Mục lục [Ẩn]
Xã hội càng phát triển, chúng ta càng bị áp lực tiền bạc đè nặng. Với mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình nên hầu hết mọi người đều mong muốn mình sẽ trở lên giàu có. Thế nhưng, chuyện làm giàu không phải là dễ, nó đã khiến không ít người bị vỡ mộng. Họ thất bại trong việc làm ăn, nợ nần chồng chất, trở nên bi quan, tuyệt vọng, dần mắc bệnh trầm cảm.
Trầm cảm vì vỡ mộng làm giàu
Áp lực tiền bạc thôi thúc giới trẻ làm giàu
Mỗi chúng ta, ai cũng mong cầu một cuộc sống hạnh phúc đủ đầy, mua hàng không cần nhìn giá, có nhà cao cửa rộng. Bởi vậy mà chúng ta không ngừng cố gắng, nghĩ mọi cách để kiếm thật nhiều tiền. Thực tế có nhiều người biết rằng, cuộc sống còn rất nhiều thứ quan trọng hơn tiền bạc. Thế nhưng, khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn như thất nghiệp, cha mẹ, con cái người thân bị bệnh, làm ăn thua lỗ… hầu hết họ đều sẽ trở nên căng thẳng, sợ hãi vì không có tiền. Từ đó, tham vọng làm giàu dần xuất hiện.
Nhiều người mù quáng đầu tư vào chứng khoán hoặc mở công ty khi chưa chuẩn bị tốt các kiến thức, vốn xoay vòng… Cuối cùng, họ thua lỗ, nợ nần chồng chất, mất hết bạn bè, các mối quan hệ xã hội. Họ chán nản, suy nghĩ tiêu cực, ăn không ngon, ngủ không yên, dần tìm đến rượu bia, chất kích thích. Bệnh trầm cảm bắt nguồn từ đây!
Trầm cảm vì vỡ mộng làm giàu
Hiện nay, không ít trường hợp người trẻ bị trầm cảm vì vỡ mộng làm giàu. Theo thống kê tại bệnh viện Tâm Thần Mai Hương, một tháng bệnh viện tiếp nhận khoảng 100-200 bệnh nhân. Trong đó, 50% là người trẻ tuổi và có đến 20% gặp áp lực kinh tế. Tại bệnh viện Tâm thần TP HCM, bệnh nhân trẻ tuổi đến khám chiếm khoảng 60%.
Chẳng hạn như câu chuyện của Đức, 30 tuổi, làm việc ở Hà Nội.
Anh quyết định chia tay mối tình 5 năm để theo đuổi "sự nghiệp bản thân". Anh luôn quan niệm đàn ông là phải giàu, bởi vậy mà tự tạo áp lực vô hình cho bản thân.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Đức trúng tuyển vị trí kế toán một công ty tư nhân tại Hà Nội với mức lương khá. Không lâu sau, anh được đề bạt lên chức phó phòng.
Công việc thuận lợi nhưng bởi tham vọng làm giàu, Đức dần đầu tư chứng khoán. Thời gian đầu, anh kiếm được một ít lợi nhuận. Thấy "ngon ăn", anh đầu tư hết số tiền mình có, vay thêm bạn bè. Tuy cũng bỏ túi được kha khá nhưng về sau, sàn chứng khoán lao dốc. Anh tiếp tục vay thêm để đầu tư với mong muốn gỡ gạc chút ít, nhưng số tiền cũng bốc hơi nhanh chóng.
Chơi chứng khoán thua lỗ, nhiều người lại càng muốn gỡ gạc
Cuối cùng, Đức nợ hai tỷ đồng, sổ đỏ nhà ở quê phải cắm ngân hàng. Anh mất ngủ kéo dài, tìm đến rượu bia, dần sống thu mình, ít giao tiếp, thi thoảng nói nhảm. Khi được người thân đưa đi khám thì phát hiện, anh đã mắc chứng trầm cảm.
Cũng áp lực vì chuyện làm giàu mà anh Hoàng, 35 tuổi gặp vấn đề tâm lý.
Gia đình anh sống trong căn hộ chung cư tại Cầu Giấy. Hàng tháng, nhà anh phải chi gần 50 triệu đồng cho các khoản sinh hoạt phí, học phí của con, trả nợ ngân hàng. Mỗi khi con ốm, trong nhà không có tiền, vợ chồng chạy vạy khắp nơi vay mượn. Áp lực tiền bạc nhiều lần khiến vợ chồng anh cãi nhau, cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt.
Từ đó, Hoàng ôm mộng làm giàu, quyết định xin nghỉ việc văn phòng, tự mở công ty. Tuy nhiên, kinh tế suy thoái, công ty làm ăn khó khăn, nợ lương nhân viên. Anh phải vay chỗ nọ đập chỗ kia để xoay vốn nhưng vẫn đi vào ngõ cụt.
Bởi áp lực trong thời gian dài nên Hoàng bị mất ngủ, hay cáu gắt, cuối cùng tìm rượu để giải sầu. Về sau, anh cảm thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi, tâm tính thất thường, ngại chuyện chăn gối, ít tiếp xúc với mọi người. Khi đi khám, bác sĩ kết luận anh đã mắc bệnh trầm cảm.
Trên đây chỉ là hai trong số vô vàn trường hợp bị trầm cảm vì vỡ mộng làm giàu. Trầm cảm là căn bệnh khiến con người sống trong cảm xúc buồn bã, đau khổ, mất hứng thú và động lực với mọi việc. Nếu không điều trị kịp thời, căn bệnh này sẽ khiến người bệnh xuất hiện suy nghĩ và thực hiện hành vi tự tử.
Trầm cảm vì vỡ mộng làm giàu phải làm sao?
Thực tế trong cuộc sống, bất cứ ai cũng đều có áp lực tiền bạc. Người nghèo thì áp lực làm sao để thoát khỏi cuộc sống khó khăn; người giàu thì muốn giàu hơn nữa; nam giới thì mang gánh nặng lo cho gia đình, vợ con; nữ giới thì không ngừng cố gắng để khẳng định vị trí của bản thân.
Điều quan trọng là bạn biết cách chuyển áp lực thành động lực, đồng thời chăm lo tốt cho sức khỏe tinh thần của bản thân.
Một số lời khuyên dành cho người trầm cảm vì vỡ mộng làm giàu là:
Chia sẻ thẳng thắn với gia đình, người thân
Khi làm ăn thất bại, tiêu tốn nhiều tiền của, nợ nần chồng chất, bạn đừng ngại mà hãy chia sẻ thẳng thắn với gia đình, người thân.
Bạn nên thẳng thắn chia sẻ với gia đình, người thân về vấn đề của mình
Việc này sẽ giúp bạn phần nào giải tỏa nỗi bất an, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Thêm nữa, người thân còn đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích, đồng thời hỗ trợ bạn một khoản để trang trải.
Bạn đừng quá tuyệt vọng vì bạn còn gia đình, người thân ở đằng sau. Họ luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc, là động lực để bạn cố gắng làm lại từ đầu.
Hiểu được giá trị của cuộc sống
Tiền không phải tất cả nhưng có tiền, chúng ta sẽ sống thoải mái, đầy đủ hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải biết thế nào là đủ.
Mục đích của việc kiếm tiền chính là để cuộc sống tốt đẹp hơn. Thế nhưng, khi bạn bị mắc bệnh do làm việc quá sức, số tiền kiếm được cũng chỉ đổ vào việc chữa bệnh. Cuối cùng, bạn vừa không có cuộc sống sung túc, lại vừa sụt giảm sức khỏe.
Do đó, điều quan trọng nhất là sức khỏe tốt. Khi có sức khỏe, bạn sẽ kiếm được tiền. Nếu không có sức khỏe, dù bạn nhiều tiền đến đâu cũng không có nghĩa.
Điều tiết lại cảm xúc
Áp lực tiền bạc khiến bạn căng thẳng, stress, xuất hiện cảm xúc tiêu cực. Đặc biệt, chúng còn tác động ngược lại, khiến bạn khó tập trung, dễ đưa ra quyết định sai lầm, làm tiêu tốn thêm tiền của.
Vì vậy, dù có áp lực đến đâu, bạn vẫn nên điều tiết lại cảm xúc, tĩnh tâm để nhìn nhận vấn đề một cách cẩn thận. Khi đó, bạn sẽ đưa ra hướng giải quyết đúng đắn, tỷ lệ thành công cao hơn.
Ngoài ra, khi tiết chế được cảm xúc tiêu cực, bạn cũng tránh làm mất lòng các mối quan hệ xã hội.
Để điều tiết cảm xúc, bạn có thể áp dụng biện pháp thiền định, đọc sách, viết nhật ký…
Tĩnh tâm lại để nhìn nhận vấn đề tốt hơn
Lập kế hoạch tài chính
Việc có kế hoạch chi tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn biết mình cần chi bao nhiêu, tiết kiệm được bao nhiêu. Từ đó, bạn sẽ chuẩn bị sẵn tâm lý chuẩn bị các khoản tiền.
Nếu là một nhà đầu tư, bạn cũng cần cân nhắc các rủi ro tài chính để luôn trong tâm thế sẵn sàng khi có bất cứ sự cố nào xuất hiện.
Bắt đầu tiết kiệm từ ngay bây giờ
Bạn nên sắp xếp những khoản chi tiêu theo thứ tự ưu tiên để xem khoản nào thật sự cần thiết. Khoản nào chưa cần thì nên dành tiền lại tiết kiệm, phòng cho trường hợp đột xuất.
Tuy nhiên, tiết kiệm không có nghĩa là keo kiệt bủn xỉn với bản thân và gia đình. Bạn vẫn nên chi tiêu đầy đủ trong ăn uống để cơ thể khỏe mạnh.
Tìm kiếm thêm các công việc nếu có thời gian
Nếu bạn đang làm công việc văn phòng và có nhiều thời gian rảnh thì hãy đứng lên tìm thêm những công việc mới. Buổi tối ở nhà, bạn có thể thử bán hàng online, viết lách hay chạy xe ôm… tùy vào khả năng của bản thân.
Cách này sẽ giúp bạn có thêm thu nhập, đồng thời khiến bạn bận rộn, không còn suy nghĩ tiêu cực nữa.
Nếu đầu óc căng thẳng, lo lắng quá nhiều, bạn có thể sử dụng sản phẩm BoniBrain mỗi ngày để giải tỏa tâm trạng. Đây là sản phẩm giúp cơ thể tăng tiết cả 2 loại hormone hạnh phúc là serotonin và dopamin, cải thiện tâm trạng, giảm buồn bã, chán nản, mệt mỏi, mất hứng thú, lo lắng, bất an, mất ngủ…, khiến bạn cảm thấy sảng khoái, hạnh phúc và tràn đầy năng lượng.
Khi cần thiết, bạn hãy tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý. Họ là những người có chuyên môn, giúp bạn nhận ra suy nghĩ sai lệch, đồng thời hướng dẫn kỹ năng đối phó với các tình huống căng thẳng trong cuộc sống.
Ai cũng có thể bị thất bại, bị mắc sai lầm. Quan trọng là bạn nhận ra và sửa chữa sai lầm đó. Nếu chẳng may bản thân bị trầm cảm, bạn hãy liên hệ với chuyên gia tư vấn theo số điện thoại 0243.760.6666 giờ hành chính. Cảm ơn các bạn!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập