Mục lục [Ẩn]
Đôi khi, chúng ta muốn một mình để nhìn nhận mọi thứ, để làm những điều bản thân vui thích. Tuy nhiên, nếu thời gian một mình quá lâu, cảm giác cô đơn sẽ bao trùm lấy tâm trí bạn. Nó không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần mà còn làm giảm sức khỏe thể chất, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vậy các tác hại của cô đơn là gì?
Điểm danh các tác hại của cô đơn với sức khỏe
Cô đơn là cảm giác bản thân bị mất kết nối với người khác, không có mối quan hệ thân thiết hoặc không có cảm giác thân thuộc. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các tác hại bao gồm:
Ảnh hưởng đến phản xạ, nhận thức
Người cô đơn thường phản ứng chậm hoặc không phản ứng tốt đối với những bình luận, nhận xét của người khác. Não bộ của họ hoạt động kém. Khả năng chịu đựng của cơ thể trước tác động tiêu cực từ môi trường như thời tiết lạnh cũng giảm đi đáng kể, nguy cơ mắc các bệnh mãn tính cao hơn.
Cô đơn quá lâu còn tác động đến nhận thức của con người. Nhiều trường hợp tiếp xúc và trò chuyện với búp bê, robot, hình nộm…
Tác hại của cô đơn đến phản xạ và nhận thức khiến bạn bị hạn chế về khả năng kết nối, giao tiếp. Điều này lại càng kéo dài thêm sự cô đơn trong cuộc sống.
Tác động tiêu cực đến tâm lý
Người bị cô đơn lâu ngày thường mất cảm giác vui vẻ, hạnh phúc. Họ không biết chia sẻ, tâm sự với ai mỗi khi gặp khó khăn, biến cố trong cuộc sống. Một mình đối mặt với mọi thứ. Theo đó, những suy nghĩ tiêu cực lần lượt xuất hiện nhấn chìm họ. Cuối cùng, họ dần mắc căn bệnh trầm cảm.
Tác hại của cô đơn là ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý
Tác hại của cô đơn lâu ngày là mất ngủ
Người cô đơn lâu ngày dễ xuất hiện cảm giác buồn bã, lo lắng. Tình trạng đó kích thích cơ thể tăng tiết hormone cortisol gây rối loạn giấc ngủ. Họ thường bị khó vào giấc ngủ, ngủ trằn trọc, không sâu giấc, hay mơ gặp ác mộng.
Tác hại này không chỉ ảnh hưởng đối với sức khỏe mà còn làm giảm hiệu suất làm việc, cản trở chất lượng cuộc sống.
Tăng nguy cơ lạm dụng chất
Cảm giác một mình, cô đơn buồn bã là nguyên nhân khiến nhiều người tìm đến rượu bia, thuốc lá, ma túy để giải sầu. Các chất này mang lại cảm giác hưng phấn, giúp họ tạm thời quên đi phiền muộn. Tuy nhiên, sau cơn say, họ vẫn sẽ phải tỉnh lại và tiếp tục đối diện với cô đơn.
Đồng thời, việc lạm dụng quá nhiều các chất kích thích sẽ bào mòn dần sức khỏe thể chất, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng về gan, thần kinh…
Lười chăm sóc bản thân
Cô đơn lâu ngày khiến con người dần quên đi việc chăm sóc bản thân. Họ dễ hình thành những thói quen tiêu cực gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thức khuya, ngủ nướng… Tất cả mọi việc họ đều làm một mình nên thường lười nấu ăn, lười ăn, lười dành thời gian để yêu thương bản thân mình.
Phần lớn, họ dành thời gian để suy nghĩ về những điều tiêu cực, chìm đắm trong sự buồn bã, lo lắng và không còn quan tâm đến bản thân.
Người cô đơn thường dành nhiều thời gian để suy nghĩ tiêu cực
Tác hại của cô đơn là rút ngắn tuổi thọ
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Lão khoa của Mỹ, so với một người cùng tuổi có một tâm hồn hạnh phúc, người cô đơn trông già hơn 1,65 tuổi.
Một nhóm nhà khoa học đến từ Hong Kong và Mỹ đã đo tuổi sinh học của khoảng 12.000 người bằng cách sử dụng mô hình thống kê "đồng hồ lão hóa". Nghiên cứu xem xét các vấn đề sức khỏe tâm thần bao gồm trầm cảm, khó ngủ, cô đơn, không hạnh phúc và cảm giác kỳ vọng thấp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 4 lý do lớn nhất làm rút ngắn tuổi sinh học là "cô đơn", "hút thuốc", "hôn nhân" và "vấn đề về giấc ngủ".
Cô đơn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Các chuyên gia nhận thấy, cô đơn kích thích phản ứng căng thẳng của cơ thể. Chính đặc điểm này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Trạng thái lo lắng, stress kéo dài khiến hoạt động tim mạch suy yếu, dễ gây suy tim. Hơn nữa, cô đơn còn làm cơ thể tăng tiết hormon cortisol. Thông thường, loại hormone này có tác dụng làm tim đập nhanh, tăng quá trình trao đổi chất, tăng năng lượng cho cơ thể đối phó với stress. Tuy nhiên, nếu cortisol liên tục được sản sinh ra sẽ làm loạn nhịp tim, tăng huyết áp.
Tác hại của cô đơn: Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Hormone cortisol còn làm tăng tình trạng kháng insulin của cơ thể. Về lâu dài, người cô đơn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Các chuyên gia nhận thấy, người thường xuyên cô đơn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi so với những người khỏe mạnh. Họ cũng dễ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các biến số như tuổi tác, giới tính và hôn nhân.
Tác hại của cô đơn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Có thể thấy, tác hại của cô đơn rất đa dạng. Chúng vừa ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, vừa làm suy kiệt tinh thần, tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng như trầm cảm, tim mạch, tiểu đường… Vậy làm sao để vượt qua cảm giác cô đơn?
Cách thoát khỏi sự cô đơn
Để vượt qua nỗi cô đơn, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:
- Đối mặt với thực tế: Bạn hãy thừa nhận cảm xúc cô đơn của bản thân. Việc chối bỏ nó sẽ chỉ làm bạn mất đi khả năng đấu tranh với nó. Bạn hãy nhớ rằng, không chỉ riêng bạn mà nhiều người khác cũng cô đơn giống bạn. Vì vậy, bạn hãy mạnh mẽ vượt qua cảm xúc tiêu cực này.
- Viết nhật ký: Bạn chỉ cần dành 15 phút mỗi ngày để ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt mà bạn đã có với bạn bè, gia đình. Việc này sẽ nhắc nhở bạn không cô đơn. Đồng thời, những ký ức tốt đẹp đó còn cải thiện tâm trạng đang ủ rũ của bạn.
- Nuôi thú cưng: Việc chơi đùa, chăm sóc thú cưng sẽ kích thích não bộ tăng tiết hormone hạnh phúc là serotonin và dopamin. Chúng giúp cải thiện tâm trạng, mang lại cảm giác vui vẻ, thoải mái. Những cảm xúc tích cực này sẽ lấn át đi nỗi cô đơn trong bạn.
- Gặp gỡ bạn bè: Một cuộc hẹn hò đi ăn, đi chơi với bạn bè sẽ giúp bạn vui vẻ trở lại. Những lời quan tâm, động viên của họ chính là động lực tiếp sức cho bạn xua tan cảm giác cô đơn.
- Làm tình nguyện viên: Bạn nên dành một ngày để giúp đỡ người già, trẻ nhỏ hay làm việc công ích cho xã hội. Hoạt động này không chỉ giúp bạn có mối quan hệ mới mà còn làm bạn cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa. Từ đó, cảm giác cô đơn sẽ dần biến mất.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết tác hại của cô đơn là gì. Để phòng tránh những tác hại đó, bạn nên duy trì kết nối xã hội. Bên cạnh chúng ta luôn có những người tốt, sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ tâm sự. Vì vậy, nếu cảm thấy buồn bã, cô đơn, bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với họ.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập