Trầm cảm ở bệnh nhân ung thư: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi biết tin bản thân mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư, người bệnh thường bị sốc tâm lý. Họ trở nên lo lắng, sợ hãi, dần rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng, trầm cảm. Vậy cụ thể, nguyên nhân gây trầm cảm ở bệnh nhân ung thư là gì? Triệu chứng và cách điều trị ra sao?

 

Trầm cảm ở bệnh nhân ung thư có triệu chứng gì?

Trầm cảm ở bệnh nhân ung thư có triệu chứng gì?

 

Diễn biến tâm lý ở bệnh nhân ung thư

   Một người biết bản thân mắc bệnh ung thư có thể sẽ trải qua các giai đoạn khủng hoảng tâm lý khác nhau, cụ thể:

  • Giai đoạn phủ nhận: Nhiều người nhận kết quả bị ung thư thường không thể chấp nhận được sự thật. Họ phủ nhận bằng cách cho rằng bản thân đang rất khỏe mạnh. Tuy nhiên về sau, họ cũng sẽ nhanh chóng nhận ra và dần đối mặt với thực tế này.
  • Giai đoạn phẫn nộ: Lúc này, người bệnh nhận ra bản thân không thể tiếp tục phủ nhận nữa. Tính cách họ thay đổi, trở nên cáu kỉnh, dễ tức giận.
  • Giai đoạn tự an ủi: Đây là giai đoạn người bệnh hy vọng các phương pháp điều trị sẽ kéo dài thêm thời gian sống cho mình.
  • Giai đoạn trầm cảm: Họ rơi vào trầm cảm, cô lập bản thân, cả ngày chìm trong đau buồn, tuyệt vọng.
  • Giai đoạn chấp nhận: Ở giai đoạn này, người bệnh hoàn hoàn chấp nhận cái chết, buông xuôi tất cả.

 

Nguyên nhân gây trầm cảm ở bệnh nhân ung thư

   Nguyên nhân gây trầm cảm ở bệnh nhân ung thư thường là do tâm lý bị khủng hoảng kéo dài. Cụ thể, họ xuất hiện các nỗi sợ hãi như:

  • Lo sợ, khủng hoảng khi suy nghĩ về cái chết.
  • Sợ quá trình điều trị không mang lại kết quả.
  • Sợ thuốc điều trị gây ra các tác dụng phụ.
  • Lo sợ về kinh phí điều trị bệnh.
  • Sợ bệnh sẽ tái phát hoặc để lại biến chứng nguy hiểm về sau.
  • Lo không còn được ở bên người thân.

 

Người bệnh ung thư lo sợ nhiều thứ, dần rơi vào trầm cảm

Người bệnh ung thư lo sợ nhiều thứ, dần rơi vào trầm cảm

 

   Khi những cảm xúc tiêu cực, lo lắng này không được giải tỏa, cứ kéo dài sẽ khiến người bệnh ung thư bị trầm cảm.

   Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ dưới đây cũng góp phần thúc đẩy bệnh nhân ung thư bị trầm cảm:

  • Tiền sử mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu.
  • Người thân trong gia đình có người mắc bệnh tâm lý.
  • Không có sự hỗ trợ, quan tâm, yêu thương từ gia đình, bạn bè.
  • Gánh nặng lớn về mặt tài chính.
  • Quá trình điều trị ung thư gặp nhiều khó khăn hoặc thất bại nhiều lần.

 

Các triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân ung thư

   Các triệu chứng bệnh trầm cảm có thể khởi phát không lâu sau khi được chẩn đoán ung thư hoặc có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong và sau quá trình điều trị. Chúng bao gồm:

  • Các triệu chứng về khí sắc:
  1. Luôn cảm thấy buồn chán, ủ rũ, tuyệt vọng, không có niềm vui
  2. Trở nên nhạy cảm, dễ kích động, hay nóng giận, cáu gắt.
  3. Không còn hứng thú với mọi việc, kể cả những việc yêu thích trước đây.
  4. Tự cô lập bản thân, thích ở một mình trong bóng tối.
  5. Không còn động lực để làm việc, kể cả những việc đơn giản nhất.
  • Triệu chứng về nhận thức:
  1. Mất tập trung, giảm chú ý.
  2. Trí nhớ suy giảm nghiêm trọng, quên trước quên sau.
  3. Khó khăn trong việc đưa ra quyết định, lựa chọn, dù là việc đơn giản.
  4. Luôn có cái nhìn tiêu cực với mọi việc.
  5. Thường xuyên suy nghĩ về cái chết, có ý định muốn tự sát hoặc tự hại bản thân.

 

Người bệnh ung thư bị trầm cảm luôn có cái nhìn tiêu cực với mọi thứ

Người bệnh ung thư bị trầm cảm luôn có cái nhìn tiêu cực với mọi thứ

 

  • Triệu chứng về thể chất:
  1. Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống, uể oải.
  2. Đau nhức chân tay, đau đầu, nhức mỏi toàn cơ thể.
  3. Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc luôn cảm thấy buồn ngủ, ngủ quá nhiều.
  4. Rối loạn ăn uống, thay đổi khẩu vị đột ngột. có thể chán ăn hoặc thèm ăn không kiểm soát.
  5. Chức năng tình dục bị suy giảm, giảm ham muốn.

 

Cách điều trị trầm cảm ở bệnh nhân ung thư

   Để điều trị trầm cảm ở bệnh nhân ung thư, các chuyên gia sẽ áp dụng những biện pháp sau:

Tâm lý trị liệu

   Biện pháp này thường được áp dụng khi trầm cảm ở bệnh nhân ung thư ở mức độ nhẹ và vừa. Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp cho người bệnh dần tiếp cận được các kỹ năng để đối phó với khó khăn. Đồng thời, họ còn được chỉ ra suy nghĩ sai lệch và sửa chữa, thay đổi chúng.

    Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ trầm cảm và nhiều yếu tố khác, các chuyên gia sẽ cân nhắc chỉ định liệu pháp tâm lý phù hợp. Một số liệu pháp thường được sử dụng là liệu pháp cá nhân, liệu pháp gia đình, liệu pháp cặp vợ chồng, liệu pháp nhóm.

Sử dụng thuốc chống trầm cảm

   Trường hợp trầm cảm mức độ nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị ung thư hoặc đe dọa tính mạng bệnh nhân,  bác sĩ sẽ kê thêm thuốc tây y.

   Các loại thuốc chống trầm cảm giúp người bệnh cải thiện tâm trạng, giảm lo lắng, buồn bã, chán nản, tuyệt vọng. Tuy nhiên, chúng gây nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, khô miệng, mắc ói, đau đầu, giảm trí nhớ, suy giảm chức năng tình dục,…

   Vì thế người bệnh cần tuân thủ đúng theo các chỉ định của bác sĩ điều trị. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn cần thông báo ngay với chuyên gia để được xử lý kịp thời.

 

Các thuốc chống trầm cảm đều có nhiều tác dụng phụ

Các thuốc chống trầm cảm đều có nhiều tác dụng phụ

 

Cách phòng ngừa trầm cảm ở bệnh nhân ung thư

   Để phòng ngừa trầm cảm khi biết mình mắc bệnh ung thư, bạn nên:

  • Tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị ung thư của bác sĩ để tình trạng bệnh được cải thiện tốt.
  • Áp dụng một số biện pháp thư giãn mỗi khi thấy mệt mỏi hoặc tuyệt vọng, chẳng hạn như ngồi thiền, yoga, nghe nhạc, đọc sách, xem phim hài, ngâm chân với nước ấm,…
  • Nên trao đổi và hiểu rõ về tình trạng bệnh của bản thân để hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, bi quan.
  • Chia sẻ nhiều hơn với những người thân trong gia đình, bạn bè để giải tỏa các áp lực, căng thẳng, buồn phiền.
  • Người bệnh nên cố gắng giữ tinh thần thật lạc quan, yêu đời, tìm cho mình sở thích mới mẻ hơn như vẽ tranh, chăm sóc cây cảnh, viết nhật ký…
  • Sử dụng BoniBrain để cải thiện tâm trạng căng thẳng, lo lắng.
  • Người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp nên dành sự quan tâm, chăm sóc nhiều hơn đối với người bệnh, động viên, khuyến khích họ để họ có thêm động lực chiến đấu với căn bệnh ung thư.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về trầm cảm ở bệnh nhân ung thư. Cả hai bệnh này tác động qua lại với nhau, làm cản trở quá trình điều trị. Vì vậy, người bệnh nên giữ tinh thần lạc quan, tuân thủ đúng theo phác đồ của bác sĩ để sức khỏe mau chóng cải thiện.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Trầm cảm kháng trị: Nguyên nhân và cách khắc phục

Các biện pháp điều trị bệnh trầm cảm hiện nay thường là trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc tây y. Tùy từng mức độ bệnh, chuyên gia tâm lý sẽ chỉ định biện pháp phù hợp...

Bị vợ cằn nhằn, người đàn ông 70 tuổi mắc bệnh trầm cảm

Chúng ta ít ai ngờ rằng, chính những lời nói cằn nhằn kéo dài từ ngày này qua tháng khác cũng có thể nhấn chìm tinh thần của một người. Kể cả đó là những người đàn ông mạnh mẽ.

Cảnh báo: Nguy cơ tử vong cao gấp đôi ở phụ nữ bị trầm cảm chu sinh

Một nghiên cứu mới ở Thụy Điển được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh Quốc (The BMJ) cho thấy những phụ nữ bị trầm cảm chu sinh (trầm cảm trong hoặc sau khi mang thai) có nguy cơ tử vong cao hơn do cả nguyên nhân tự nhiên và không tự nhiên.

Trầm cảm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Trầm cảm là một bệnh rối loạn tâm thần đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, nguyên nhân gây trầm cảm có thể kể đến là…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi