Mục lục [Ẩn]
Nỗi lo bệnh tật là một trong những nỗi lo lớn nhất của người cao tuổi, bởi tuổi già thường gắn liền với bệnh tật. Theo thống kê, 67,2% người cao tuổi ở Việt Nam có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu. Nỗi lo âu về bệnh tật kéo dài còn dẫn đến nhiều hệ lụy, khiến người già không chỉ phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Người già và nỗi lo âu bệnh tật.
67,2% người cao tuổi ở Việt Nam có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu
Theo thống kê của Tổng cục Dân số, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam tăng nhưng tuổi thọ khỏe mạnh của người cao tuổi ở nước ta thấp (64 tuổi). Đặc biệt, có 67,2% người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu. Phụ nữ Việt có tuổi thọ trung bình 77,1 nhưng đến 11 năm sống chung với bệnh. Tuổi thọ trung bình của nam giới là 74,4 thì có 8 năm mắc bệnh.
Người cao tuổi đối diện với gánh nặng “bệnh tật kép” và thường mắc các bệnh mạn tính như mạch vành, tăng huyết áp, tiểu đường, thoái hóa khớp, ung thư... Ngoài ra, người cao tuổi còn có các hội chứng đặc trưng như suy giảm nhận thức, lú lẫn, trầm cảm, suy giảm trí nhớ… Bình quân mỗi người cao tuổi có 3 bệnh, đối diện với nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa, chi phí điều trị lớn. Hậu quả là những năm tháng đáng lý được nghỉ ngơi, người cao tuổi lại dành phần lớn thời gian đến bệnh viện mỗi tháng, thậm chí là mỗi tuần.
Tại sao nỗi lo bệnh tật ở người cao tuổi lại dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý?
Nỗi lo bệnh tật ở người cao tuổi khiến họ dễ mắc các vấn đề tâm lý, như:
- Lo lắng vì bệnh tật kéo dài: Hầu hết các bệnh lý của người cao tuổi như tăng huyết áp, tiểu đường,... đều là bệnh lý mãn tính, cần phải theo dõi và điều trị trong một khoảng thời gian dài. Người bệnh phải trải qua nhiều biện pháp điều trị khác nhau. Điều này khiến rất nhiều người bệnh cao tuổi dễ cảm thấy lo lắng, bất an về tình trạng sức khỏe của mình. Các triệu chứng của bệnh cứ kéo dài liên tục sẽ làm ảnh hưởng đến cơ thể, làm suy giảm cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
- Hạn chế hoạt động thể chất: Người cao tuổi mắc bệnh sẽ bị hạn chế một số các hoạt động thể chất. Họ không thể vận động mạnh hoặc thậm chí nhiều người chỉ có thể làm được những việc cơ bản hàng ngày. Vì thế mà sức khỏe của họ cũng không được đảm bảo, hệ miễn dịch suy giảm, tinh thần tụt dốc nên dễ dẫn đến các vấn đề về tâm lý.
- Tự ti vì bệnh tật: Nhiều người cao tuổi khi mắc bệnh lại luôn có suy nghĩ rằng bản thân vô dụng, cho rằng mình là gánh nặng của gia đình và xã hội, luôn cảm thấy tự ti và xấu hổ. Cũng bởi những suy nghĩ tiêu cực, bi quan này khiến tinh thần họ càng bị suy kiệt, lâu ngày dễ phát triển thành trầm cảm, rối loạn lo âu.
- Do áp lực kinh tế: Hơn 70% người cao tuổi Việt vẫn phải lao động kiếm sống, đa phần không có tích lũy vật chất theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Do thiếu khoản tài chính dự phòng về già, không có bảo hiểm nên bậc cao niên phải bươn chải trong khó khăn hoặc lệ thuộc con cháu, lo lắng thành gánh nặng cho con cháu. Trong khi đó, quá trình điều trị các bệnh lý thường khá tốn kém, điều này có thể tạo áp lực lên bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân có điều kiện kinh tế hạn chế.
70% người cao tuổi Việt vẫn phải nhọc nhằn mưu sinh.
Thời gian người cao tuổi mắc bệnh càng lâu thì áp lực tâm lý của họ càng nặng nề. Từ đó, họ có thể có những suy nghĩ và hành vi tiêu cực như mặc kệ cho bệnh lý hoành hành, không cộng tác với thầy thuốc, không thực hiện các chế độ trị liệu và có người bị trầm cảm thậm chí tự tử…
Cách khắc phục và hạn chế các hệ lụy của nỗi lo âu bệnh tật ở người già
Để khắc phục và hạn chế các hệ lụy do nỗi lo âu bệnh tật gây ra, người cao tuổi có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý là phương pháp trị liệu được ưu tiên áp dụng trong trường hợp này bởi sự hiệu quả, an toàn và không lo tác dụng phụ. Sau các buổi trị liệu và trò chuyện trực tiếp cùng chuyên gia, bệnh nhân sẽ dần hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân, biết được nguyên nhân gây bệnh và từ đó giải tỏa tốt các khúc mắc trong lòng.
Đồng thời, chuyên gia tâm lý còn hỗ trợ người bệnh nâng cao các kỹ năng cần thiết. Các bệnh nhân sẽ được học cách kiểm soát cảm xúc, cân bằng tâm trạng, đối phó và xử lý tốt trước những tình huống khó khăn, giảm bớt căng thẳng, nhờ đó ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh.
Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh
Người bệnh cần phải có lối sinh hoạt phù hợp để kiểm soát hiệu quả nỗi lo âu bệnh tật và phòng ngừa các vấn đề tâm lý. Dưới đây là một số gợi ý:
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và tắm nắng để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
- Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, chú ý bổ sung nhiều rau xanh và các thực phẩm có lợi cho não bộ. Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường, chất béo và tinh bột, thức ăn nhanh, thực phẩm siêu chế biến.
- Chú ý đến chất lượng giấc ngủ, cần đảm bảo ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.
- Học cách kiểm soát cảm xúc và cân bằng tâm trạng thật tốt. Bạn có thể thực hiện các bài tập thư giãn như thiền, yoga, chánh niệm,...
- Chia sẻ và tâm sự nhiều hơn với những người bên cạnh. Việc nói ra được những khúc mắc, nỗi lo lắng trong lòng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và nhẹ lòng hơn. Đôi khi những người xung quanh cũng sẽ dành cho bạn những lời động viên, lời khuyên bổ ích.
- Sử dụng BoniBrain để kiểm soát căng thẳng, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ. BoniBrain có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên như các thảo dược, các acid amin, vitamin và khoáng chất có tác dụng làm tăng hormone hạnh phúc serotonin và dopamin, giúp cải thiện tâm trạng, người bệnh cảm thấy vui vẻ hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, ngủ ngon hơn… Quan trọng là BoniBrain rất an toàn với người già - những bệnh nhân đang mắc nhiều bệnh lý nền.
Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.
Nỗi lo âu về bệnh tật là một trong những nỗi lo âu lớn nhất của người cao tuổi. Nếu không được khắc phục một cách phù hợp, nỗi lo này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn thêm, hãy gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập