Mục lục [Ẩn]
Khi đã làm cha, làm mẹ, ai cũng đều sẽ suy nghĩ, lo lắng cho con cái. Lúc con còn nhỏ thì lo chuyện ốm đau, lớn lên thì lo việc học hành, cưới xin, rồi có cháu lại lo cho cháu. Đây là những nỗi trăn trở thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu không biết cách kiểm soát suy nghĩ, nỗi lo lắng đó sẽ khiến con người rơi vào tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm, nhất là người có tuổi.
Rối loạn lo âu, trầm cảm vì lo nghĩ chuyện con cái
Những nỗi lo lắng của người có tuổi về chuyện con cái
Tâm lý của người có tuổi thường nhạy cảm, hay suy nghĩ, lo lắng, buồn bã quá mức, nhất là những chuyện liên quan đến con cái, chẳng hạn như:
Nỗi buồn con trưởng thành rời xa cha mẹ
Con cái là tài sản quý giá và quan trọng nhất đối với bố mẹ. Bố mẹ sinh con ra bằng tất cả tình yêu thương, chăm con khôn lớn, trưởng thành. Lúc này, chúng sẽ rời xa cha mẹ để học hành, lập nghiệp và sống cuộc sống riêng. Tuy rằng nhìn con trưởng thành là niềm vui của các bậc phụ huynh nhưng khi con cái rời đi, nỗi buồn trống vắng sẽ bao trùm lấy họ.
Nhất là khi có tuổi, người bạn đời mất đi, con cái lại ở xa, người ở lại sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng, luôn hoài niệm về gia đình sum vầy ngày trước.
Lo sợ bản thân không giúp được con cái
Cha mẹ luôn là người dạy bảo và che chở con cái trong mỗi giai đoạn của cuộc đời. Bất cứ khi nào chúng cần, phụ huynh luôn là người đầu tiên đứng ra giúp đỡ.
Ngày còn bé, cha mẹ lo từng chén cơm, áo mặc, luôn động viên con trẻ những lúc điểm kém, cãi nhau với bạn bè... Thế nhưng, khi con khôn lớn, họ cũng già đi. Sức khỏe cũng sụt giảm theo thời gian. Lúc này, họ lo sợ không còn đủ sức giúp đỡ con cái.
Những vấn đề con cái gặp phải như thất nghiệp, mâu thuẫn vợ chồng, ly dị, nợ nần, thất bại, ốm đau… cha mẹ cũng lo lắng không yên. Họ biết rằng có những chuyện họ không thể làm gì để giúp con cái nhưng tâm trí vẫn cứ mãi trăn trở, suy nghĩ đến mất ăn, mất ngủ.
Người già lo sợ bản thân không giúp được con cái
Sợ là gánh nặng của con cái
Khi đến tuổi nghỉ hưu, cha mẹ sẽ không còn kiếm được nhiều tiền như trước nữa. Cũng chính giai đoạn này, họ bắt đầu mắc phải nhiều bệnh tật, phải nằm viện điều trị. Nỗi lo về kinh tế và sức khỏe yếu làm họ trăn trở, sợ bản thân trở thành gánh nặng cho con cái.
Khi già hơn nữa, dù sức khỏe không đủ nhưng nhiều cha mẹ vẫn cố gắng giúp đỡ con bằng cách chăm cháu, làm việc nhà… Đôi khi, tay chân lóng ngóng, họ làm không được tốt, con cái lại không thông cảm, nói lời trách móc. Họ lại càng mặc cảm tội lỗi, suy nghĩ nhiều hơn.
Rối loạn lo âu, trầm cảm vì lo nghĩ chuyện con cái
Thực tế, nhiều người có tuổi vì quá lo lắng chuyện con cái mà rơi vào tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm.
Chẳng hạn như trường hợp cô Vũ Thị Hương, 66 tuổi ( Hà Nội) bị rối loạn lo âu, trầm cảm khoảng 6-7 tháng nay. Nguyên nhân là do vợ chồng con gái mâu thuẫn, gia đình không hạnh phúc. Cô cũng cố gắng khuyên nhủ con nhưng chúng nó vẫn ly hôn. Cô buồn bã, thương con, lo nghĩ nhiều đến mất ngủ, thành ra mắc bệnh tâm lý lúc nào không hay.
Cô Hương đã đi khám, uống thuốc tây theo bác sĩ kê nhưng chỉ ngủ được hơn chút. Tâm trạng vẫn nặng nề, cô thấy mọi thứ bế tắc, như đi vào ngõ cụt. Cô không thể vui vẻ, ngày càng buồn chán không muốn làm gì.
Lo nghĩ cho con cái khiến nhiều người cao tuổi bị mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm
Trường hợp cô Hương là điển hình của tình trạng cha mẹ bị rối loạn lo âu trầm cảm vì lo lắng chuyện con cái. Tâm lý người có tuổi vốn đã nhạy cảm, họ lại không bận rộn như giai đoạn còn đi làm, chỉ quanh quẩn ở nhà. Vì vậy, một khi có chuyện buồn, chẳng hạn như con cái ly hôn, dính vào cờ bạc nợ nần chồng chất hay con gặp tai nạn… họ sẽ dễ chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực. Đây chính là một nguyên nhân thường gặp gây rối loạn lo âu, trầm cảm ở người cao tuổi.
Giải pháp nào cho người cao tuổi bị rối loạn lo âu, trầm cảm vì lo lắng chuyện con cái?
Thông thường, giải pháp điều trị cho người cao tuổi bị rối loạn lo âu, trầm cảm là trị liệu tâm lý và/hoặc sử dụng thuốc tây y.
Thông qua buổi trị liệu, các chuyên gia sẽ giúp người bệnh tháo gỡ khúc mắc trong lòng, thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Đồng thời, họ còn hướng dẫn những kỹ năng cần thiết để người bệnh đối phó lại những tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống.
Nếu triệu chứng bệnh tâm lý biểu hiện rõ, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, người bệnh sẽ được cân nhắc sử dụng thuốc tây y, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm lo âu, an thần… Tuy nhiên, các thuốc này có nhiều tác dụng phụ, hại đến sức khỏe người bệnh.
Theo đó, biện pháp an toàn hơn cho người cao tuổi bị rối loạn lo âu trầm cảm là sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên để thư giãn tinh thần, lấy lại cảm xúc tích cực và giấc ngủ. Trên thị trường nước ta hiện nay, sản phẩm nổi trội nhất dành cho người bệnh tâm lý là BoniBrain của Mỹ.
Sản phẩm BoniBrain của Mỹ
BoniBrain có thành phần hoàn toàn từ các thảo dược, axit amin nên rất an toàn. Sản phẩm tác dụng theo cơ chế kích thích cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc là serotonin và dopamin. Đây là những hormone giúp điều chỉnh tâm trạng, mang lại cảm giác vui vẻ, sảng khoái hạnh phúc cho con người. Theo đó, khi sử dụng BoniBrain, tinh thần người bệnh sẽ được thư giãn, thoải mái hơn.
Đặc biệt, sản phẩm còn giúp cải thiện tình trạng mất ngủ - một triệu chứng rất hay gặp ở người cao tuổi bị rối loạn lo âu trầm cảm.
Ngoài ra, người già nên áp dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ khác tại nhà như:
- Tham gia các câu lạc bộ người cao tuổi, gặp gỡ bạn bè thường xuyên
- Học cách sử dụng thiết bị điện tử thông minh để giải trí, gọi điện tâm sự với con cái, bạn bè
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và tắm nắng mỗi ngày
- Làm những việc trước đây mơ ước như học ngoại ngữ, vẽ tranh, chơi nhạc cụ…
Đến đây, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm ở người cao tuổi vì lo nghĩ chuyện con cái. Cha mẹ nào cũng sẽ đều có những nỗi lo không tên cho con mình. Tuy nhiên, mỗi người có một số phận, một cuộc sống riêng. Chúng ta không thể lo cả đời cho chúng được. Vì vậy khi có tuổi, chúng ta nên thư giãn tinh thần, tận hưởng cuộc sống nhé!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập