Vỡ mộng xuất ngoại, nhiều người bị trầm cảm, rối loạn tâm thần

Mục lục [Ẩn]

 

    Khác với tưởng tượng về tương lai tốt đẹp khi xuất ngoại, nhiều du học sinh, trẻ em được xuất ngoại cùng cha mẹ từ nhỏ hay người đi xuất khẩu lao động đã gặp phải các vấn đề trên sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu

 

Vỡ mộng xuất ngoại, nhiều người bị trầm cảm, rối loạn tâm thần

Vỡ mộng xuất ngoại, nhiều người bị trầm cảm, rối loạn tâm thần

 

Vô vàn nguyên nhân khiến người xuất khẩu lao động mắc rối loạn tâm thần

    Gần đây, có nhiều bài báo về việc học sinh dù học giỏi nhưng cũng không thi đại học mà lựa chọn xuất khẩu lao động để “đổi đời”. Hay những người kinh tế khó khăn, đã phải vay mượn khoản tiền lớn để được đi làm ở nước ngoài với mục tiêu thoát nghèo. Vậy nhưng, có không ít người khi đi xuất khẩu lao động đã phải về nước trong tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

    Như trường hợp của anh Minh 37 tuổi ở Bắc Giang là một ví dụ. Trước đây anh làm việc ở Đài Loan, nhưng sau đó chuyển sang Hàn Quốc vì thu nhập ở đây cao hơn. Tuy nhiên, ở môi trường làm việc mới, anh gặp nhiều vấn đề như khí hậu quá lạnh khiến sức khỏe anh yếu đi. Anh lại biết quá ít tiếng Hàn nên bị lúng túng trong giao tiếp với đồng nghiệp cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Vì yêu cầu kỹ thuật ở đây cũng cao hơn nên anh không đáp ứng được.

    Lúc này, anh trở nên bế tắc, lo sợ và kiệt sức, ở lại thì làm không nổi nhưng nếu về thì lấy gì trả nợ khoản vay để được ra nước ngoài. Dần dần, anh bị rối loạn lo âu và trầm cảm, phải về nước điều trị dài ngày. 

    Anh Quyết ở Hà Nam cũng đã phải về nước do rối loạn tâm thần sau một thời gian làm việc tại Hàn Quốc. Trong quá trình điều trị, anh vẫn thường xuyên mơ thấy mình đang đối mặt với nỗi sợ hãi mất việc, về nước với đống nợ nần.

    Khác với anh Minh, anh Quyết lại là một kỹ sư giỏi, tiếng anh tốt nên kiếm được việc ở một nhà máy tại Hàn Quốc. Trong quá trình làm việc, anh luôn phải gồng mình để  bám trụ bởi nhà máy này liên tục sa thải nhân viên không đạt yêu cầu. Nhờ cố gắng mà anh hoàn thành tốt công việc, nhưng vì vậy mà anh luôn bị đồng nghiệp bản xứ ghen ghét, tìm cách chơi xấu. Lúc nào anh cũng phải sống trong sự đề phòng nên rất mệt mỏi và đau đầu.

    Đỉnh điểm, anh đã bị quản đốc liên tục bắt lỗi, báo cáo xấu khiến anh có nguy cơ bị sa thải, phải làm thêm việc nặng 4 tiếng/ngày trong giá rét. Dần dần, anh rơi vào tình trạng căng thẳng, kiệt sức, anh đã lên cơn kích động, đập phá và phải về nước vì rối loạn tâm thần. 

 

 Vô vàn nguyên nhân khiến người xuất khẩu lao động mắc rối loạn tâm thần

Vô vàn nguyên nhân khiến người xuất khẩu lao động mắc rối loạn tâm thần

 

Sốc tâm lý khi du học khiến nhiều bạn trẻ trầm cảm

    Tiến sĩ Lã Thị Bưởi, một trong những chuyên gia đầu ngành về tâm lý lâm sàng của Việt Nam cho biết: Thanh thiếu niên khi đi du học, nếu chưa có chuẩn bị tốt, hoặc không có khả năng thích ứng với nền văn hóa mới thì rất dễ gặp phải các vấn đề trên sức khỏe tâm thần. Ở một nơi hoàn toàn xa lạ, các em không có bạn bè và người thân bên cạnh, phải tự lực hoàn toàn và gặp phải rất nhiều khó khăn, từ đó dẫn đến tình trạng lo âu, buồn chán, hụt hẫng và khủng hoảng về tâm lý. 

   Như trường hợp của Sơn (19 tuổi, Hà Nội), sau một thời gian du học ở Anh, em lâm vào khủng hoảng và phải về nước vì chứng trầm cảm.

   Trong những năm học phổ thông, Sơn có kết quả học tập bình thường. Nhưng vì gia đình có kinh tế khá nên ngay sau khi tốt nghiệp, cậu được bố mẹ cho đi du học tại Anh. Việc ngoại ngữ không tốt khiến Sơn khó giao tiếp với bạn bè, thầy cô, quá trình học tập và tiếp thu bài vở ở trường của cậu gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Sơn phải học miệt mài mới trầy trật qua được môn, kết quả kém xa các bạn Việt Nam khác cũng du học tại đây.

    Bạn gái của Sơn cũng là du học sinh người Việt học rất giỏi cho có dù gia cảnh khó khăn. Điều đó khiến cậu càng cảm thấy kém cỏi và áp lực. Dù đã cố gắng nhưng kết quả không có nhiều cải thiện nên dần dần, cậu rơi vào trạng thái chán nản, trầm uất, vừa mặc cảm, vừa sợ hãi cho tương lai. Dần dần, cậu không thể tiếp tục theo học mà phải về nước điều trị.

 

Nhiều du học sinh bị trầm cảm

Nhiều du học sinh bị trầm cảm

 

     Ngược lại với Sơn thì Ngà (20 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) lại là 1 du học sinh Đức có thành tích nổi bật. Tuy nhiên, em cũng rơi vào trầm cảm nặng do khác biệt về văn hóa, cách sống. Ở trường, Ngà không có ai thân thiết vì không hợp với cách suy nghĩ và lối sống của người châu Âu. Em ở trọ trong một gia đình người Đức và trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, em và họ không thể hòa hợp, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. 

 

Du học sinh bị cô đơn, khó hòa nhập nơi xứ người sẽ dễ bị trầm cảm

Du học sinh bị cô đơn, khó hòa nhập nơi xứ người sẽ dễ bị trầm cảm

 

    Khi được về Việt Nam điều trị, tinh thần của em đã dần cải thiện. Các chuyên gia tâm lý cũng khuyên bố mẹ Ngà không nên cho con đi du học nữa. Hiện tại, em là 1 sinh viên xuất sắc của một trường đại học lớn trong nước.

 

Trẻ nhỏ cô đơn dễ mắc trầm cảm khi sống nơi xứ người

   Nếu trẻ được đưa ra nước ngoài khi còn quá nhỏ và chưa được chuẩn bị kỹ càng thì chúng cũng rất dễ bị rối loạn tâm thần.

    Như trường hợp của Việt Anh, 10 tuổi, em mồ côi bố và sống với mẹ trong khu buôn bán của người Việt tại Nga. Em nói tiếng Việt rất kém, tiếng Nga cũng không sõi, lại không biết cách hòa nhập. Điều đó khiến em không có bạn, kết quả học tập kém. Mẹ em cũng ít quan hệ với đồng bào của mình, ngoài giờ đến lớp, em và mẹ lại thu thủi ở nhà với nhau nhưng rất ít khi trò chuyện.

   Vì kết quả học tập kém và không giao tiếp với bạn bè nên em bị chuyển vào lớp cá biệt cùng một số học sinh người Nga và cũng rất cô đơn trong lớp đó. Dần dần, Việt Anh trở nên nghịch phá quá mức, có nhiều biểu hiện bất thường nên được mẹ đưa về nước.

 

Trẻ nhỏ cô đơn dễ mắc trầm cảm khi sống nơi xứ người

Trẻ nhỏ cô đơn dễ mắc trầm cảm khi sống nơi xứ người

 

   Tại Việt Nam, em được trị liệu bằng các trò chơi mà mình có khả năng như đánh cờ, vẽ… và luôn nhận được những lời khích lệ, lời khen. Thay vì sống trong môi trường nửa nọ nửa kia trước đây, em được hòa nhập vào cuộc sống thuần văn hóa Việt, được yêu mến, quan tâm và khen ngợi nên dần lấy lại tự tin, cảm nhận được hạnh phúc và nhanh chóng trở lại bình thường. 

 

Đừng xuất ngoại nếu chưa đủ vững vàng

    Theo tiến sĩ Lã Thị Bưởi, để tránh tình trạng rối loạn tâm thần, người sắp xuất ngoại cần có sự chuẩn bị kỹ càng về cả tâm lý và kỹ năng sống trước khi học hoặc làm việc trên 1 vùng đất hoàn toàn mới và xa lạ.

  • Với người xuất khẩu lao động: Người muốn làm việc ở nước ngoài cần có sức khỏe tốt, học ngoại ngữ đủ để có khả năng giao tiếp cơ bản, tâm lý vững vàng, có quyết tâm và đặc biệt là tìm hiểu kỹ về những yêu cầu công việc ở nước ngoài để biết mình có thể đáp ứng đến đâu. Nếu có sức khỏe kém, khả năng thích nghi không cao, dễ sợ hãi, ngã lòng khi gặp khó khăn thì không nên đi. 
  • Với học sinh sinh viên: Trước khi đi du học, trẻ cần có khả năng ngoại ngữ tốt để có thể hiểu và tiếp thu trong quá trình học tập. Ngoài ra, việc du học ở đâu, ngành học và bậc học cũng cần phù hợp với học lực của trẻ. Cha mẹ cần quan tâm đến việc liệu con mình có khả năng tự lập, hòa nhập, giao tiếp, thích ứng với môi trường mới không. Nếu không thì cha mẹ không nên cho con đi du học. 
  • Với những người đưa con đi theo ra nước ngoài để kiếm sống cần đảm bảo giúp con giao tiếp được với cả đồng bào lẫn người bản xứ, và luôn quan tâm xem con có gặp khó khăn gì trong việc hòa nhập không.

   Trong quá trình sinh sống nơi xứ người, bạn nên cố gắng tạo các mối quan hệ tốt với đồng bào cũng như kết bạn thêm với người bản xứ để có thể chia sẻ, giải tỏa stress trong quá trình sống xa nhà. 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Trầm cảm ở học sinh: Các hệ lụy nghiêm trọng!

Những áp lực học tập hay tình trạng bạo lực học đường… là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở học sinh. Nếu không can thiệp sớm, căn bệnh này sẽ làm giảm cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần...

Áp lực, khủng hoảng tâm lý vì bị “giục lấy chồng”

Áp lực, khủng hoảng tâm lý vì bị “giục lấy chồng”. Làm sao để vượt qua?  

Người trầm cảm có tự khỏi được không? Điều trị trầm cảm như thế nào?

Người trầm cảm có tự khỏi được không? Bệnh nhân sẽ không thể tự thoát ra khỏi căn bệnh này nếu không có phương pháp điều trị phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết các loại trầm cảm thường gặp

Trầm cảm nói chung đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn. Người bệnh thường chán nản, mất hứng thú và động lực với mọi việc trong cuộc sống. Tuy nhiên, bệnh này có nhiều loại khác nhau.

Mối liên hệ giữa bệnh đa xơ cứng và trầm cảm

Nghiên cứu cho thấy, có tới 50% người bệnh mắc đa xơ cứng sẽ bị trầm cảm trong suốt cuộc đời, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và làm tăng nguy cơ tự tử ở các đối tượng này.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi