Trầm cảm tuổi già

Mục lục [Ẩn]

 

   Tuổi tác càng cao, những thay đổi về tâm - sinh lý khiến người già rất dễ chán nản, buồn rầu nếu không nhận được quan tâm và chăm sóc đầy đủ. Hơn thế nữa, họ còn phải đối mặt với nhiều thay đổi về thời gian, sinh hoạt hay hoạt động hàng ngày, làm tăng nguy cơ bị trầm cảm tuổi già.

 

Trầm cảm tuổi già

Trầm cảm tuổi già

 

Trầm cảm tuổi già

     Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 5% số người trưởng thành trên toàn cầu. Đây cũng là nguyên nhân góp phần vào gánh nặng bệnh tật của nhân loại.

    Căn bệnh này không phân biệt độ tuổi, giới tính với đa dạng các nguyên nhân, biểu hiện. Tuy nhiên, người cao tuổi lại thường có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn cả.

   Như trường hợp của người phụ nữ 66 tuổi, là mẹ của ba đứa con. Ba năm trước, chồng bà bị đột quỵ não di chứng liệt nửa người, không có khả năng phục vụ bản thân. Bà chăm sóc chồng cho đến khi ông qua đời 6 tháng trước. Mất đi người bạn đời bên nhau 40 năm, ba đứa con đều đã có gia đình riêng, bà cảm thấy vô cùng cô đơn, chật vật khi nghĩ về những ngày tháng sau này. Dần dần, bà  trở nên mệt mỏi buồn chán, bi quan, hay suy nghĩ tiêu cực, khó tập trung trong công việc hằng ngày, giảm hứng thú với những thói quen sở thích trước kia như tập dưỡng sinh, xem phim.

    Bà ngày càng sống thu mình lại, không muốn giao du tiếp xúc với những người xung quanh, mất ngủ, biếng ăn, giảm 5 kg trong hai tháng. Đỉnh điểm là một tháng trước, bà thường xuyên khóc lóc, than phiền, cảm thấy tội lỗi vì là gánh nặng của các con sau đó tự sát. May mắn, con cháu bà phát hiện và ngăn cản, đưa bà đến viện để khám.

   Ở đây, bà được chẩn đoán bị trầm cảm nặng với các triệu chứng loạn thần có ý tưởng tự sát. Sau gần 20 ngày điều trị nội trú, bệnh nhân khí sắc khá hơn, vận động nhanh nhẹn, đỡ than phiền mệt mỏi, ngủ được. Bà ổn định sức khỏe nên được ra viện, tiếp tục theo dõi điều trị ngoại trú.

   Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến ở người cao tuổi. Theo các nghiên cứu dịch tễ trên thế giới, khoảng 1-4% người cao tuổi trong cộng đồng bị trầm cảm. Tỷ lệ trầm cảm ở nữ cao hơn nam.

   Theo các chuyên gia, có hai yếu tố nguy cơ trầm cảm ở người cao tuổi, gồm:

  • Yếu tố sinh học như giới, tiền sử trầm cảm, bệnh lý thực thể kèm theo đau đầu mạn tính, mất ngủ.
  • Yếu tố tâm lý - xã hội như độc thân, ly hôn, mất mát người thân, sống cô lập, thiếu sự chăm sóc...

 

Cô đơn là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở người cao tuổi.

Cô đơn là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở người cao tuổi.

 

   Triệu chứng trầm cảm ít khi được nhận biết ở người cao tuổi là khí sắc trầm và giảm quan tâm thích thú, buồn rầu và vô cảm. Những triệu chứng mờ nhạt khác như đau, mệt mỏi, chóng mặt, nặng chân, khó thở, đau ngực. Nặng hơn, bệnh nhân thường hoang tưởng bị tội, luôn nói mình có lỗi, là gánh nặng, nghiêm trọng hơn thì có ý tưởng hay hành vi tự sát. Một số triệu chứng nghiêm trọng khác như thu rút khỏi xã hội, không tuân thủ điều trị, kém chăm sóc bản thân, lạm dụng rượu và các chất an dịu, gây ngủ.

  Những người có những biểu hiện trên liên tục hai tuần, kéo dài trong ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hoạt động rất có thể đã mắc trầm cảm, cần được điều trị. Khi ấy, quá trình điều trị giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng, tái hòa nhập xã hội, phòng ngừa tái phát...

 

Cách điều trị bệnh trầm cảm ở người cao tuổi

Liệu pháp tâm lý

   Đây là biện pháp điều trị trầm cảm an toàn và hiệu quả, được các chuyên gia tâm lý khuyên dùng. Trong đó, 2 liệu pháp thường được sử dụng là liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và liệu pháp gia đình. Hầu hết các hoạt động sinh hoạt và tình cảm của người cao tuổi bị trầm cảm đều phụ thuộc vào gia đình.

Sử dụng thuốc

   Khi các triệu chứng bệnh trầm cảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, người bệnh trầm cảm có thể phải sử dụng thuốc chống trầm cảm.

Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm ở người cao tuổi cần lưu ý:

  • Người cao tuổi sức khỏe yếu dễ bị tác dụng phụ của thuốc nên cần chú ý theo dõi. Ví dụ: suy giảm chức năng sinh lý, chức năng gan thận giảm đi nên khả năng chuyển hóa và thải trừ thuốc kém hơn, dẫn đến tăng tác dụng phụ,...
  • Sử dụng thuốc chống trầm cảm cần lưu ý các bệnh lý mà bệnh nhân cao tuổi hay mắc phải như: bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, bệnh suy gan, bệnh suy thận..

Thay đổi lối sống

   Thay đổi lối sống là phương pháp kết hợp điều trị trầm cảm quan trọng. Những việc cần làm gồm:

  • Cho người bệnh tăng cường hoạt động thể chất
  • Giúp người bệnh tìm một sở thích hoặc thú vui như: trồng cây, đọc sách, nuôi cá... để người bệnh thư thái, có những phút giây thoải mái
  • Tăng cường chăm sóc người bệnh, quan tâm, hỏi han từ bạn bè và người thân
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
  • Sử dụng BoniBrain của Mỹ. BoniBrain là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, với thành phần từ các loại thảo dược, acid amin, vitamin và dưỡng chất, BoniBrain giúp làm tăng hormone hạnh phúc, giảm các cảm xúc tiêu cực, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, vui vẻ, giúp ngủ ngon.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

Chăm sóc người cao tuổi bị trầm cảm điều gì cần chú ý nhất?

    Khi chăm sóc người cao tuổi bị trầm cảm, bạn cần lưu ý:

  • Nếu có người thân mắc bệnh, người nhà nên ở bên thường xuyên, chăm sóc và động viên người bệnh, không để họ có cảm giác bị bỏ rơi hay cô đơn.
  • Trầm cảm là bệnh tâm lý nên cần thường xuyên trò chuyện, tâm sự với người bệnh để giải tỏa tâm lý, tránh tạo thêm áp lực cho người bệnh.
  • Việc chăm sóc người bị trầm cảm có thể gây mệt mỏi, người nhà cần kiên trì và hết sức nhẹ nhàng.
  • Cho người bệnh ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe
  • Chú ý cho người bệnh uống thuốc đúng liều và đề phòng các tác dụng phụ của thuốc.

     Trầm cảm ở người cao tuổi là bệnh lý khá phổ biến thường gặp ở những người già cô đơn, thiếu sự chăm sóc của gia đình, ít giao tiếp xã hội, gặp khó khăn áp lực trong cuộc sống. Vì vậy, người nhà nên ở bên cạnh thường xuyên, chăm sóc và động viên, không để họ có cảm giác bị bỏ rơi hay cô đơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi