Người bệnh trầm cảm nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Mục lục [Ẩn]

 

   Một chế độ ăn uống phù hợp không chỉ giúp người bệnh trầm cảm khỏe khoắn, mà còn kích thích cơ thể tăng tiết hormone serotonin, cải thiện tâm trạng hiệu quả. Vậy người bị trầm cảm nên ăn gì và kiêng ăn gì? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

 

Người bệnh trầm cảm nên ăn gì?

Người bệnh trầm cảm nên ăn gì?

 

Lý giải mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm với chế độ ăn uống

   Bệnh trầm cảm đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn, chán nản, mất hứng thú với mọi việc trong cuộc sống. Theo đó, chế độ ăn uống của người bệnh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

   Nhiều người xuất hiện tình trạng chán ăn, mất vị giác, không muốn đụng đũa đến bất kỳ món gì, khiến cơ thể càng suy nhược hơn. Nhưng cũng có trường hợp ăn nhiều bất thường, gây tăng cân mất kiểm soát.

   Việc ăn uống thiếu lành mạnh càng khiến tình trạng bệnh trầm cảm tồi tệ hơn. Và ngược lại, khi người bệnh ăn đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều những thực phẩm giúp cơ thể tăng tiết hormone serotonin, tâm trạng sẽ được cải thiện.

   Một nghiên cứu vào năm 2017 chỉ ra rằng, triệu chứng của một người mắc chứng trầm cảm từ mức độ trung bình đến nặng được cải thiện đáng kể khi họ được tư vấn dinh dưỡng và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh trong vòng 12 tuần.

 

Người bệnh trầm cảm nên ăn gì?

Ăn đủ lượng carbohydrate

   Các thực phẩm giàu carbohydrate sẽ kích hoạt não bộ giải phóng chất dẫn truyền thần kinh serotonin, giúp tạo cảm giác dễ chịu, hạnh phúc, cải thiện tâm trạng. Do đó, người bệnh trầm cảm nên bổ sung nhiều các thực phẩm này. Chúng bao gồm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Các loại đậu, lạc
  • Khoai tây, ngô
  • Trái cây
  • Các loại rau nhiều chất xơ

 

Người bệnh trầm cảm nên bổ sung nhiều rau củ quả tươi

Người bệnh trầm cảm nên bổ sung nhiều rau củ quả tươi

 

Thực phẩm bổ sung lợi khuẩn

   Hơn 90% lượng serotonin được sản xuất ở ruột. Bởi vậy, một chế độ ăn bổ sung nhiều lợi khuẩn không chỉ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mà còn đảm bảo đủ lượng hormone hạnh phúc cho cơ thể.

   Các loại thực phẩm giàu lợi khuẩn người bệnh trầm cảm nên bổ sung là: Kim chi, dưa bắp cải, sữa chua Kefir…

Omega-3

   Bộ não của chúng ta được cấu tạo từ 60% là chất béo, trong đó quan trọng nhất là DHA và EPA. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, việc bổ sung omega-3 với tỉ lệ giữa EPA:DHA là 2:1 hoặc 3:1 giúp cải thiện triệu chứng bệnh trầm cảm.

   Thực phẩm giàu omega - 3 bao gồm: Cá thu, cá hồi, các trích, quả hạnh, dầu hạt lanh, hạnh nhân…

Các thực phẩm giàu tryptophan

   Tryptophan là thành phần quan trọng của nhiều enzyme, protein cấu trúc và chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Nó giúp tăng tiết serotonin và melatonin, vừa cải thiện tâm trạng, vừa điều hòa giấc ngủ cho người bệnh trầm cảm.

   Thế nhưng, cơ thể con người lại không tự sản xuất được tryptophan mà bắt buộc phải hấp thụ từ thức ăn hoặc dược phẩm. Do đó, chế độ ăn uống của người bệnh trầm cảm không thể thiếu những thực phẩm giàu hợp chất này như: Gạo lứt, trứng gà, chuối, cá, các loại đậu, socola đen…

Các thực phẩm giàu vitamin nhóm B

   Vitamin nhóm B như B3, B6, B9, B12 đều có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh và hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Đặc biệt, chúng giúp cải thiện tốt các triệu chứng trầm cảm. 

 

Người bệnh trầm cảm nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin nhóm B

Người bệnh trầm cảm nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin nhóm B

 

   Vì vậy, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin nhóm B như các loại đậu, hạt, thịt nạc, cá, các sản phẩm từ sữa ít béo

 

Người bệnh trầm cảm nên kiêng ăn gì?

Rượu bia

   Rượu bia và bệnh trầm cảm có mối liên hệ mật thiết với nhau. Người bệnh thường tìm đến loại đồ uống có cồn để giải tỏa tâm trạng. Tuy nhiên về lâu dài, bia rượu sẽ làm tinh thần họ tồi tệ hơn.

   Đặc biệt, rượu bia còn tương tác với một số loại thuốc chống trầm cảm. Bởi vậy, bạn nên tránh sử dụng loại đồ uống này.

Đồ ăn nhiều đường

   Những loại đồ ăn thức uống nhiều đường thường không tốt cho sức khỏe. Chúng làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu khác của cơ thể như vitamin A, C, B12, canxi, phốt pho, magiê và sắt… Hơn nữa, một người ăn quá nhiều đồ ngọt còn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường…

 

Người bệnh trầm cảm nên hạn chế ăn đồ ngọt

Người bệnh trầm cảm nên hạn chế ăn đồ ngọt

 

   Các chuyên gia cũng cảnh báo, đồ ăn nhiều đường còn làm mất cân bằng một số chất hóa học trong não, tăng nguy cơ rối loạn tâm lý. Bởi vậy, người bệnh trầm cảm nên hạn chế những đồ ăn ngọt.

Thực phẩm tinh chế

   Các loại thực phẩm tiện lợi như đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt thường chứa nhiều calo và ít chất dinh dưỡng. Khi ăn những món ăn đó, nó có thể làm tăng năng lượng cho cơ thể nhưng không duy trì được lâu mà lại tụt giảm nhanh chóng. Điều này càng thôi thúc bạn ăn nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ béo phì và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Caffeine

   Caffeine là chất kích thích hệ thần kinh, giúp bạn cảm thấy phấn chấn hơn. Tuy nhiên, chúng còn dễ gây rối loạn giấc ngủ, làm tồi tệ hơn triệu chứng bệnh trầm cảm.  Bởi vậy, người bệnh nên tránh các thực phẩm có chứa chất này như: Cà phê, trà, nước sô đa, nước tăng lực…

   Nếu muốn uống các loại nước trên, bạn chỉ nên sử dụng vào buổi sáng với lượng vừa phải, không nên dùng vào buổi trưa hoặc chiều tối.

   Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm được người bệnh trầm cảm nên ăn gì và kiêng ăn gì. Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp bạn cải thiện phần nào tâm trạng buồn bã, hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Cảnh báo: Những thói quen làm việc là dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Cảnh báo: Những thói quen làm việc là dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Rối loạn lo âu trầm cảm là gì? Làm sao để cải thiện hiệu quả?

Rối loạn lo âu trầm cảm có cả triệu chứng của trầm cảm và rối loạn lo âu, nhưng không rõ ràng đủ để chẩn đoán thành bệnh lý riêng biệt.

Trầm cảm và mất ngủ - Làm sao để cải thiện?

Trầm cảm gây mất ngủ. Mất ngủ lại khiến bệnh trầm cảm nghiêm trọng hơn. Để cải thiện, bạn cần cải thiện đồng thời cả hai tình trạng này.

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn là gì? Làm cách nào để phục hồi?

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn được dùng để chỉ hậu quả lâu dài trên tâm lý do từng chứng kiến, hay trải qua các sự kiện đau thương, gây....

Nỗi lòng thầm kín của người bệnh ung thư

Khi phải đối mặt với bệnh ung thư, tâm lý người bệnh đa phần đều bàng hoàng, sốc, không chấp nhận sự thật. Họ vừa cảm thấy đau buồn cho bản thân, vừa cố gắng kìm nén tâm trạng để giấu gia đình, người thân.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi