Bạn lựa chọn cuộc sống độc lập hay dựa dẫm?

Mục lục [Ẩn]

 

   Hai thái cực độc lập và dựa dẫm luôn xuất hiện trong suốt cuộc đời của chúng ta, bắt đầu từ khi còn là trẻ sơ sinh, một đứa trẻ biết đi cho tới khi bước sang ngưỡng tuổi sườn dốc bên kia của cuộc đời. Một người không thể hoàn toàn dựa dẫm vào người khác, nhưng cũng đồng thời không thể có cuộc sống mà chưa từng được một ai đó giúp đỡ. Nếu sự giúp đỡ đó dừng ở mức vừa đủ thì đấy là cơ hội của bạn, nhưng nếu bạn quá phụ thuộc vào ai đó, bạn đã trở thành một người dựa dẫm.

 

Bạn là người độc lập hay dựa dẫm?

     Lối sống ỷ lại, dựa dẫm là khi bạn quá phụ thuộc vào người khác trong một việc gì đó, bạn để người đó nắm giữ gần như hoàn toàn quyền quyết định cuộc sống của chính bản thân bạn.

    Trên thực tế, dựa dẫm luôn tồn tại trong xã của chúng ta, nó xuất hiện ở mọi độ tuổi và dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Thông thường, nó là hậu quả của một quá trình giáo dục và nhận thức sai lệch.

    Ngay từ khi còn nhỏ, cách dạy dỗ con cái độc hại của các bậc cha mẹ là yếu tố đầu tiên dẫn tới lối sống lệch lạc này. Cha mẹ quá yêu thương, đùm bọc con, họ sẵn sàng dọn dẹp tất cả những rào cản có thể xuất hiện trên con đường phát triển của con mình và cho rằng đó là những điều tốt nhất mình có thể làm cho chúng. Một số bậc phụ huynh khác thì lại can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con, họ chi phối toàn bộ hoạt động thường ngày của con, từ việc chúng sẽ làm những gì trong ngày, chúng tiếp xúc với ai, thậm chí là quyết định cả tương lai nghề nghiệp của con.

   Những đứa trẻ như vậy khi trưởng thành sẽ có một cuộc sống thiếu độc lập, thiết quyết đoán trong việc đưa ra những lựa chọn, chúng cũng phải đối diện với những khó khăn trong việc xây đắp lòng tự trọng và phát triển các mối quan hệ lành mạnh.

   Xin mời các bạn đọc thêm bài viết: Nhận diện và đối phó với 10 kiểu nuôi dạy con độc hại của các bậc cha mẹ.

 

Bạn lựa chọn cuộc sống độc lập hay dựa dẫm?

 

    Với người đã bắt đầu bước vào độ tuổi trưởng thành, đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển vượt trội cả về mặt thể chất và tinh thần, đồng thời cũng là lúc tính tự lập, độc lập cần có những chuyển biến rõ rệt nhất. Tuy nhiên, nếu bạn quan sát những người xung quanh và lắng nghe câu chuyện về bản thân họ hoặc những người mà họ quen biết thì sẽ thấy một thực tại đáng buồn rằng có một bộ phận rất lớn các bạn trẻ hiện nay đang lựa chọn lối sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

    Thay vì khai phá năng lực của bản thân, đặt ra mục tiêu cho riêng mình, không ngừng nỗ lực học tập và làm việc thì những bạn trẻ này lại không hề biết bản thân mình muốn gì, giỏi ở đâu, họ lựa chọn một cuộc sống theo những gì mà cha mẹ đã định hướng sẵn và hưởng thụ trên thành quả lao động của cha mẹ. Giống như câu truyện ngụ ngôn “Hũ bạc của người cha”, cha mẹ dù có giỏi đến đâu và để lại bao nhiêu “hũ bạc” đi chăng nữa, nếu người con lười biếng và chỉ biết dựa dẫm thì có bao nhiêu bạc cũng chẳng đủ. Hũ bạc quý giá nhất chỉ có thể là chính đôi bàn tay, là sự độc lập của người con.

    Hoặc nếu bạn dạo một vòng trên Facebook, đôi khi bạn sẽ bắt gặp những bức hình kèm theo dòng caption như: “Gặp được người đàn ông tốt, phụ nữ cả đời không cần trưởng thành”. Dòng caption đó có thể chỉ là một câu nói ngôn tình nhằm ngợi ca hoặc thể hiện khao khát muốn có được một người đàn ông tử tế, người có thể đồng hành cùng họ trong suốt quãng đời còn lại. Nhưng nếu ngẫm nghĩ kỹ hơn, bạn sẽ nhận ra rằng câu nói này khá phổ biến và nó đang phần nào thể hiện cho tư tưởng muốn dựa dẫm, ỷ lại vào người đàn ông của một số chị em phụ nữ hiện nay. Điều này thật sai lầm, nếu bạn dựa dẫm vào người đàn ông, thế khi họ phản bội hoặc phá sản, không cưu mang được bạn nữa, lúc đó bạn sẽ phải sống thế nào? Rất nhiều phụ nữ không thể từ bỏ người chồng phụ bạc, lăng nhăng, gia trưởng,... chỉ bởi vì phụ thuộc vào kinh tế của chồng.

    Những người trẻ không có tính độc lập, thường xuyên dựa dẫm sẽ bị cho là bất tài, vô dụng, lười biếng và họ sẽ phải chịu đựng ánh mắt chê bai, xem thường từ người khác.

    Còn với người cao tuổi, chúng ta vẫn thường nghĩ rằng sau rất nhiều năm lăn lộn kiếm sống và nuôi dạy con cái thì đây là lúc mà bản thân được phép nghỉ ngơi, đợi sự phụng dưỡng từ con cháu. Đồng ý rằng khi đã bước vào độ tuổi này thì sức khỏe của chúng ta đã hao mòn đi rất nhiều, sự giúp đỡ hay thậm chí là lệ thuộc vào người khác là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu quá phó mặc bản thân cho người khác mà không có những biện pháp dự phòng từ trước thì chính lối sống này cũng sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng.

    Người có lối sống dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác rất dễ phát sinh các vấn đề tâm lý, trong đó phổ biến nhất là trầm cảm. Bởi khi chúng ta đã quá quen với việc được chiều chuộng, được che chở, được đùm bọc, một khi người kia không còn có thể hoặc không muốn bao bọc ta nữa, chúng ta sẽ cảm thấy bất mãn, choáng ngợp, lo lắng, gặp khó khăn trong giải quyết những vấn đề tưởng chừng như rất đơn giản trong cuộc sống, và trầm cảm sẽ tới như một hậu quả tất yếu.

    Trái ngược với dựa dẫm là thái cực độc lập. Người độc lập sẽ tự làm mọi thứ, tự quyết định cuộc sống của mình mà không lệ thuộc vào bố mẹ, vợ/chồng hay bất kỳ người nào khác. Ý kiến từ những người xung quanh sẽ chỉ mang ý nghĩa tham khảo với họ.

    Vậy bạn có phải một người độc lập?

 

Những dấu hiệu cho thấy bạn là một người độc lập

1. Bạn lựa chọn và chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình

    Bạn lựa chọn con đường đi cho riêng mình, bạn coi bản thân mình là người sẽ giữ quyền quyết định cho toàn bộ những hoạt động, kế hoạch trong tương lai, còn những định hướng, ý kiến của cha mẹ hoặc người khác chỉ mang tính tham khảo để bạn cân nhắc.

 

Bạn tự quyết định con đường cho tương lai của mình

Bạn tự quyết định con đường cho tương lai của mình

 

    Đồng thời, những việc bạn đã làm, hậu quả mà nó mang lại, bạn không đổ lỗi cho người khác hay coi mình là nạn nhân của hoàn cảnh. Thay vào đó, bạn tự chịu trách nhiệm cho mọi hành vi và hành động của mình, bạn tập trung vào việc biết ơn những gì bạn có hơn là phàn nàn về những gì không có.

    Bạn biến thách thức thành cơ hội để trở nên thông minh và mạnh mẽ hơn bởi vì bạn biết mình có mọi thứ cần thiết để xây dựng cuộc sống mà mình mong muốn.

 

2. Bạn không chạy theo đám đông

    Người độc lập là những người không có suy nghĩ mù quáng, họ không tin một điều gì đó chỉ vì ai đó nói với họ như vậy. Họ tin vào việc đặt câu hỏi và xác minh tính hợp lý của những gì đang được nói, cho dù đó là những người có ảnh hưởng lớn với họ.

    Nhìn chung, người độc lập có đủ sức mạnh và năng lực để đi ngược lại với đám đông và dư luận để bảo vệ sự thật mà họ cho là đúng.

 

3. Bạn tự tin

    Sự tự tin là một trong những đặc điểm chính của người độc lập. Bạn không bao giờ ngần ngại chia sẻ ý kiến của mình, cho dù tiếng nói của bạn không thực sự đủ lớn. Ví dụ như trong gia đình, bạn là một người con, người cháu thì lời nói của người lớn sẽ có trọng lượng hơn, nhưng không vì thế mà bạn để suy nghĩ, ý kiến của mình bị phớt lờ.

    Sự tự tin còn được thể hiện ở chỗ bạn có sức mạnh để thừa nhận sai lầm của mình khi bạn mắc lỗi và coi đó là kinh nghiệm học tập cho bạn.

 

4. Bạn chấp nhận những ý kiến khác nhau

    Mặc dù người độc lập có khả năng phát triển rất mạnh những ý kiến của riêng họ, nhưng điều đó không có nghĩa là họ chỉ trích hoặc hạ nhục người khác có quan điểm đối lập để bảo vệ niềm tin của mình.

    Khi bạn có một suy nghĩ độc lập, bạn giữ cho đầu óc mình cởi mở với những quan điểm khác nhau. Bạn biết cách lắng nghe, tiếp thu và coi trọng ý kiến của người khác như ý kiến của chính mình.

 

5. Bạn tìm kiếm sự thật, ngay cả khi nó phũ phàng

    Tìm kiếm sự thật là một trong những dấu hiệu tiềm ẩn cho thấy bạn là một người độc lập. Bạn thích những sự thật đau đớn hơn là những ảo tưởng đẹp đẽ, những lời nói dối nhẹ nhàng và ngọt ngào, ngay cả khi mọi thứ diễn ra khác với những gì bạn mong đợi.

 

6. Bạn làm chủ kinh tế và cảm xúc của bản thân

    Đây là điều quan trọng nhất để trở thành 1 người độc lập. Bạn tự làm ra kinh tế để nuôi sống bản thân. Bạn không si mê ai quá, không để hành động của người khác ảnh hưởng quá lớn đến cảm xúc của bạn.

    Bạn cũng tự biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân mà không cần phải có sự giúp đỡ của người khác.

 

Làm sao để trở thành một người độc lập?

    Độc lập là một đức tính cần có sự rèn luyện, mài dũa ngay từ khi còn nhỏ, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là nếu bạn đã trưởng thành thì đã quá muộn để thay đổi.

 

1. Rèn tính độc lập từ nhỏ

    Độc lập được rất nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới, ví dụ như Hoa Kỳ, công nhận là một tiêu chuẩn của sự trưởng thành. Họ cho rằng những em bé được chăm sóc quá mức bên cạnh bố mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với những đứa trẻ khác và khó có thể đứng vững trước những thử thách trong cuộc sống.

    Có một số hành động rất đơn giản nhưng cũng có thể giúp rèn tính tự lập cho trẻ như:

  • Cho con tập ngủ riêng
  • Dạy con tự làm việc nhà
  • Khuyến khích con chơi những bộ môn thúc đẩy tư duy phát triển như vẽ tranh, âm nhạc, thể thao…
  • Trò chuyện với trẻ về những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, hãy chỉ dừng lại ở mức cung cấp thông tin thay vì áp đặt trẻ
  • Cho phép con tự đưa ra những quyết định nhỏ và tăng dần khi chúng lớn lên

    …

 

rẻ biết làm việc nhà từ sớm sẽ phát triển khả năng độc lập tốt hơn

Trẻ biết làm việc nhà từ sớm sẽ phát triển khả năng độc lập tốt hơn

 

2. Thay đổi khi trưởng thành

    Khi bước sang độ tuổi 18, đây là lúc thích hợp để bạn bắt đầu rời xa vòng tay của cha mẹ và tự lo cho cuộc sống của mình. Đó là quãng thời gian bạn vừa kết thúc chương trình học phổ thông và quyết định lựa chọn ngôi trường đại học/cao đẳng hoặc công việc phù hợp với mục tiêu đã đặt ra.

    Tuy vậy, vẫn chưa thể coi đó là sự tự lập hoàn toàn bởi bạn chưa có kinh tế đủ vững, khó có thể lo được chu toàn cho cuộc sống mà vẫn cần một chút sự hỗ trợ từ gia đình. Nhưng đừng quá lo lắng, đây sẽ là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho cuộc sống hoàn toàn độc lập sau này.

    Trong thời điểm này, sẽ có rất nhiều va vấp và cạm bẫy mà bạn phải đương đầu, bạn có thể vẫn kiên định với những mơ ước của mình nhưng đôi khi bạn lại cảm thấy mình nên cân nhắc một lựa chọn khác phù hợp hơn. Khi đó, lời khuyên từ cha mẹ hoặc người thân sẽ rất hữu ích cho bạn. Thế nhưng hãy nhớ rằng, cuộc sống của bạn vẫn phải là do bạn quyết định và bạn phải chịu trách nhiệm về điều đó.

 

3. Độc lập khi về già

    Sau rất nhiều năm làm việc vất vả, bạn đã sẵn sàng nghỉ hưu và tận hưởng một cuộc sống ít trách nhiệm hơn, nhiều niềm vui hơn. Tuy nhiên, người cao tuổi lại được xem là một trong những đối tượng rất dễ phát triển các vấn đề tâm lý, trong đó phổ biến nhất là trầm cảm.

    Đa phần các trường hợp xuất phát từ việc họ không được chăm sóc đầy đủ, bị con cái bỏ rơi, bệnh tật hoặc lừa đảo. Và nguyên nhân sâu xa nhất dẫn tới tất cả những vấn đề đó chính là việc họ đã lựa chọn cuộc sống quá phụ thuộc vào con cái.

    Mời bạn xem thêm: Những nguyên nhân nào khiến người cao tuổi bị rối loạn lo âu, trầm cảm?

 

Vậy người cao tuổi cần làm gì để có một cuộc sống độc lập?

 

    Vậy người cao tuổi cần làm gì để có một cuộc sống độc lập?

  • Xây dựng một khoản tiền tiết kiệm: Trong suốt quãng đời làm việc, người Việt Nam luôn có một xu hướng đó là để dành tiền tiết kiệm phòng cho sau này về hưu. Trên thực tế, đây là một việc nên làm, tuy nhiên, mục đích sử dụng của khoản tiền đó lại chưa được hợp lý.

Đa phần người Việt đều có một suy nghĩ đó là dành phần lớn số tiền tiết kiệm của mình lo cho tương lai của con, của cháu mình và chỉ giữ lại một phần rất nhỏ cho bản thân. Điều này khiến họ không còn khả năng độc lập về mặt tài chính và trở nên lệ thuộc vào con cái. Chính vì vậy, khi bị con cái bỏ bê, thậm chí là đối xử bất hiếu, họ nhanh chóng kiệt quệ về mặt cảm xúc và rơi vào trầm cảm.

Do đó, lời khuyên đó là hãy xây dựng khoản tiền tiết kiệm cho riêng mình và nếu có ý định để dành cho con cháu, thì hãy chỉ sử dụng một phần nhỏ trong đó, phần lớn còn lại hãy dùng để an hưởng tuổi già và phòng cho những trường hợp cấp thiết như ốm đau, bệnh tật.

  • Không quá đặt nặng trách nhiệm lên con cái: Đây là vấn đề xuất phát từ tư tưởng văn hóa của người châu Á nói chung và người Việt nói riêng. Đó là con cái phải có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ khi về già.

Thế nhưng quan điểm này đã biến người cao tuổi trở thành một người lệ thuộc trong gia đình và hậu quả của điều đó thì chúng ta đã đề cập quá nhiều ở phần trên của bài viết. Vì vậy, không nên quá đặt nặng trách nhiệm phải phụng dưỡng cha mẹ lên con cái, trừ khi sức khỏe của bạn đã quá xấu. Khi bạn không đặt quá nhiều kỳ vọng thì sẽ không có thất vọng và không có chỗ cho trầm cảm tấn công.

 

   Như vậy, bạn lựa chọn một cuộc sống độc lập hay dựa dẫm? Không bao giờ là quá muộn để bạn thay đổi, hãy bắt đầu ngay từ hôm nay. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Chồng ngoại tình, tôi nên tiếp tục hay ly hôn?

    Tôi đã yêu anh ngay từ cái nhìn đầu tiên, cảm giác anh chính là định mệnh của đời mình. Tôi nghĩ rằng tôi có thể hiểu hết về con người anh, nhưng tôi đã lầm...

Người già cô đơn: Nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm

Người già cô đơn vì sống một mình, mất kết nối với con cái hoặc con cái bất hiếu… Cảm xúc này là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.

Áp lực sinh con trai - Nỗi thống khổ khiến phụ nữ rơi vào trầm cảm

Để vượt qua trầm cảm do áp lực sinh con trai, bạn cần biết sự thật là giới tính của con phụ thuộc vào chồng, giữ vững quan điểm của mình…

Trầm cảm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Trầm cảm là một bệnh rối loạn tâm thần đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, nguyên nhân gây trầm cảm có thể kể đến là…

Cách để trở nên độc lập - Số phận của bạn phải nằm trong tay bạn

Để trở nên độc lập, bạn cần chấp nhận và tin vào chính mình, độc lập về cảm xúc, lấy bản thân làm trung tâm, tự chủ tài chính và,..
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Cách giải quyết người chồng lười biếng, rượu bia

Cách giải quyết người chồng lười biếng, rượu bia

Hai vợ chồng tôi yêu và tìm hiểu nhau 2 năm rồi mới cưới, thời gian lâu như thế nên tôi cứ ngỡ là mình đã hiểu hết về anh rồi, nhưng tới khi lấy nhau về tôi mới vỡ lẽ ra con người thật của anh.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi