Những cách giúp bạn đối phó với việc bị miệt thị ngoại hình

Mục lục [Ẩn]

 

   Hiện nay, việc sở hữu một ngoại hình chuẩn mực là một lợi thế lớn đối với nhiều người. Ngược lại, những ai có một vẻ ngoài lệch chuẩn sẽ có thể gặp phải nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống.

   Không những vậy, họ có thể phải đối diện với những lời lẽ xúc phạm, miệt thị đầy ác ý. Điều này gây ra những tổn thương tinh thần sâu sắc, thậm chí khiến một số người phải tự tử. Vậy làm cách nào để đối phó với việc bị miệt thị ngoại hình?

 

Những cách giúp bạn đối phó với việc bị miệt thị ngoại hình

Những cách giúp bạn đối phó với việc bị miệt thị ngoại hình

 

Miệt thị ngoại hình có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng

   Miệt thị ngoại hình (body shaming) là hành động mà chúng ta có thể bắt gặp một cách thường xuyên. Nó diễn ra cả ngoài đời thực, lẫn trên mạng xã hội, và dường như đã trở thành một “thói quen” của rất nhiều người.

   Khi nhìn thấy những người có ngoại hình “lệch chuẩn”, họ có thể buông những lời nhận xét khiếm nhã, thậm chí là miệt thị, xúc phạm, mà không nghĩ đến những hậu quả đến từ chúng.

   Những người bị miệt thị ngoại hình có thể tìm đến những cách làm đẹp phản khoa học. Ví dụ dễ thấy nhất là, những người có cân nặng lớn hơn bình thường có thể tìm đến những cách giảm cân tiêu cực. Họ có thể nhịn ăn thường xuyên khiến cả các hoạt động của cơ thể bị ảnh hưởng, hoặc dùng các loại thuốc giảm cân trôi nổi không rõ nguồn gốc, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

    Bên cạnh đó, việc bị miệt thị ngoại hình thường xuyên có thể khiến họ tự ti về bản thân, trở nên mặc cảm, xấu hổ, ngại tiếp xúc với người khác, hay ngừng tham gia các hoạt động xã hội. Về lâu dài, tinh thần của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến suy sụp, suy nhược thần kinh, thậm chí là trầm cảm.

    Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của miệt thị ngoại hình chính là đẩy nạn nhân đến đường cùng. Họ cảm thấy như mình không còn lối thoát nào khác, và quyết định tự tử để giải thoát bản thân khỏi những đau khổ, áp lực.

    Đối tượng dễ đưa ra quyết định này nhất chính là các bạn trẻ vị thành niên, hay đang trong tuổi dậy thì. Bởi lẽ, ở độ tuổi này, các bạn chưa có kinh nghiệm và kỹ năng để đối phó với những ảnh hưởng tâm lý từ việc bị miệt thị.

    Ví dụ điển hình nhất là trường hợp của cô bé 10 tuổi, sống tại Droitwich, Worcester, Vương quốc Anh. Mẹ của cô bé, chị Jess Brown cho biết, con gái mình đã suýt chết vào đúng ngày sinh nhật lần thứ 10. Sau khi nói chuyện, cô bé thừa nhận với mẹ rằng, mình đã uống thuốc ngủ tự tử vì không chịu được cảnh bị bắt nạt ở trường. Cô bé bị kéo tóc, xô đẩy, bị đập đầu vào tường, kẹp đầu vào cánh tủ đựng đồ ở lớp học và phải nghe những lời miệt thị ngoại hình vô cùng tàn nhẫn đến từ bạn học.

 

Nạn nhân của việc miệt thị ngoại hình có thể rơi vào trầm cảm, suy sụp

Nạn nhân của việc miệt thị ngoại hình có thể rơi vào trầm cảm, suy sụp

 

Làm cách nào để đối phó với với việc bị miệt thị ngoại hình?

   Đối phó với việc bị miệt thị ngoại hình là một việc không hề dễ dàng, nhất là khi bị nhiều người công kích cùng một lúc. Tuy nhiên, một số biện pháp có thể giúp bạn đối phó với với những lời miệt thị ác ý có thể kể đến như:

Dừng việc tự xấu hổ về cơ thể và tử tế với bản thân

   Người khác có thể không tử tế bạn, nhưng bạn không được cư xử tồi tệ với bản thân mình. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có những khuyết điểm, chẳng ai có thể thực sự hoàn hảo. Chính vì vậy, bạn đừng để điều này hạ thấp lòng tự trọng và giá trị của bản thân mình.

   Bạn hãy ngừng những suy nghĩ tiêu cực lại và nghĩ về những áp lực mà bạn đang đặt lên chính mình sẽ gây ra những ảnh hưởng gì. Liệu rằng điều đó có đáng hay không?

   Khi đã suy nghĩ thật kỹ, bạn hãy bắt đầu thể hiện sự tử tế với bản thân bằng cách tự chăm sóc mình. Bạn hãy tập thể dục thường xuyên hơn, ăn những thực phẩm lành mạnh, và tận hưởng cuộc sống với những người quan tâm đến bạn. Bạn hãy dành thời gian cho các hoạt động ngoài trời cùng với những người thân yêu, để giữ cho tâm trí luôn được thoải mái.

   Nếu cảm thấy căng thẳng, bạn hãy áp dụng các kỹ thuật thư giãn như: Thiền và hít thở sâu, hít thở đều, ngủ đủ giấc, đọc sách, nghe nhạc, làm những điều mà mình yêu thích,...

Tập trung vào những khía cạnh tích cực của bản thân

   Có thể bạn là người có khuyết điểm, nhưng không có nghĩa là bạn không có ưu điểm nào. Do đo, nếu bạn cứ để những lời lẽ miệt thị nhấn chìm tâm trí của mình, thì sẽ không còn nhìn thấy được những điểm tốt này của bản thân. Chình vì vậy, bạn hãy bỏ qua những lời miệt thị từ khác, mà hướng suy nghĩ của mình sang những điều bạn thích ở bản thân.

   Bạn có thể có cân nặng ngoại cỡ, nhưng bạn lại có một mái tóc mượt mà, đôi mắt đẹp, nhiều tài lẻ hay là một người tốt bụng, thích giúp đỡ mọi người. Mỗi lần nhìn vào gương, bạn hãy chú ý và luôn nói chuyện với bản thân về những điều tích cực này.

Hạn chế sử dụng mạng xã hội

   Việc miệt thị ngoại hình trên mạng xã hội luôn đáng sợ hơn nhiều so với đời thực. Bởi lẽ, nó có thể thu hút đến hàng trăm nghìn lượt bình luận chỉ trong một thời gian rất ngắn. Đương nhiên, việc tiếp nhận càng nhiều lời chỉ trích, miệt thị sẽ càng khiến bạn bị rối loạn, hoang mang, lo lắng và hủy hoại niềm tin vào bản thân.

    Chính vì vậy, bạn hãy hạn chế sử dụng mạng xã hội. Khi lên mạng, bạn hãy dành thời gian để đọc những thông tin tích cực, nói chuyện với người thân, bạn bè thân thiết, và chặn những người công kích mình. Ở ngoài đời, bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc với họ càng nhiều càng tốt.

TÌm kiếm sự giúp đỡ

    Nếu đang trong trạng thái quá tải và không biết phải làm gì, bạn hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người thân, người lớn tuổi. Họ sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm để đối phó với lời miệt thị, và vượt qua khó khăn, hoặc giúp bạn “giải quyết” những kẻ bắt nạt.

 

Bạn hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác

Bạn hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về những cách giúp bạn đối phó với việc bị miệt thị ngoại hình. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Nguyên nhân gây trầm cảm ở nữ giới là gì? Phụ nữ dễ mắc trầm cảm vào thời điểm nào?

Nguyên nhân gây trầm cảm ở nữ giới là do di truyền, ảnh hưởng bởi rối loạn nội tiết tố, tâm lý yếu hơn, các vấn đề khác như: bị lạm dụng,...

Bệnh trầm cảm có tái phát không? Nếu có thì làm sao để phòng ngừa?

Trầm cảm là bệnh lý rối loạn tâm thần, có thể kiểm soát được sau khi điều trị theo phác đồ của bác sĩ và chuyên gia tâm lý. Vậy thực tế, bệnh trầm cảm có tái phát không? Nếu có thì điều trị ra sao?

Trầm cảm ở trẻ em: Cha mẹ nên làm gì?

Trầm cảm ở trẻ em thường ít gặp hơn so với các lứa tuổi khác nhưng hậu quả lại nghiêm trọng hơn rất nhiều, như ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, giảm khả năng học tập...

Người trầm cảm có tự khỏi được không?

“Người bị trầm cảm có tự khỏi được không?” - Đây là câu hỏi được nhiều bệnh nhân trầm cảm và người nhà họ thắc mắc. Vậy sự thật thì như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau để tìm hiểu nhé!

Mối liên hệ giữa trầm cảm và sự giận dữ

Mối liên hệ giữa trầm cảm và sự giận dữ
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi