Mục lục [Ẩn]
Giữa tiền bạc và sức khỏe tinh thần có nhiều mối liên hệ phức tạp. Những áp lực tài chính có thể gây ra tác động tiêu cực đến tâm trạng của một người. Ngược lại, sức khỏe tâm thần kém cũng ảnh hưởng đến việc quản lý tiền bạc của họ. Nếu không có cách thoát ra, họ có thể rơi vào một vòng xoáy không thể tháo gỡ, thậm chí là trầm cảm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn theo dõi bài viết sau đây!
Áp lực tài chính có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe tâm thần
Vai trò của tiền đối với sức khỏe tâm thần của con người
Tiền đóng một vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần của con người thông qua việc:
- Nó là yếu tố cần có để có thể đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người như thức ăn, chốn ở, quần áo… tạo cảm giác an toàn và dễ chịu.
- Nó đóng vai trò là sự công nhận, thể hiện của sự thành công, địa vị và giá trị bản thân của con người.
- Tiền có thể một giúp người xây dựng và thiết lập mối quan hệ xã hội bằng cách cho phép các cá nhân tham gia vào các hoạt động và sự kiện xã hội.
- Tiền có thể tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần thông qua việc sử dụng các loại thực phẩm, sản phẩm bổ sung chất lượng cũng như khám và điều trị kịp thời với dịch vụ y tế tốt nhất.
- Mang lại cảm giác yên tâm và giảm bớt căng thẳng liên quan đến những áp lực về tài chính.
- Tiền tạo điều kiện cho con người phát triển bản thân, ví dụ như học ở môi trường tốt hơn, du lịch nhiều hơn để khám phá thế giới và thư giãn tinh thần.
- Có nguồn lực về tài chính có thể nâng cao lòng tự trọng và sự tự tin, điều này có thể tác động tích cực đến sức khỏe tâm thần.
Do đó, các cá nhân cần đưa ra những quyết định sáng suốt về tiền bạc, giảm áp lực tài chính và cải thiện kết quả sức khỏe tâm thần, từ đó có được cuộc sống cân bằng, lành mạnh và hạnh phúc.
Tiền bạc tác động nhiều đến sức khỏe tâm thần của con người
Áp lực tài chính hưởng đến sức khỏe tâm thần như thế nào?
Tiền có thể tác động đáng kể đến sức khỏe tinh thần của một cá nhân theo nhiều cách:
- Áp lực tiền bạc gây lo lắng, tạo ra sự không chắc chắn về tương lai, đặc biệt là khi các cá nhân đang gặp khó khăn lớn về tài chính.
- Khi các cá nhân cảm thấy rằng họ không kiểm soát được tình hình tài chính của mình, họ có thể trải qua cảm giác bất lực, điều này có thể góp phần gây ra trầm cảm.
- Tình trạng nợ nần chồng chất có thể dẫn đến cảm giác xấu hổ và bối rối, điều này làm gia tăng căng thẳng.
Cảm giác bất lực vì không kiểm soát được tình hình tài chính của mình
Ngược lại, sự giàu có quá mức có thể dẫn đến:
- Áp lực duy trì sự giàu có, địa vị dẫn đến căng thẳng, lo lắng và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
- Những người có nhiều của cải có thể cảm thấy rằng những người khác chỉ quan tâm đến họ vì tiền, điều này tạo ra cảm giác không tin tưởng, khó tạo những mối quan hệ thân thiết.
- Giảm sự hài lòng về cuộc sống nói chung, không còn tìm thấy niềm vui và động lực kiếm tiền và khi kiếm được tiền.
Có vấn đề trên sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến khả năng quản lý tài chính
Khi có những vấn đề trên sức khỏe tâm thần, ví dụ như căng thẳng, stress kéo dài, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, trầm cảm thì sẽ ảnh hưởng lớn đến việc quản lý tiền bạc như:
- Chi tiêu không kiểm soát, sử dụng việc mua sắm như một cơ chế đối phó với cảm xúc tiêu cực của họ.
- Trốn tránh việc chịu trách nhiệm tài chính, chẳng hạn như thanh toán hóa đơn, trả nợ, lập ngân sách hoặc quản lý tài khoản ngân hàng của họ.
- Miễn cưỡng hoặc không có động lực hoặc thiếu tập trung và quyết tâm để lập kế hoạch cho các mục tiêu tài chính dài hạn, chẳng hạn như tiết kiệm để nghỉ hưu.
Chi tiêu không kiểm soát như một cơ chế đối phó với cảm xúc tiêu cực
Vì vậy, nếu đứng trước những áp lực tiền bạc, các khoản nợ phải trả, bạn không có tinh thần tốt thì sẽ không giải quyết được vấn đề, những khủng hoảng tài chính đang gặp phải sẽ ngày càng nghiêm trọng.
Cần làm gì để thoát khỏi nỗi lo về áp lực tiền bạc?
Phương pháp để giảm áp lực tài chính, cải thiện sức khỏe tâm thần
Dưới đây là một số cách để giảm áp lực tài chính và tăng cường sức khỏe tinh thần:
- Ghi chép hoặc liệt kê tất cả các khoản chi tiêu của mình để bạn có thể dễ dàng theo dõi số tiền mình đang có, đã chi, các khoản chi phí cố định hàng tháng (tiền thuê nhà, hóa đơn tiền điện, chi phí di chuyển…) và các chi phí biến động (tiền ăn, giải trí…). Điều này cũng giúp bạn biết được mình biết được khả năng tài chính của mình đến đâu để có kế hoạch chi tiêu phù hợp.
- Trong tiền thu nhập hàng tháng, bạn hãy để ra một nguồn tiết kiệm cho riêng mình để đối phó với những khoản chi tiêu đột xuất.
- Không ngừng nỗ lực, cố gắng và chăm chỉ hơn, có trách nhiệm hơn với bản thân, tập trung vào những việc mình thực sự giỏi, kết hợp với việc kiếm thêm thu nhập bằng những công việc chính đáng.
- Thực hành chánh niệm như thiền và yoga có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng và tăng cường sức khỏe tinh thần tích cực.
- Tránh so sánh bản thân với người khác về tài chính, điều này có thể dẫn đến cảm giác không tương xứng về sự giàu có và gia tăng áp lực cho bản thân.
- Nếu bạn đang gặp các vấn đề tâm lý liên quan đến áp lực tiền bạc, bạn nên nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần đã qua đào tạo.
Gặp chuyên gia tâm lý nên đang gặp các vấn đề rối loạn tâm thần do áp lực tiền bạc
Như vậy, tiền bạc và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bạn cần biết rằng, sự ổn định về tài chính có thể mang lại cảm giác an toàn và dễ chịu, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định hạnh phúc. Điều quan trọng là bạn cần phải biết cách quản lý tài chính, có sự cân bằng giữa tiền và các yếu tố khác trong cuộc sống, không bị tiền và áp lực tiền bạc chi phối để có được hạnh phúc.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập