Trầm cảm do mạng xã hội: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Mục lục [Ẩn]

 

   Mạng xã hội là nơi chúng ta cập nhật tin tức, thể hiện cá tính của bản thân hoặc liên lạc với nhau. Thế nhưng, nó cũng là con dao hai lưỡi, có thể khiến chúng ta buồn bã, thất vọng, tăng nguy cơ trầm cảm. Vậy dấu hiệu nhận biết người bị trầm cảm do mạng xã hội là gì? Cách khắc phục ra sao?

 

Tại sao sử dụng mạng xã hội lại gây trầm cảm?

Tại sao sử dụng mạng xã hội lại gây trầm cảm?

 

Tại sao sử dụng mạng xã hội lại gây trầm cảm?

   Thời đại 5.0 hiện nay, công nghệ thông tin phát triển rầm rộ. Theo đó, hàng loạt các ứng dụng mạng xã hội được ra đời như Facebook, Instagram, Zalo, Twitter và gần đây nhất là Tiktok… Một người thể sở hữu 4-5 tài khoản mạng xã hội khác nhau.

   Đây là nơi mọi người cập nhật thông tin, kết nối với người khác dù ở bất cứ đâu, học tập và làm việc trực tuyến một cách tiện lợi. Thế nhưng, đằng sau những lợi ích đó thì mạng xã hội có hệ lụy rất nghiêm trọng là tăng nguy cơ trầm cảm bởi:

  • Tiếp nhận quá nhiều thông tin tiêu cực: Sự kiện về dịch bệnh, tai nạn giao thông, bạo hành, gây gổ thậm chí chém giết nhau đều được tung lên mạng. Khi tiếp nhận quá nhiều thông tin như vậy mỗi ngày, tinh thần bạn cũng trở nên tiêu cực hơn.
  • Cảm giác cô đơn: Xuất hiện ở đối tượng không được cha mẹ quan tâm, bị bạn bè cô lập… Họ tìm đến mạng xã hội để giảm bớt cảm giác tiêu cực này. Tuy nhiên thực tế, nó lại càng làm tăng thêm nỗi cô độc của họ. Bởi lẽ khi lên mạng, họ thấy người ta ở bên nhau vui vẻ, còn họ chỉ có một mình. Cảm giác ghen tị, cô đơn bao trùm lấy tâm trí họ.
  • Áp lực đồng trang lứa: Việc lên mạng thấy các bạn cùng tuổi đăng tải những thành tựu mà họ đã đạt được sẽ khiến bản thân xuất hiện cảm xúc ghen tị, đố kỵ. Họ thấy mình thật kém cỏi, thất vọng về bản thân, dần khép mình lại với xã hội.
  • Ảnh hưởng từ thế giới ảo: Một người có thể tạo nhiều tài khoản mạng xã hội khác nhau với tên tuổi ảo và thể hiện bản thân ở đó. Họ thỏa thích làm mọi thứ mà không ai biết họ là ai. Dần dần, họ bị nghiện mạng xã hội, mất dần các kỹ năng sống bên ngoài đời thực, chỉ muốn chìm đắm trong thế giới ảo. Đồng thời họ tin vào những thông tin trên mạng xã hội, có những trang mạng cổ xúy cho những hành động tiêu cực như tự hại hoặc tự tử và nhiều người có thể làm theo những hành động đó dẫn tới hậu quả nặng nề.
  • Tâm lý yếu: Khi tiếp nhận vô vàn thông tin tiêu cực, những người có tâm lý yếu càng dễ bị căng thẳng, lo lắng hơn.

 

Người bị tâm lý yếu dễ trầm cảm do mạng xã hội

Người bị tâm lý yếu dễ trầm cảm do mạng xã hội

 

  • Bạo lực mạng: Việc bị bêu xấu, nhục mạ, hạ thấp danh dự… trên mạng là nguyên nhân khiến nhiều người bị tổn thương tâm lý, tăng nguy cơ trầm cảm.
  • Một số yếu tố khác: Việc dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội thay thế cho các hoạt động lành mạnh khác như tập thể dục, ngủ, ăn uống khoa học… cũng khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

 

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm do mạng xã hội

   Bạn có thể nhận thấy một người bị trầm cảm do mạng xã hội thông qua các dấu hiệu sau:

  • Dành quá nhiều thời gian để lên mạng xã hội, cảm thấy bứt rứt, khó chịu nếu không kiểm tra tin nhắn, thông báo của mạng xã hội.
  • Chìm đắm quá mức vào thế giới ảo, tách biệt bản thân với thế giới hiện thực bên ngoài, giảm các kỹ năng xã hội.
  • Căng thẳng, lo lắng, kích động nếu không có điện thoại ở bên/điện thoại hết pin/không có mạng.
  • Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, thiếu ngủ vì lướt mạng xã hội cũng.
  • Mất dần các mối quan hệ ngoài đời thực.
  • Tính tình thay đổi, khó kiểm soát cảm xúc, dễ cáu gắt, khó chịu, có hành vi bốc đồng với những người xung quanh. Đặc biệt ở các nhóm trẻ vị thành niên, nếu bị cha mẹ cấm cản, không cho sử dụng mạng xã hội có thể trở nên cực kỳ kích động, ăn vạ, thậm chí xúc phạm cha mẹ.

 

Trẻ bị cấm dùng mạng xã hội sẽ trở nên kích động, ăn vạ cha mẹ

Trẻ bị cấm dùng mạng xã hội sẽ trở nên kích động, ăn vạ cha mẹ

 

  • Khí sắc ngày càng sụt giảm, mệt mỏi, chán nản, ăn uống không ngon, cảm thấy tuyệt vọng nhưng không thể nào ngừng việc vào mạng xã hội.
  • Gặp một số vấn đề về thể chất như đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, choáng váng
  • Mất tập trung, lơ đãng, suy giảm chất lượng học tập và công việc.
  • Cảm thấy bản thân vô dụng, thất bại, thua kém người khác.
  • Cơ thể suy nhược, cân nặng giảm sút, cơ thể ngày càng gầy gò thiếu sức sống.

   Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh trầm cảm do mạng xã hội tiến triển nặng, không chỉ bào mòn sức khỏe thể chất lẫn tinh thần người bệnh mà còn tăng nguy cơ tự tử. 

 

Làm thế nào để vượt qua trầm cảm do mạng xã hội?

   Để điều trị trầm cảm do mạng xã hội, tùy mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện hoặc chữa tại nhà.

   Thông thường, người bệnh sẽ được kê các nhóm thuốc an thần, thống chống trầm cảm, thuốc giảm lo âu để cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, thuốc tây y cũng là con dao 2 lưỡi. Đối với trường hợp trẻ tuổi, sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể gây kích thích quá mức, tăng nguy cơ tự sát.

   Bởi vậy, biện pháp an toàn hơn cho người bị trầm cảm do mạng xã hội là trị liệu tâm lý kết hợp với sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

  • Trị liệu tâm lý giúp người bệnh nhìn nhận rõ ràng vấn đề của bản thân, giải tỏa cảm xúc căng thẳng, đưa nhận thức của người bệnh trở về với thực tại. Qua đó, hành vi tiêu cực của họ sẽ được kiểm soát. Ngoài ra, liệu pháp tâm lý còn giúp bệnh nhân dần hòa nhập trở lại với xã hội.
  • BoniBrain giúp kích thích cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc là serotonin và dopamin, giảm căng thẳng, buồn rầu, tạo cảm giác vui vẻ, hạnh phúc cho người bệnh. Đặc biệt, sản phẩm này từ thiên nhiên nên rất an toàn, phù hợp với mọi đối tượng.

   Khi kết hợp cả hai biện pháp trên, bệnh trầm cảm do mạng xã hội sẽ được cải thiện tốt.

   Như vậy, bên cạnh những lợi ích mà mạng xã hội đem lại thì nó cũng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến bệnh trầm cảm. Nếu chẳng may bị mắc bệnh này, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0243.760.6666 giờ hành chính để các chuyên gia tâm lý tư vấn cho bạn!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Trẻ mắc bệnh tâm thần vì lạm dụng mạng xã hội

Mới đây, đã có trường hợp một bệnh nhân 14 tuổi phải nhập viện điều trị chứng trầm cảm, nguyên nhân do lạm dụng mạng xã hội, thường xuyên truy cập các nội dung tiêu cực.

Mối liên hệ giữa rối loạn ăn uống và bệnh trầm cảm

Rối loạn ăn uống là một vấn đề tâm lý làm thay đổi thói quen ăn uống của người bệnh theo hướng không lành mạnh, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và vóc dáng của bệnh nhân.

Những lợi ích và tác hại của cảm xúc tiêu cực

Những lợi ích và tác hại của cảm xúc tiêu cực.

Khủng hoảng hiện sinh: Nguyên nhân và hệ lụy!

Nếu bạn cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa, luôn tự hỏi bản thân rằng “mình sống với mục đích gì?”; “sao mình lại tồn tại trên thế giới này?”; thì chứng tỏ bạn đang bị khủng hoảng hiện sinh.

Tìm hiểu về trầm cảm có triệu chứng loạn thần

Tìm hiểu về trầm cảm có triệu chứng loạn thần.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi