Nguyên nhân và biểu hiện ở một người có ý định tự tử

Mục lục [Ẩn]

 

    Trước khi một người thực hiện hành vi tự tử, thì chắc chắn người đó đã có ý nghĩ về hành động này rất nhiều lần. Khi phát hiện sớm biểu hiện ở những người có ý định tử tử, bạn sẽ có cơ hội ngăn chặn họ biến điều đó thành hành động, đồng thời giúp họ thoát ra khỏi khoảng tối trong tâm hồn, dần trở lại cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Theo dõi bài viết này để nắm được những nguyên nhân và biểu hiện đó nhé!

 

Biểu hiện ở những người có ý định tự tử và cách đối phó

Biểu hiện ở những người có ý định tự tử và cách đối phó

 

Hiểu hơn về ý định tự tử

     Ý định tự tử mô tả một loạt các dự tính, mong muốn và mối bận tâm về cái chết và tự sát.  Nó xuất phát từ những căng thẳng, khó khăn mà con người không có khả năng đối phó một cách lành mạnh.

    Các ý định tự tử thường đa dạng và khác nhau ở mỗi người. Nó có thể chỉ là những suy nghĩ thoáng qua, hoặc là một kế hoạch cụ thể đã được xây dựng từ trước của một cá nhân để có thể kết thúc cuộc đời của mình. Nếu ý định đó không được cắt đứt, từ ý nghĩ nó sẽ tiến triển thành hành vi, người bệnh sẽ tiến   hành những hành động để tự hại bản thân và cố gắng tự sát.

    Các nghiên cứu đã kết luận, phụ nữ có ý định tự tử kéo dài hơn so với nam giới. Tuy nhiên, người đàn ông lại có khả năng thực hiện hành vi tự sát dứt khoát cao hơn gấp 4 lần so với nữ giới. 

 

Nguyên nhân dẫn đến ý định tự tử là gì?

    Ý định tự tử có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó thường là kết quả của việc một người cảm giác như họ không còn một cách nào khác để đối phó với những khó khăn, căng thẳng đang phải đối mặt. Khi một người cảm thấy tuyệt vọng, họ sẽ lầm tưởng rằng tự tử là một giải pháp, là lối thoát duy nhất của mình.  Một số trường hợp, ý định tự tử xuất phát từ việc một người muốn người khác đau khổ, hối hận. 

    Ý định tự tử thường xuất hiện ở những người có yếu tố nguy cơ như:

  • Mắc một số bệnh lý rối loạn tâm thần như trầm cảm nặng, rối loạn căng thẳng sau chấn thương hoặc rối loạn lưỡng cực.
  • Do thuốc: Một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện ý định hoặc hành vi tự tử khi dùng thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là trong vài tuần đầu sau khi bắt đầu hoặc khi thay đổi liều lượng.
  • Cảm thấy tuyệt vọng, vô giá trị, kích động, bị xã hội cô lập hoặc cô đơn.
  • Trải qua biến cố, cú sốc lớn trong cuộc sống, chẳng hạn như mất người thân, thất tình, ly hôn, phá sản hoặc vi phạm pháp luật…
  • Chịu nhiều áp lực trong cuộc sống nhưng lại thiếu khả năng chống chọi, ví dụ như kết quả học tập kém, mất việc, nghèo đói, bị bắt nạt học đường…
  • Có tiền sử gia đình bị rối loạn tâm thần, lạm dụng chất gây nghiện, tự tử hoặc bạo lực (bao gồm cả lạm dụng thể chất hoặc tình dục).
  • Mắc một tình trạng bệnh lý chẳng hạn như bệnh mãn tính, đau mãn tính hoặc bệnh nan y.
  • Là đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính hoặc chuyển giới nhưng không được gia đình và xã hội chấp nhận, thậm chí còn bị kỳ thị, xa lánh. 

 

Khi bị trầm cảm nặng, người bệnh có thể có ý định tự tử

Khi bị trầm cảm nặng, người bệnh có thể có ý định tự tử

 

    Ở trẻ em và thanh thiếu niên, ý định tự tử có thể xảy ra sau các vấn đề căng thẳng trong cuộc sống. Đó có thể là điều mà dù nghiêm trọng với trẻ, chúng có nói với người lớn nhưng người lớn lại coi đó là điều nhỏ nhặt, không đáng bận tâm, ví dụ như áp lực học tập, không còn chơi với một người bạn từng thân, bị bạn bè chê cười.  Trẻ cũng có thể có ý định tự tử do những vấn đề mà chúng không muốn hoặc không dám chia sẻ với người khác, ví dụ như cãi nhau với bạn thân, rối loạn tâm thần (trầm cảm), từng bị lạm dụng tình dục, mang thai, mắc bệnh lây qua đường tình dục, bị bắt nạt, không biết xu hướng tình dục của mình là gì, ám ảnh vì những vụ tự tử qua truyện, phim ảnh hay mạng xã hội. 

 

Các dấu hiệu và triệu chứng của ý tưởng tự tử

    Các dấu hiệu và triệu chứng của ý định tự tử không phải lúc nào cũng rõ ràng và chúng có thể khác nhau ở mỗi người. Một số người nói rõ ý định của họ, trong khi những người khác giữ kín ý nghĩ đó của mình. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu mà bạn có thể suy ra rằng một người đang có ý định tự tử như:

  • Nói về việc tự tử, ví dụ, họ có thể nói những câu như “Tôi sẽ tự sát”, “Tôi thà chết quách đi cho xong”, “Có lẽ sẽ tốt hơn nếu tôi chưa từng được sinh ra”, “Tôi sống trên đời này không còn ý nghĩa gì nữa”...
  • Tìm kiếm các phương tiện để tự tử, ví dụ như cố gắng mua và dự trữ thuốc ngủ, tìm kiếm trên mạng những cách tự tử…
  • Tự cô lập bản thân khỏi gia đình và xã hội, luôn muốn được ở một mình.
  • Thay đổi tâm trạng đột ngột, ví dụ như hôm trước đang rất vui vẻ, nhưng ngay hôm sau lại rất chán nản, mệt mỏi, mất hứng thú.
  • Có sự quan tâm đặc biệt tới cái chết và tự tử, ví dụ như khi chết sẽ như thế nào, nếu tự tử thì có được đầu thai hay không…
  • Một người đang không biết làm như thế nào, cảm thấy tuyệt vọng trước một vấn đề nào đó. Ví dụ, khi bị phá sản và đứng trước một khoản nợ khổng lồ, thậm chí là vướng phải vấn đề về pháp lý, khi không biết làm thế nào để thoát ra, họ sẽ nghĩ đến tự tử để giải thoát.
  • Uống rượu liên tục trong nhiều ngày với số lượng nhiều, hoặc tìm đến ma túy.
  • Thay đổi thói quen hàng ngày, bao gồm cả thói quen ăn uống hoặc ngủ nghỉ.
  • Làm những việc mạo hiểm chẳng hạn như lái xe với tốc độ quá nhanh, đi qua đường không nhìn xe, đi đến một nơi cao mà nếu ngã xuống sẽ mất mạng.

 

Người có ý định tự tử có thể sẽ ngồi thất thần ở một nơi cao

Người có ý định tự tử có thể sẽ ngồi thất thần ở một nơi cao

 

  • Đi cho đồ đạc, phân chia tài sản của mình hoặc sắp xếp công việc khi không có lời giải thích hợp lý nào.
  • Nói lời tạm biệt, dặn dò, yêu thương với mọi người như thể họ sẽ không gặp lại

    Khi nhận thấy một người có biểu hiện của ý định tự tử, đừng thờ ơ mà hãy thực hiện các biện pháp giúp họ vượt qua những cảm xúc tiêu cực. Chúng tôi đã biên soạn 1 bài viết về việc nên làm gì và không nên làm gì khi thấy một người đang muốn tự tử , hãy đọc để có giải pháp giúp đỡ họ nhé. Chúc bạn sức khỏe và luôn hạnh phúc!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm tự tử

Bài viết liên quan

Nghỉ Tết, nhiều người mắc Holiday blues - hội chứng trầm cảm mùa lễ hội

Nhắc đến Tết, bên cạnh niềm vui, hào hứng khi được nghỉ ngơi, đoàn tụ với gia đình là những nỗi lo về tiền bạc, áp lực căng thẳng không tên. Bởi vậy mà nhiều người cảm thấy buồn bã, cô đơn, rơi vào hội chứng trầm cảm mùa lễ hội - Holiday blues.

Trầm cảm khi chồng không chịu đóng góp tài chính và giải pháp

Chị Quách Thị Hồng Ánh, 34 tuổi trú tại số 41A/1F khu phố Đồng An 2, phường Bình Hòa, Tp. Thuận An, tỉnh Bình Dương

Cảnh báo: Những thói quen làm việc là dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Cảnh báo: Những thói quen làm việc là dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn là gì? Làm cách nào để phục hồi?

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn được dùng để chỉ hậu quả lâu dài trên tâm lý do từng chứng kiến, hay trải qua các sự kiện đau thương, gây....

7 nguyên nhân chính gây trầm cảm

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần trong đó một người phải trải qua tâm trạng tồi tệ, cảm giác buồn bã và mất hứng thú với mọi hoạt động trong cuộc sống.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi