Mục lục [Ẩn]
Trong gia đình, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng, nếu bố mẹ cãi nhau thường xuyên trước mặt con cái, tâm lý trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng trở nên hung hăng, sống khép kín, nguy cơ lạm dụng chất kích thích hoặc thậm chí là trầm cảm.
Chứng kiến bố mẹ cãi nhau thường xuyên ảnh hưởng tới trẻ như thế nào?
Chứng kiến bố mẹ cãi nhau thường xuyên ảnh hưởng tới trẻ như thế nào?
Các chuyên gia tâm lý nhận thấy, phần lớn trường hợp trẻ nhỏ gặp phải các vấn đề tâm lý đều xuất phát từ gia đình không hạnh phúc. Chúng không nhận được sự quan tâm, yêu thương và chăm sóc của người thân. Ngược lại, trẻ còn liên tục chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau, quát tháo, thậm chí bạo lực gia đình.
Dù ở độ tuổi nào, nếu phải sống với tình trạng cãi nhau của bố mẹ thì trẻ cũng dễ bị căng thẳng, hoảng sợ, rối loạn nhịp tim. Tất nhiên, những ảnh hưởng từ việc bố mẹ cãi nhau sẽ khác giữa các bé. Thế nhưng, dù là mức độ ít hay nhiều thì cũng đều gây tiêu cực đến tâm lý trẻ, chẳng hạn như:
- Với trẻ sơ sinh: Chúng dễ bị rối loạn giấc ngủ, ngủ giật mình, không sâu giấc. Một số trường hợp còn ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ, trẻ trở nên lầm lì, khả năng nhận thức kém.
- Với trẻ nhỏ ở độ tuổi tiểu học: Bé dễ chán nản, u buồn, nhạy cảm hơn, tâm trạng thay đổi thất thường. Đặc biệt, khả năng học tập của trẻ cũng bị giảm sút.
- Với trẻ độ tuổi dậy thì: Vốn dĩ, tâm lý trẻ ở độ tuổi này đã rất nhạy cảm. Nếu chúng lại liên tục chứng kiến bố mẹ cãi nhau, trẻ sẽ nhìn nhận mọi việc theo hướng tiêu cực. Theo thời gian, chúng có nguy cơ mắc bệnh tâm lý, điển hình là trầm cảm.
Trẻ dễ xuất hiện suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực
Hậu quả khôn lường khi con trẻ liên tục chứng kiến bố mẹ cãi nhau
Một số hậu quả nghiêm trọng ở trẻ do chứng kiến bố mẹ cãi nhau bao gồm:
Trẻ trở nên hung hăng, có xu hướng chống đối
Bố mẹ là tấm gương để con cái học hỏi và noi theo. Nếu chúng liên tục thấy bố mẹ cãi nhau thì sẽ mặc định rằng, cãi nhau là biện pháp tốt nhất để xử lý vấn đề. Theo đó, trẻ trở nên hung hãn, chống đối, thậm chí là sử dụng bạo lực khi có mâu thuẫn.
Trẻ thiếu tự tin, sống khép kín
Mỗi lần chứng kiến bố mẹ cãi nhau, trẻ nhỏ thường cảm thấy sợ hãi, bất an, lo lắng. Đôi khi, chúng cho rằng, xung đột của người lớn là do lỗi của mình. Vì vậy, trẻ dần thu mình lại, sống khép kín, cảm thấy tự ti về bản thân.
Tình trạng này còn ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Chúng không biết cách bộc lộ cảm xúc của mình ra bên ngoài, gặp nhiều khó khăn trong việc bày tỏ suy nghĩ, ý muốn và có xu hướng tránh né mọi người xung quanh.
Trẻ dễ căng thẳng, áp lực
Không khí căng thẳng khi bố mẹ cãi nhau làm trẻ ngột ngạt, mệt mỏi vô cùng. Chính cảm xúc tiêu cực này làm các bé không thể tập trung, mất dần năng lượng, rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng.
Nhiều trẻ rơi vào trạng thái mất ngủ liên tục, ngủ không ngon giấc, liên tục mơ thấy ác mộng, dễ giật mình trong đêm và khó ngủ lại. Hôm sau thức dậy, chúng sẽ cảm thấy cạn kiệt năng lượng, khả năng nhận thức và tư duy đều giảm.
Trẻ bị suy giảm nhận thức
Tâm lý căng thẳng kéo dài do chứng kiến bố mẹ cãi nhau sẽ cản trở quá trình phát triển trí tuệ của trẻ. Chúng gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc, hạn chế khả năng thu nạp thông tin. Từ đó, trẻ gặp nhiều rắc rối trong sinh hoạt đời sống hàng ngày, hiệu suất học tập, làm việc cũng bị suy giảm đáng kể.
Ảnh hưởng từ việc chứng kiến bố mẹ cãi nhau là trẻ bị suy giảm nhận thức
Nhìn nhận bản thân một cách tiêu cực
Những hình ảnh cãi nhau của bố mẹ sẽ ăn sâu vào tiềm thức, khiến trẻ cảm thấy mối quan hệ gia đình rất tiêu cực. Chúng bị ám ảnh, sợ hãi hôn nhân. Thậm chí, nhiều trẻ còn suy nghĩ sai lệch về bản thân. Chúng cảm thấy mình vô dụng, bất tài, không xứng đáng có được tình yêu thương và gia đình hạnh phúc.
Hình thành các hành vi tiêu cực
Suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực do chứng kiến bố mẹ cãi nhau thường xuyên sẽ dẫn đến hành vi không lành mạnh ở trẻ. Chúng dễ bị bạn bè rủ rê vào game online, thức khuya, chìm đắm trong mạng xã hội, lười nhác, ăn uống vô độ…
Thậm chí, trẻ vị thành niên còn dễ sa vào các chất kích thích, uống rượu bia, hút thuốc lá…
Gia tăng nguy cơ bị trầm cảm
Đây là hậu quả nghiêm trọng và thường gặp nhất ở trẻ vị thành niên. Khi sống trong môi trường độc hại, cha mẹ cãi nhau thường xuyên, những suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến trẻ dễ rơi vào trầm cảm. Lúc này, chúng tự cô lập bản thân với mọi người, luôn buồn bã, mất hứng thú với mọi thứ.
Đôi khi, trẻ còn xuất hiện triệu chứng thể chất như đau bụng, đau đầu, rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ… Nếu không được khắc phục sớm, tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm sức đề kháng của trẻ. Chúng dễ mắc bệnh hơn.
Có thể thấy, hệ lụy từ việc chứng kiến cha mẹ cãi nhau thường xuyên đến trẻ nhỏ rất đa dạng. Vậy phải làm gì để phòng ngừa những hệ lụy đó xảy ra?
Cha mẹ nên làm gì để tránh con bị ảnh hưởng từ mâu thuẫn gia đình?
Cha mẹ nên làm gì để tránh con bị ảnh hưởng từ mâu thuẫn gia đình?
Trong hôn nhân, mâu thuẫn vợ chồng là điều khó tránh. Tuy nhiên, cha mẹ nên kiểm soát tốt những mâu thuẫn đó để tránh con trẻ bị ảnh hưởng, gây nhiều hệ lụy đáng tiếc. Muốn làm được điều đó, cả hai vợ chồng lưu ý:
- Làm chủ lời nói, hành vi của bản thân, tránh to tiếng, quát tháo, la hét hoặc sử dụng các ngôn ngữ thô tục, tiêu cực. Đồng thời, bố mẹ tuyệt đối không được sử dụng bạo lực để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của con trẻ.
- Nhanh chóng giải quyết mâu thuẫn tránh khiến cho xung đột trở nên căng thẳng và kéo dài.
- Bố mẹ cần thỏa thuận rằng không đem con cái ra làm lý do cho những cuộc xung đột để tránh làm trẻ bị tổn thương, cảm thấy tội lỗi.
- Sau khi mâu thuẫn đã được giải quyết, cả hai nên đảm bảo với con rằng mình vẫn luôn yêu thương và tôn trọng tất cả thành viên trong gia đình.
- Nếu vô tình mất bình tĩnh, nói nặng lời với trẻ, bố mẹ nên giải thích và xin lỗi con ngay sau đó.
Đến đây, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về ảnh hưởng từ việc chứng kiến bố mẹ cãi nhau thường xuyên đến trẻ nhỏ. Dù rằng, mâu thuẫn trong gia đình là điều khó tránh. Thế nhưng, người lớn cần kiểm soát cảm xúc, lời nói của bản thân để phòng ngừa những hệ lụy đáng tiếc xảy ra với trẻ.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập