Cảm xúc tiêu cực: Nguyên nhân và cách kiểm soát

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi sự việc xảy ra không theo ý mình muốn, bạn sẽ cảm thấy chán nản, buồn bã, tức giận… Đó chính là những cảm xúc tiêu cực. Nếu không biết cách chế ngự nó, cả sức khỏe lẫn cuộc sống của bạn đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cảm xúc tiêu cực? Cách kiểm soát ra sao?

 

Cảm xúc tiêu cực là gì?

Cảm xúc tiêu cực là gì?

 

Cảm xúc tiêu cực là gì?

   Cảm xúc tiêu cực là những cảm giác khiến bạn khó chịu, làm giảm sự tự tin, lòng tự trọng và nhiệt huyết của bản thân.

   Các biểu hiện của cảm xúc tiêu cực rất đa dạng, bao gồm:

  • Buồn bã
  • Bất an, lo lắng
  • Phẫn nộ, tức giận
  • Ghen tị, đố kỵ
  • Tội lỗi
  • Xấu hổ
  • Sợ hãi

   Thực tế, những cảm xúc trên đều có vai trò nhất định trong cuộc sống. Chúng mang đến trải nghiệm đa dạng, tạo thêm động lực, đồng thời giúp chúng ta có ý thức, cố gắng hoàn thiện bản thân hơn.

   Thế nhưng, nếu phải đối mặt với cảm xúc tiêu cực trong thời gian dài, những lợi ích của nó sẽ trở thành tác hại, làm giảm chất lượng cuộc sống.

 

Nguyên nhân nào dẫn đến cảm xúc tiêu cực?

   Cảm xúc tiêu cực có thể bắt nguồn từ bất cứ vấn đề nào xảy ra trong cuộc sống. Nó phụ thuộc vào điều kiện cuộc sống, tính cách và cách nhìn nhận của mỗi người.

   Nhìn chung, những cảm xúc tiêu cực thường bắt nguồn từ các nhóm nguyên nhân sau:

Sự kiện không mong muốn trong cuộc sống

  • Mất người thân
  • Áp lực công việc, thất nghiệp
  • Gặp tai nạn
  • Mắc bệnh tật
  • Gia đình không hạnh phúc, ly hôn
  • Mâu thuẫn trong các mối quan hệ
  • Áp lực tiền bạc, nợ nần
  • Tổn thương thời thơ ấu
  • Điều kiện sống khó khăn

 

Gia đình không hạnh phúc sẽ dẫn đến cảm xúc tiêu cực cho các thành viên

Gia đình không hạnh phúc sẽ dẫn đến cảm xúc tiêu cực cho các thành viên

 

Ảnh hưởng từ những người xung quanh

   Cảm xúc tiêu cực cũng có thể bắt nguồn từ những người xung quanh. Chẳng hạn như khi lắng nghe một câu chuyện thương tâm, cảm xúc của bạn cũng dễ bị ảnh hưởng.

   Nếu sống và làm việc cùng với người có cảm xúc tiêu cực lâu dài, bạn cũng có nguy cơ cao xuất hiện cảm giác tương tự.

 

Cảm xúc tiêu cực có hại ra sao?

   Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, cơ thể sẽ sản sinh nồng độ hormone cortisol và adrenaline để đối phó lại. Chúng làm tăng hô hấp, tăng nhịp tim, tăng năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, bạn sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe như loạn nhịp tim, tăng đường huyết, huyết áp, mất ngủ…

   Mặt khác, cảm xúc tiêu cực khiến não bộ giảm tiết các hormone hạnh phúc như serotonin, dopamin. Mà khi thiếu hụt hormone này, tâm trạng bạn lại càng buồn bã, chán nản, thiếu năng lượng, thiếu động lực làm việc. Đây chính là khởi nguồn cho các bệnh tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm.

 

Cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực

   Để kiểm soát cảm xúc tiêu cực của bản thân, bạn có thể tham khảo các biện pháp dưới đây:

Xả cảm xúc tiêu cực ra ngoài

   Khi cố gắng kìm nén tâm trạng buồn bã, tội lỗi, sự tức giận… trong lòng, bạn sẽ càng khó chịu, luôn chìm đắm trong mớ hỗn độn đó. Vì vậy, cách tốt nhất để xua tan cảm xúc tiêu cực chính là xả nó ra ngoài. Bạn có thể thực hiện điều đó bằng cách:

  • Đến căn phòng kín hoặc một nơi không người và hét thật to

 

Hét thật to để xả cảm xúc tiêu cực ra ngoài

Hét thật to để xả cảm xúc tiêu cực ra ngoài

 

  • Chia sẻ với người khác: Bạn bè, đồng nghiệp, người thân có thể tin cậy là những người bạn có thể tâm sự, chia sẻ nỗi lòng. Khi nói ra được những cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Ngoài ra, sự đồng cảm và lời động viên chân thành họ sẽ giúp bạn có thêm động lực vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
  • Viết nhật ký: Khi không muốn chia sẻ với ai, bạn có thể viết dòng suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực vào trang giấy. Cách này sẽ giúp bạn nhìn nhận lại vấn đề, có hướng giải quyết tích cực hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

   Những món ăn ngon, lành mạnh vừa giúp cung cấp đủ các dưỡng chất, tăng cường sức khỏe, vừa góp phần cải thiện tâm trạng của bạn. Bởi vậy, dù đang tức giận hay chán nản, bạn vẫn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cụ thể:

  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như hoa quả, rau củ, nấm, các loại hạt, đậu,…
  • Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, các loại đậu, gạo lứt,…
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu tryptophan như mật ong, socola, sữa,… Tryptophan là một loại axit amin cần thiết để sản sinh serotonin, giúp thư giãn tinh thần, cải thiện cảm xúc tiêu cực.
  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu Omega 3 như cá béo, các loại hạt, bơ,…

   Cảm xúc tiêu cực có thể khiến bạn cảm thấy chán ăn và ăn uống không ngon miệng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần ăn đủ 3 bữa và bữa ăn phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Nếu bỏ ăn, cơ thể sẽ dễ bị suy nhược, dễ gặp vấn đề về sức khỏe hơn.

Thay đổi suy nghĩ

   Những cảm xúc tiêu cực thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, người có suy nghĩ bi quan sẽ khiến những cảm xúc đó kéo dài dai dẳng. Bởi vậy, để kiểm soát chúng, bạn cần thay đổi nhận thức, tư duy của bản thân bằng cách:

  • Nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực, chẳng hạn như khi người khác trách móc, bạn hãy nghĩ rằng họ đang giúp bạn nhận ra điểm chưa tốt của bản thân, giúp bạn hoàn thiện mình hơn… Nếu bạn nhận thấy việc họ đánh giá về mình như thế là chưa đúng, bạn không cần phải quan tâm tới nó nữa.

 

Thay đổi suy nghĩ sẽ giúp bạn kiểm soát được cảm xúc tiêu cực

Thay đổi suy nghĩ sẽ giúp bạn kiểm soát được cảm xúc tiêu cực

 

  • Liệt kê những lợi ích của việc suy nghĩ tích cực và tác hại của suy nghĩ tiêu cực để có động lực thay đổi.
  • Kết bạn, trò chuyện với người lạc quan, vui vẻ.

Tập thể dục thường xuyên

   Hoạt động thể chất vừa giúp nâng cao sức khỏe, vừa giải tỏa cảm xúc tiêu cực hiệu quả.

   Khi tập thể dục, não bộ sẽ tiết ra hormone hạnh phúc, giúp tinh thần bạn sảng khoái hơn. Bạn nên tập các bài tập yoga hoặc thiền định để ổn định lại cảm xúc.

Gạt bỏ những mối quan hệ độc hại

   Nếu cảm xúc tiêu cực thường xuyên xuất hiện do mối quan hệ độc hại, bạn nên chấm dứt ngay mối quan hệ đó. Bạn có thể ít nhắn tin, gọi điện, hạn chế gặp mặt trong một thời gian để cảm xúc của bản thân bình ổn trở lại.

Thực hiện các hoạt động yêu thích

   Khi đối mặt với cảm xúc tiêu cực, bạn nên dành thời gian rảnh rỗi để thực hiện các hoạt động mà mình yêu thích như đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn, đi du lịch,… Lúc này, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn, vơi bớt những cảm xúc tiêu cực đang phải đối mặt.

Sử dụng sản phẩm BoniBrain

   Đây là cách đơn giản nhất giúp bạn cải thiện cảm xúc tiêu cực. Bạn chỉ cần uống 4 viên BoniBrain mỗi ngày, sản phẩm này sẽ kích thích cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc, giúp bạn sảng khoái, vui vẻ, hạnh phúc và tràn đầy năng lượng.

   Đặc biệt, BoniBrain được nhập khẩu từ Mỹ, thành phần 100% từ thiên nhiên nên rất an toàn, phù hợp với mọi đối tượng.

   Như vậy, cảm xúc tiêu cực là trạng thái bình thường trong cuộc sống. Thế nhưng, nếu không kiểm soát nó, bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe thể chất và cả sức khỏe tinh thần. Nếu cần giúp đỡ, hãy liên hệ với chuyên gia tâm lý theo số điện thoại 0243.760.6666 giờ hành chính nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Những lợi ích và tác hại của cảm xúc tiêu cực

Những lợi ích và tác hại của cảm xúc tiêu cực.

Tại sao tôi lại có những nỗi buồn vô cớ?

Buồn bã là cảm xúc cơ bản của con người, nhưng thường xuyên có nỗi buồn vô cớ thì đó có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng…

Thông tin tích cực - “Thức ăn lành mạnh” cho tinh thần

Tiếp nhận những thông tin tích cực giúp giảm căng thẳng, lo lắng, nâng cao tâm trạng, cải thiện các mối quan hệ, tạo ra sự gắn kết...

Rối loạn cảm xúc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn cảm xúc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Cách kiềm chế cơn tức giận đang bùng cháy bên trong bạn

   Tức giận là một trong những loại cảm xúc cơ bản nhất của con người, mức độ có thể từ khó chịu nhẹ đến giận dữ dữ dội
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi