Quá tải công việc: Dấu hiệu và những hệ lụy

Mục lục [Ẩn]

 

   Đã bao giờ bạn phải tăng ca, làm đêm để hoàn thành KPI? Đi ngủ bạn cũng phải nghĩ tới công việc, chờ đợi tin nhắn hay cuộc gọi của sếp và đồng nghiệp. Đầu óc lúc nào cũng mệt mỏi khi nghĩ đến công việc. Mỗi sáng thức dậy, người lúc nào cũng uể oải, tinh thần hoang mang, lo lắng, không muốn đi làm… Nếu có những dấu hiệu đó thì chứng tỏ bạn đang gặp tình trạng quá tải công việc. Về lâu dài, tình trạng này sẽ bào mòn sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của bạn, tăng nguy cơ mắc suy nhược thần kinh và bệnh trầm cảm.

 

Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị quá tải công việc là gì?

Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị quá tải công việc là gì?

 

Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị quá tải công việc

   Hiện nay, rất ít người làm việc đúng sở thích. Vì cơm áo gạo tiền, dù không muốn nhưng đa phần chúng ta phải chấp nhận công việc hiện tại. Chính tâm lý không thoải mái khi làm việc cộng thêm nhiều yếu tố như KPI quá nhiều, xung đột với sếp hay đồng nghiệp… là nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải công việc.

   Những dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp tình trạng này bao gồm:

  • Cuộc sống chỉ xoay quanh “công việc”: Sáng dậy, việc đầu tiên là check mail, check tin nhắn xem có thông báo từ công việc, từ sếp, từ khách hàng hay không. Buổi trưa, vừa ăn vừa tư vấn cho khách qua tin nhắn, tối về vẫn tiếp tục làm việc đến khuya… Thậm chí, thông báo điện thoại cũng chỉ toàn thấy tin nhắn về công việc. Những đặc điểm này là dấu hiệu nhận biết tình trạng quá tải công việc.

   Họ gần như chỉ tập trung làm việc, bỏ quên hết những giá trị xung quanh, thậm chí không có thời gian chăm sóc bản thân.

  • Mệt mỏi, uể oải, cạn kiệt sức lực: Người bị quá tải công việc thường cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, toàn thân cạn kiệt sức lực, chỉ muốn nằm một chỗ. Họ không buồn làm gì, kể cả ăn uống hay đi chơi cùng bạn bè.

   Sự mệt mỏi vì bị quá tải công việc không chỉ thể hiện ở tinh thần mà còn liên quan đến cả sức khỏe thể chất. Khối lượng công việc quá dày đặc khiến họ không quan tâm chuyện ăn uống hay chăm sóc bản thân. Đa phần, họ thường ăn cho qua bữa, ăn vội vàng để còn làm việc, sử dụng đồ ăn nhanh, không đảm bảo chất lượng. Họ có thể bị tình trạng ăn không ngon miệng, chán ăn. Bởi vậy, người bị quá tải công việc thường gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa.

   Ngoài ra, tư thế làm việc không khoa học còn khiến họ bị các bệnh về xương khớp, trĩ, suy giãn tĩnh mạch…

 

Người bị quá tải công việc thường không muốn làm gì

Người bị quá tải công việc thường không muốn làm gì

 

  • Tính tình trở nên cáu gắt hơn: Dù là chuyện nhỏ, họ cũng có thể nổi nóng quá mức.
  • Mất tập trung, giảm sự linh hoạt: Tinh thần luôn trong trạng thái căng thẳng, cộng thêm việc ăn uống, ngủ nghỉ không đảm bảo khiến não bộ của người bị quá tải công việc trở nên trì trệ, giảm tập trung, giảm trí nhớ, giảm tư duy và khả năng phán đoán.
  • Cảm thấy thiếu thời gian: Họ luôn mắc kẹt với đống công việc, dường như không có thời gian rảnh cho những vấn đề khác.
  • Mất động lực với công việc: Khi quá tải công việc kéo dài, động lực làm việc sẽ dần mất đi. Thậm chí, có trường hợp còn mặc kệ tất cả, đến đâu thì đến.

 

Quá tải công việc gây hệ lụy như thế nào?

   Những hệ lụy do quá tải công việc gây ra bao gồm:

Sức khỏe giảm sút

   Tình trạng ngủ không đủ giấc, ăn uống qua bữa kéo dài sẽ dẫn đến hàng loạt tác hại như :

  • Dễ mắc bệnh đường tiêu hóa: Viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng…
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ.
  • Tăng nguy cơ bị trĩ
  • Đau đầu do căng thẳng thần kinh và thiếu ngủ
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như cao huyết áp
  • Suy giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh cúm, cảm lạnh
  • Cân nặng tăng giảm bất thường do chế độ ăn không khoa học

Mất dần các mối quan hệ xã hội

   Công việc quá bận rộn khiến bạn chẳng còn thời gian cho các mối quan hệ bên ngoài. Đồng thời, tính cách cáu gắt, dễ nổi nóng của bạn cũng khiến những người xung quanh có xu hướng xa lánh. Theo đó, các mối quan hệ xã hội dần mất đi.

 

Quá tải công việc khiến bạn dễ bị cô đơn

Quá tải công việc khiến bạn dễ bị cô đơn

 

   Không chỉ bạn bè, sự bận rộn và khó chịu của bạn còn tạo ra khoảng cách với những người thân trong gia đình. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ nhận thấy đã quá lâu rồi không liên lạc với ai ngoài những người liên quan đến công việc. Đồng thời, cũng chả có ai tìm đến bạn nữa. Nỗi cô đơn, buồn chán sẽ bao trùm lấy bạn.

Tăng nguy cơ các vấn đề tâm lý

   Khi tinh thần kiệt quệ, sức khỏe giảm sút, chất lượng công việc của bạn cũng giảm theo. Một mặt, công việc không như mong muốn, mặt khác, các mối quan hệ xã hội cũng mất đi. Bạn sẽ dần trở nên tự ti, lòng tự trọng thấp, cảm thấy bản thân vô dụng.

   Những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến bạn mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh.

 

Nên làm gì để tránh bị quá tải công việc?

  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Thay vì ôm việc về nhà, bạn nên cố gắng hoàn thành chúng trên công ty. Nếu nhận thêm việc, bạn cần đảm bảo bản thân phải hoàn thành đúng tiến độ và có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, bạn nên ngủ 7-8 tiếng một ngày. Nếu công việc quá nhiều, thay vì thức khuya, bạn nên ưu tiên việc dậy sớm để làm việc.

 

Bạn nên ngủ đủ giấc mỗi ngày

Bạn nên ngủ đủ giấc mỗi ngày

 

  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để có thể lực tốt, tinh thần thoải mái. 
  • Trao đổi với đồng nghiệp hay cấp trên nếu cảm thấy khối lượng công việc hiện tại quá sức, cân nhắc nghỉ việc. 
  • Dành thời gian để bản thân nghỉ ngơi mỗi ngày, mỗi tuần.
  • Giữ liên lạc với bạn bè và người thân: Nhắn tin, gọi điện cho họ để trò chuyện, chia sẻ cảm xúc cũng là một cách giúp bạn thư giãn tinh thần. 
  • Yêu thương và chăm sóc bản thân nhiều hơn: Bạn hãy dành những điều tốt nhất cho chính mình, chẳng hạn như tự thưởng bản thân một món ăn ngon hay món quà yêu thích. Việc này sẽ giúp bạn có thêm động lực để cố gắng hơn mỗi ngày.
  • Nếu đang làm công việc phải hoạt động trí óc cường độ cao, tinh thần luôn căng thẳng, stress, thậm chí khó ngủ mất ngủ, bạn nên sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ để thư giãn tinh thần, lấy lại động lực làm việc, giúp phòng người suy nhược thần kinh hay trầm cảm.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết dấu hiệu của tình trạng quá tải công việc và các hệ lụy nghiêm trọng. Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn nên lựa chọn công việc phù hợp với bản thân, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo sức khỏe tốt.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Rối loạn lo âu, trầm cảm ở cộng đồng LGBT

Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cộng đồng LGBT dễ chịu ảnh hưởng hơn bởi các tâm bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm…

Cách phân biệt rối loạn lo âu và rối loạn hệ thần kinh thực vật

Rối loạn lo âu và rối loạn hệ thần kinh thực vật đều gây ra triệu chứng tim đập nhanh, vã mồ hôi, đau đầu, mất ngủ… Do đó, nhiều người hay nhầm lẫn hai bệnh này, dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn

Tê liệt cảm xúc: Khi mọi cảm xúc bỗng dưng biến mất

Đâu là nguyên nhân gây ra tê liệt cảm xúc và làm sao để thoát ra khỏi tình trạng này? Mời bạn theo dõi bài viết sau nhé!

Nỗi sợ bị chỉ trích: Nguyên nhân và cách vượt qua

Nếu bạn không kiểm soát được nỗi sợ chỉ trích, nó sẽ giảm làm khả năng sáng tạo của bạn, khiến bạn tự ti, lòng tự trọng thấp. 

Rối loạn lo âu ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Rối loạn lo âu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ em. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, khoảng 9,4% trẻ em từ 3 - 17 tuổi được chẩn đoán bị rối loạn lo âu.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi