Nên làm gì để giúp đỡ người đang có ý định tự tự?

Mục lục [Ẩn]

 

    Nếu nhận thấy một người đang muốn tự sát, bạn cần thực hiện những biện pháp hỗ trợ kịp thời để tránh việc họ biến ý định thành hành động. Tuy vậy, nếu bạn giúp đỡ nhưng không đúng cách, điều đó có thể không có tác dụng hoặc khiến họ cảm thấy tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy theo dõi bài viết sau đây, bạn sẽ biết nên làm gì và không nên làm gì để giúp đỡ người có ý định tự tử nhé!

 

Để giúp đỡ người đang có ý định tự tự, chúng ta cần làm gì?

Để giúp đỡ người đang có ý định tự tự, chúng ta cần làm gì?

 

Hiểu tâm lý người muốn tự tử để giúp đỡ họ

   Có nhiều lý do và yếu tố nguy cơ khác nhau khiến mọi người có ý nghĩ tự tử như gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, những tổn thương thời thơ ấu, bị lạm dụng thể chất hoặc tinh thần, sốc tinh thần do mất người thân hay thất tình, gặp vấn đề lớn về công việc và tiền bạc, bị cô lập khỏi xã hội, mắc các bệnh lý rối loạn tâm thần, điển hình như trầm cảm, tuyệt vọng và bi quan về sức khỏe, ví dụ như mắc bệnh nan y…

   Một người càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng họ đang có ý định tự tử càng cao. Và họ sẽ dễ thực hiện hành vi của mình nếu có đủ phương tiện và điều kiện để làm như vậy. 

Lý do thôi thúc khiến một người có ý định tự tử

    Khi gặp những khó khăn, biến cố trong cuộc sống, ý định tự tử sẽ xuất phát từ những lý do như:

  • Họ nghĩ rằng tự tử là lối thoát duy nhất cho những rắc rối, khó khăn, căng thẳng mình đang gặp phải như bị bạo hành, nợ nần…
  • Để chấm dứt những suy nghĩ tiêu cực, sự đau khổ mà mình đang không thể chịu đựng được, ví dụ như ở người trầm cảm.
  • Xoa dịu nỗi đau về thể xác, ví dụ như người đó đang bị đau đớn dai dẳng do bệnh ung thư. 
  • Khiến ai đó phải đau khổ, hối hận hoặc nhớ mãi về họ.

 

Ý định tự tử có thể xuất phát từ mong muốn thoát khỏi tâm trạng tồi tệ do trầm cảm

Ý định tự tử có thể xuất phát từ mong muốn thoát khỏi tâm trạng tồi tệ do trầm cảm

 

Suy nghĩ của một người đang có ý định tự tử

   Một người đang muốn tự tự sẽ có những suy nghĩ tiêu cực như: 

  • Tôi đã để bản thân mình và những người khác thất vọng.
  • Tôi là một gánh nặng với người khác.
  • Tôi là một kẻ thất bại.
  • Không ai cần tôi.
  • Tôi không đủ tốt.
  • Tôi sống không có ý nghĩa gì.
  • Tôi sẽ không thể giải quyết được vấn đề của mình và mọi thứ không thể trở nên tốt đẹp hơn trong tương lai.
  • Tôi yếu đuối, tôi không thể chịu nổi nỗi đau này.
  • Tôi đã mất tất cả.
  • Tôi là một kẻ vô dụng.
  • Không ai quan tâm đến tôi cả.
  • Tôi sẽ cho họ thấy những gì họ đã làm với tôi, họ sẽ phải hối hận vì họ chính là nguyên nhân gây ra cái chết của tôi.
  • Hoặc nếu tôi chết, đó là điều tốt nhất cho mọi người.

    Những suy nghĩ trên sẽ thôi thúc khiến ý định tự tử của họ xuất hiện và ngày càng mạnh mẽ hơn. Cuối cùng, nếu không được ngăn chặn và hóa giải kịp thời, nó sẽ biến nó thành hành động, họ sẽ tự tước đi mạng sống của mình.

 

Cần làm gì để giúp một người đang có ý định tự tử?

   Khi thấy một người có ý định tự tử, hãy giúp họ thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, tránh trường hợp họ biến ý nghĩ thành hành động.

Nên làm gì khi thấy ai đó đang có ý định tự tử?

  Trước hết, bạn cần khuyến khích họ nói ra những cảm giác cũng như suy nghĩ của mình và:

  • Hãy cho họ biết rằng bạn quan tâm đến họ và họ không đơn độc.
  • Đồng cảm với họ. Lúc này, có thể bạn đang không biết họ đang cảm thấy như thế nào. Nhưng bạn có thể nói là: “Tuy tôi không thể tưởng tượng được điều này gây đau đớn cho bạn như thế nào, nhưng tôi muốn hiểu cảm giác bạn đang phải chịu đựng”.
  • Không phán xét, không chỉ trích hay đổ lỗi cho họ. Đừng nói những câu như: “Tại bạn suy nghĩ quá nhiều đấy thôi”.
  • Lặp lại lời nói của người bệnh với họ bằng cách hiểu và diễn đạt của bạn. Ví dụ: “Vậy là bạn đang cảm thấy cuộc sống này không còn ý nghĩa gì đúng không?”. Việc lặp lại những thông tin này khiến cho họ cảm thấy bạn đang thực sự lắng nghe họ và cũng đảm bảo rằng bạn đang hiểu đúng vấn đề.
  • Hỏi về lý do sống và chết của họ, lắng nghe câu trả lời. Cố gắng khám phá lý do sống của họ chi tiết hơn. Ví dụ, họ muốn tự tử vì áp lực sau khi sinh con, còn lý do sống của họ là vì đứa trẻ, lúc này hãy tập trung nhiều vào lý do sống đó.
  • Tập trung nói về những người họ quan tâm và những người quan tâm đến họ. Và họ có thể làm tổn thương ai khi bỏ họ lại phía sau.
  • Động viên, nói cho họ biết rằng họ không tồi tệ như họ đang nghĩ.
  • Hỏi họ xem họ có kế hoạch để kết liễu cuộc đời mình không và kế hoạch đó là gì.
  • Giúp họ nhận được sự giúp đỡ chuyên nghiệp bằng cách đưa họ đi hoặc khuyến khích họ đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn.
  • Hãy chắc chắn rằng, bạn hoặc có ai đó sẽ luôn ở cạnh họ để kịp thời ngăn cản nếu họ có hành động tự tử. 

   Khi bạn hỏi thì khả năng cao là sẽ không nhận được câu trả lời. Hãy nhớ rằng, bạn không cần tìm đáp án ngay lập tức, thậm chí không cần hiểu hoàn toàn lý do tại sao họ cảm thấy như vậy. Chỉ cần bạn lắng nghe, ít nhất là họ đã biết rằng có người vẫn quan tâm đến họ. Nếu họ chưa sẵn sàng chia sẻ, bạn có thể nói rằng bạn luôn ở bên họ và sẵn sàng lắng nghe nếu họ muốn nói chuyện.

 

Hãy ở bên, đồng cảm và lắng nghe những gì họ nói

Hãy ở bên, đồng cảm và lắng nghe những gì họ nói

 

Cần làm gì khi một người nói rằng họ muốn tự tử ngay lập tức?

    Nếu một người chủ động nói rằng họ đang muốn tự tử, đó có thể là một lời kêu cứu và muốn được giúp đỡ. Nhưng bạn đừng cho rằng, một khi họ đã nói như vậy nghĩa là họ không dám làm. Hãy nghiêm túc và giúp họ bằng cách: 

  • Không để họ một mình.
  • Trò chuyện với họ như hướng dẫn ở phần 2 của bài viết này.
  • Hỗ trợ họ tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ bác sĩ và chuyên gia tâm lý.
  • Loại bỏ những món đồ mà họ có thể dùng để kết liễu cuộc đời mình. Những ví dụ bao gồm:
  1. Các vật sắc nhọn như dao lam, dao, kéo…
  2. Thuốc, ví dụ như thuốc ngủ. Một số trường hợp tự tử bằng thuốc giảm đau liều cao. 
  3. Các loại thuốc độc, ví dụ như thuốc diệt cỏ, thuốc diệt chuột…
  4. Thắt lưng, dây thừng hoặc bất kỳ loại dây chắc chắn nào.
  • Giúp họ tạo ra một kế hoạch đánh lạc hướng bản thân như:
  1. Đọc một cuốn sách hoặc tạp chí.
  2. Xem phim.
  3. Đi dạo trong không gian xanh mát như công viên.
  4. Vẽ tranh.
  5. Nghe nhạc.
  6. Tập hát.
  7. Đi du lịch và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
  8. Nuôi, chăm sóc và chơi cùng thú cưng.

 

Những điều không nên làm khi ai đó đang muốn tự tử

    Khi ai đó nói với bạn rằng họ đang muốn tự tử, phản ứng đầu tiên của bạn có thể là:

  • Tìm một giải pháp cho vấn đề họ đang gặp phải.
  • Bảo họ "hãy vui lên", "hãy bình tĩnh lại", "hãy mạnh mẽ lên" hoặc “đừng nghĩ về nó nữa”.
  • Nói về chủ đề nào đó với mục đích đánh lạc hướng họ, hoặc tránh nhắc về chuyện tiêu cực.
  • Cho họ lời khuyên nào đó.
  • Đặt câu hỏi không liên quan đến cảm giác của họ, để đánh lạc hướng họ.
  • Nói với họ rằng họ không nên cảm thấy như vậy, hoặc họ sẽ sớm cảm thấy tốt hơn thôi.
  • Hạ thấp mức độ nghiêm trọng về vấn đề của họ, nói rằng bạn đang làm quá vấn đề lên, nó đâu có nghiêm trọng đến vậy.
  • So sánh hoàn cảnh của họ với ai đó có vẻ tồi tệ hơn, nói rằng họ bị như vậy mà họ vẫn sống tốt cơ mà.
  • Nói với họ rằng bạn biết họ cảm thấy thế nào rồi so sánh cảm xúc của họ với trải nghiệm cá nhân của bạn.
  • Nói với họ rằng họ nên biết ơn vì đã có một cuộc sống tốt đẹp hơn rất nhiều người khác.
  • Nói với với họ rằng ý định tự tử thật ngớ ngẩn.

 

Đứng chỉ trích hay coi nhẹ khi ai đó nói muốn tự tử

Đứng chỉ trích hay coi nhẹ khi ai đó nói muốn tự tử

 

    Những điều đó sẽ không có ích, thậm chí còn gây tác dụng ngược khi bạn khiến đối phương cảm thấy không có ai hiểu mình, có cảm giác tội lỗi, ngu ngốc, bị chỉ trích, chê cười và việc chia sẻ với bạn về ý định tự tự của mình là điều sai lầm. Vì vậy, đừng phạm những điều này, thay vào đó hãy trấn an, tôn trọng cảm giác của đối phương và thực hiện theo các biện pháp như hướng dẫn ở phần 2 của bài viết để hỗ trợ họ nhé.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Một số biện pháp giúp bạn phòng tránh bệnh trầm cảm dễ dàng

Biện pháp giúp bạn phòng tránh bệnh trầm cảm là ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn, ăn uống khoa học, suy nghĩ và hành động tích cực, xây dựng…

Nhận biết 9 triệu chứng trầm cảm - Liệu bạn có đang mắc bệnh?

Nếu như bạn thường xuyên có những cảm xúc tiêu cực (như buồn bã, mất hứng thú, tuyệt vọng…) và nghi ngờ mình đang bị trầm cảm, hãy theo dõi bài viết ngay sau đây.

Bị trầm cảm sau tai biến mạch máu não uống BoniBrain đỡ rồi có nên dùng tiếp không?

Người bệnh trầm cảm sau tai biến mạch máu não nên dùng đủ liệu trình tối thiểu 3 tháng để thu được hiệu quả tốt nhất.

Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần

Hầu hết, chúng ta thường chỉ quan tâm đến sức khỏe thể chất mà coi nhẹ sức khỏe tinh thần. Thực tế, nếu tinh thần suy kiệt sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề như rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ...

Trầm cảm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Trầm cảm là một bệnh rối loạn tâm thần đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, nguyên nhân gây trầm cảm có thể kể đến là…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi