Những đứa con khủng hoảng vì bị bố mẹ chê bai

Mục lục [Ẩn]

 

   Người Việt Nam ta có quan niệm “thương cho roi cho vọt...”, vì vậy không ít ông bố bà mẹ cho rằng cứ phải thật khắt khe, thường xuyên chê bai thì con mới cố gắng và trở nên ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, họ không nhận ra rằng quan niệm này có thể mang đến nhiều tác dụng trái ngược.

 

Những đứa con khủng hoảng vì bị bố mẹ chê bai.

Những đứa con khủng hoảng vì bị bố mẹ chê bai.

 

Những đứa con khủng hoảng vì bị bố mẹ chê bai

   Với quan niệm “thương cho roi cho vọt/ ghét cho ngọt cho bùi”, nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng việc khen sẽ khiến trẻ trở nên tự cao, kiêu ngạo và không biết cố gắng. Vì vậy, họ thường không nhìn vào điểm tốt để động viên con phát huy mà chỉ “săm soi” vào điểm yếu của con để bắt bẻ, chê bai với suy nghĩ như vậy điểm yếu của con sẽ được khắc phục mà không biết như vậy chính là  đang làm tổn thương con.

  Như trường hợp của Thu Hà (đang học lớp 10 tại Hà Nội). Hà là con một trong gia đình có bố mẹ đều giỏi giang, thành đạt và họ đặt kỳ vọng con mình cũng phải thật hoàn hảo, thật xuất sắc. Hiểu được kỳ vọng của bố mẹ, từ bé Hà đã vô cùng cố gắng, luôn trong top đầu của lớp. Tuy nhiên, trong mắt mẹ Hà thì như thế vẫn là chưa đủ. Bà luôn chê em không năng động, lúc nào cũng như gà rù, lười học nên học dốt. Khi con gái đạt được giải cấp quận, cấp thành phố thì bà cũng bĩu môi chê bai  "ngày xưa mẹ ăn khoai ăn sắn thi toàn giải nhất, giờ con sướng như tiên mà chỉ được cái giải ba lẹt đẹt, tốn bao nhiêu tiền".

   Mọi chuyện lên đến đỉnh điểm khi Hà khoe rằng năm nay học lực của em đứng thứ 3 trong lớp, tiến bộ hơn năm ngoái đứng thứ 5. Nhưng trái với kỳ vọng của Hà, em không những không nhận được những lời cổ vũ, động viên từ cha mẹ mà còn bị nói nặng nề “Con thế này suốt đời đứng sau đít đứa khác”. Quá thất vọng, Hà đã bỏ chạy khỏi nhà trong đêm tối, khi mọi người tìm được em, muốn kéo em về nhà thì Hà vẫn phản kháng quyết liệt.

    Hay như trường hợp khác là Mạnh - đang là học sinh lớp 12 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bố mẹ ly hôn từ khi chị em Mạnh còn nhỏ, mẹ gặp tổn thất rất lớn không chỉ về tình cảm mà cả về vật chất. Từ bé đến giờ mẹ chưa từng khen ngợi chị em Mạnh mà chỉ luôn dành cho cậu những câu hỏi vặn vẹo tại sao làm cái này không được, cái kia không xong.

   Sợ mẹ buồn, Mạnh cố học thật tốt và nằm trong đội tuyển học sinh giỏi môn Văn và Anh của trường. Mỗi khi đạt được kết quả nào đó, Mạnh háo hức về khoe với hy vọng nhận được một lời khen ngợi từ mẹ hay chí ít là một nụ cười khích lệ nhưng tuyệt nhiên không hề có.

   Nỗ lực của Mạnh còn bị mẹ “dội” những gáo nước lạnh, bảo cậu đừng tưởng mình thế mà giỏi. Những lời chê bai, thái độ của mẹ đã hình thành trong Mạnh suy nghĩ bản thân mình yếu kém, mình không ra gì. Mạnh như sợi dây thun bị kéo mạnh hai đầu, lúc nào cũng căng thẳng, áp lực và sợ về nhà. Mạnh thu mình, khép kín và không tự tin để giao lưu với mọi người nhưng lại rất dễ kích động, gây hấn.

   Những trường hợp bị nhấn chìm bởi lời chê bai của chính những bậc sinh thành như Mạnh và Hà không phải là cá biệt. Nhiều bạn trẻ đã chia sẻ với chúng tôi rằng dù có nỗ lực đến mấy nhưng vẫn bị bố mẹ phủ nhận sạch bách, thậm chí suốt ngày phải nghe những từ như “ngu, dốt,...” và bị so sánh với con này vật nọ.

 

Hậu quả của việc chê bai trẻ

Tình trạng trẻ bị chê bai phổ biến trong các gia đình, điều này có thể dẫn đến các hậu quả như sau:

Khiến trẻ trở nên tự ti

   Những lời chê bai của cha mẹ có thể trở thành nỗi ám ảnh khiến trẻ trở nên tự ti hơn. Việc bị chê bai nhiều sẽ khiến trẻ tự dán nhãn cho mình những từ ngữ tiêu cực, từ đó cảm thấy mình kém cỏi, tự hoài nghi bản thân, luôn cho rằng mình không đủ tốt từ đó ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ.

 

Thường xuyên bị chê bai khiến trẻ trở nên tự ti.

Thường xuyên bị chê bai khiến trẻ trở nên tự ti.

 

   Trên thực tế, chúng ta có thể nhận thấy rằng trẻ em Việt thường có xu hướng kém tự tin, ngại thể hiện bản thân, không dám nói lên chính kiến của mình. Đây được xem là điểm khác biệt rõ ràng so với trẻ em nước ngoài, đặc biệt trẻ phương Tây. Bởi điều cốt lõi nằm ở chỗ ở nước ngoài, trẻ luôn luôn được người lớn khen ngợi đúng lúc. Kể cả khi đứa trẻ làm sai họ cũng “bới” cho được điểm tốt để khen. Còn ở ta, đứa trẻ có nỗ lực đến mấy thì nhiều người lớn vẫn “moi” cho bằng được cái chưa tốt để có cái mà “dạy dỗ”.

Ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình

   Việc chê bai con cái thường xuyên sẽ tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Con cảm thấy bản thân không được cha mẹ chấp nhận và tin tưởng. Từ đó, trẻ sẽ dần không muốn tâm sự, chia sẻ cùng với cha mẹ của mình nữa. Một nghiên cứu về Gen Z với 500 học sinh (THCS, THPT) sinh viên đại học và phụ huynh năm 2024, cho thấy hơn 43% bạn trẻ thấy cha mẹ không hiểu mình, 22,8% xảy ra tranh cãi với bố mẹ.

Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

   Trong giai đoạn phát triển, trẻ em cần cảm nhận được sự yêu thương, ủng hộ và khích lệ từ cha mẹ để phát triển sự tự tin và tình yêu thương của bản thân. Trẻ sẽ vô cùng tổn thương nếu liên tục nhận những lời chê bai, dè bỉu từ những người sinh ra mình, khiến các em cảm thấy mình không đáng được yêu thương. Việc cha mẹ bảo con là đứa vô dụng, ngu ngốc sẽ khiến con trẻ có cảm giác như mình thực sự như thế, bản thân mình không làm tốt được việc gì và mình chính là gánh nặng, cản trở đối với gia đình.

   Như đã nói ở trên, trẻ bị chê bai thường xuyên sẽ có xu hướng phát triển lòng tự trọng thấp. Mà lòng tự trọng thấp chính là một trong những yếu tố khiến trẻ dễ mắc phải các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,...

Trẻ ngừng nỗ lực

   Nhiều phụ huynh nghĩ rằng việc chê trẻ sẽ khiến trẻ cố gắng và nỗ lực hơn. Tuy nhiên, việc chê trẻ quá nhiều mà tiết kiệm lời khen dễ mang lại các phản ứng ngược. Bởi khi trẻ cảm thấy bản thân đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không được bố mẹ công nhận sẽ dần không còn muốn nỗ lực nữa, thậm chí là cố tình trở nên thụ động hơn để chống đối.

   Nghiêm trọng hơn, khi không được ghi nhận ở chỗ này, trẻ sẽ tìm niềm tự hào, mong được ghi nhận ở chỗ khác. Thực tế, có không ít đứa trẻ do không được thừa nhận ở bên ngoài đời sống thực nên các lao lên mạng, vào game để khẳng định mình, để được tung hô.

   Vì vậy, mỗi cha mẹ cần hiểu rằng con cần được khen - chê đúng lúc. Khi thấy con có tiến bộ, dù là tiến bộ nhỏ thôi thì cũng nên khen ngợi sự nỗ lực và cố gắng của trẻ. Ngược lại, nếu con có điểm gì còn hạn chế thì chúng ta hãy góp ý mang tính xây dựng thay vì sử dụng các từ ngữ mang tính miệt thị, chê bai đơn thuần. Thái độ của cha mẹ cần cho con thấy rằng cha mẹ quan tâm và muốn tốt cho con chứ không phải là để cười nhạo.

 

Trẻ cần được khen - chê đúng lúc.

Trẻ cần được khen - chê đúng lúc.

 

   Trước khi muốn góp ý điều gì đó với con, bạn nên khen ngợi điểm mạnh trước, sau đó nói đến các điểm con làm chưa tốt để tìm cách điều chỉnh, không nên phán xét. Cha mẹ nên khen - chê với tỷ lệ 70 - 30 và khen trước - chê sau để con dễ tiếp nhận.

   Trẻ em tuy vô tư nhưng lại rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương tâm lý bởi những câu nói của cha mẹ. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải chú ý và cân nhắc kỹ lưỡng để có thể giao tiếp, giáo dục trẻ một cách lành mạnh, giúp trẻ phát triển tốt hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi