơi vào trầm cảm vì luôn tự ti với cơ thể mình. Gần đây, chị phát hiện mình bị mắc tiểu đường. Cách đây vài năm, người thân của chị đã tử vong vì biến chứng của căn bệnh này. Do đó, chị luôn trong tâm trạng buồn bã và lo sợ mình sẽ mất vì tiểu đường. Hậu quả là, chị T chán nản, từ chối điều trị, tinh thần ngày càng suy sụp, thậm chí có ý định tự tử. May mắn người thân phát hiện và kịp thời ngăn cản.

Do cảm thấy mình không còn giá trị

   Một số người bệnh trầm cảm bị mất niềm tin nghiêm trọng vào bản thân. Họ cho rằng bản thân mình là người bất tài, vô dụng, không làm được trò trống gì. Họ không thể chịu đựng được việc sống mà chỉ làm gánh nặng cho người khác, nên nghĩ rằng “thà chết cho xong”.

Do cảm giác tội lỗi quá lớn

   Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có những lúc mắc lỗi, nhưng sau đó sẽ tìm cách sửa chữa và không tái phạm. Tuy nhiên, những người trầm cảm sẽ luôn tự khuếch đại lỗi lầm của mình lên, cho rằng nó rất nghiêm trọng, không thể cứu vãn. Điều này khiến cho họ tủi hổ, dằn vặt, trách móc bản thân, rồi bế tắc và nghĩ đến việc tự sát để đền tội.

 

 Cảm giác tội lỗi khiến người bệnh đi đến quyết định tự sát

Cảm giác tội lỗi khiến người bệnh đi đến quyết định tự sát

 

Dấu hiệu cảnh báo người bệnh trầm cảm có ý định tự tử

   Người bệnh trầm cảm có ý định tự tử thường không có biểu hiện nhất quán. Mỗi trường hợp sẽ có thể biểu hiện một cách khác nhau. Những hành động và lời nói của họ có thể vẫn rất bình thường, nên rất khó phát hiện.

    Nhìn chung, một số dấu hiệu cảnh báo hành vi tự tử ở người bệnh trầm cảm có thể kể đến là:

  • Nói về tự tử, cái chết và/ hoặc không còn lý do để sống.
  • Đột nhiên quan tâm đến cái chết.
  • Rút lui khỏi bạn bè và/ hoặc các hoạt động xã hội.
  • Chuẩn bị cho cái chết bằng cách lập di chúc bất ngờ, dặn dò người khác, và những sắp xếp cuối cùng,...
  • Cho đi những của cải quý giá.
  • Gia tăng việc sử dụng rượu hoặc các chất gây nghiện.
  • Trở nên liều lĩnh hơn, bốc đồng hơn.
  • Thể hiện cảm giác tuyệt vọng.
  • Trong nhà xuất hiện nhiều vật dụng có thể dùng để tự sát.
  • Đột nhiên trở nên vui vẻ hơn, muốn ăn uống, vui chơi nhiều hơn. Điều này rất dễ gây nhầm lẫn cho người khác. Người bệnh có tinh thần tốt hơn bởi lẽ họ cảm thấy mình sắp được giải thoát, không còn phải chịu đựng đau khổ.

 

Làm cách nào để ngăn chặn hành vi tự sát ở người bệnh trầm cảm?

   Ngăn chặn hành vi tự sát ở người bệnh trầm cảm không phải là điều dễ dàng. Bởi lẽ, chúng ta không sống trong thế giới của người trầm cảm, không kiểm soát được những suy nghĩ của họ. Một người khi đã được cứu sống, họ có thể tiếp tục tự sát thêm nhiều lần nữa.

    Chính vì vậy, điều quan trọng nhất để ngăn chặn hành vi tự sát là phải theo dõi người bệnh sát sao, nhất là khi họ có những biểu hiện bất thường. Đồng thời, bạn cũng cần giữ bình tĩnh, đồng cảm và dành nhiều thời gian để trò chuyện, lắng nghe những tâm sự của họ, động viên và giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn.

    Khi người bệnh có dấu hiệu muốn tự sát, bạn hãy đưa người bệnh đến gặp các chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia sẽ giúp người bệnh nhận thức được những suy nghĩ và hành vi sai lệch, từ đó thay đổi theo hướng tích cực hơn.

 

Bạn có thể đưa người bệnh đến gặp các chuyên gia tâm lý

Bạn có thể đưa người bệnh đến gặp các chuyên gia tâm lý

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về những điều thôi thúc người bệnh trầm cảm tìm đến việc tự tử, và cách ngăn chặn. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Trầm cảm vì vỡ mộng lấy chồng ngoại

Trầm cảm vì vỡ mộng lấy chồng ngoại.

Trầm cảm vì mâu thuẫn với mẹ chồng: Nguyên nhân và hướng giải quyết

Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu là vấn đề rất thường gặp ở mỗi gia đình. Nếu không biết cách giải quyết, tình trạng này không chỉ đe dọa hạnh phúc gia đình mà còn có nguy cơ khiến người người trong cuộc rơi vào trạng thái trầm cảm.

BoniBrain có tốt không? Những ai nên dùng BoniBrain?

BoniBrain có tốt không? Sản phẩm này được nhập khẩu từ Mỹ, có thành phần toàn diện và đã có nhiều người sử dụng thu được hiệu quả tốt.

Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần

Hầu hết, chúng ta thường chỉ quan tâm đến sức khỏe thể chất mà coi nhẹ sức khỏe tinh thần. Thực tế, nếu tinh thần suy kiệt sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề như rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ...

Trầm cảm mà không có biểu hiện buồn

Trầm cảm nhưng không có cảm giác buồn còn có một cái tên riêng đó là: Nondysphoric depression.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Cách tìm lại sự tự tin, hạnh phúc khi bị chồng bạo hành tinh thần mỗi ngày

Cách tìm lại sự tự tin, hạnh phúc khi bị chồng bạo hành tinh thần mỗi ngày

Trong mơ, có lúc tôi còn giật mình bật dậy vì nhớ ra có một khoản tiền chợ chưa ghi vào sổ. Thế là, tôi lại thao thức tới sáng với bao suy nghĩ ngổn ngang, nước mắt cứ chảy vòng quanh bên cạnh tiếng thở đều của chồng.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi