Rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư: Cách điều trị và phòng ngừa

Mục lục [Ẩn]

 

   Người bệnh ung thư luôn hiện hữu nỗi lo lắng, sợ hãi về bệnh tật, về tương lai, về tiền bạc… Bởi vậy mà họ dễ mắc rối loạn lo âu. Điều đáng ngại là, tình trạng này lại tác động ngược, càng khiến cho quá trình điều trị ung thư gặp nhiều khó khăn hơn. Vậy rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư phải làm sao? Có cách nào phòng ngừa hay không?

 

Hướng điều trị rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư

Hướng điều trị rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư

 

Cách điều trị rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư

   Vốn dĩ, người bệnh ung thư đã phải uống thuốc, truyền hóa chất rất nhiều, cơ thể suy nhược nghiêm trọng. Vì vậy, cách điều trị rối loạn lo âu cho họ luôn ưu tiên biện pháp không dùng thuốc như trị liệu tâm lý. Nếu mức độ lo âu nặng, bác sĩ mới cân nhắc kê thuốc tây cho người bệnh, cụ thể: 

Trị liệu tâm lý

   Liệu pháp tâm lý chỉ tác động về mặt tinh thần nên không ảnh hưởng đến bất cứ cách điều trị nào khác, kể cả hóa trị, xạ trị. Do đó, quá trình phục hồi tâm lý cho bệnh nhân ung thư sẽ không ảnh hưởng đến việc điều trị ung thư.

   Thông qua cuộc trò chuyện, nhà trị liệu sẽ tư vấn, chia sẻ với bệnh nhân ung thư để hiểu rõ điều gì khiến họ lo lắng. Sau đó, họ giúp người bệnh chấp nhận nó một cách tích cực. Đồng thời, trị liệu tâm lý còn hướng dẫn bệnh nhân kiểm soát cảm xúc, tự xoa dịu trạng thái lo âu cho chính mình, gia tăng kỹ năng đối phó với những căng thẳng.

   Thực tế nhiều bệnh viện lớn cũng khuyến khích bệnh nhân ung thư hay người mắc bệnh nan y khác thực hiện tư vấn tâm lý từ sớm để phòng tránh nguy cơ rối loạn lo âu, trầm cảm. Tinh thần tích cực, vui vẻ, lạc quan sẽ giúp quá trình điều trị ung thư tiến triển theo hướng tốt hơn.

   Một số liệu pháp trị liệu tâm lý cho bệnh nhân ung thư để vượt qua rối loạn lo âu bao gồm:

  • Liệu pháp hành vi biện chứng (Dialectical behavior therapy – DBT)
  • Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behavioral therapy – CBT)
  • Liệu pháp mở rộng tâm lý – tinh thần (Psycho-spiritual integrative therapy – PSIT)

 

Liệu pháp tâm lý được ưu tiên áp dụng cho bệnh nhân ung thư

Liệu pháp tâm lý được ưu tiên áp dụng cho bệnh nhân ung thư

 

  • Liệu pháp giải quyết vấn đề (Problems solving therapy – PST)
  • Liệu pháp hành vi thích hợp cảm xúc (ational-emotive behavior therapy – REBT)
  • Liệu pháp tâm lý phối hợp (Adjuvant psychological therapy – APT)
  • Liệu pháp nhóm (Group therapy)

Điều trị bằng thuốc

   Rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư ở mức độ trung bình trở lên sẽ được bác sĩ cân nhắc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, các thuốc điều trị rối loạn lo âu thường gây nhiều tác dụng phụ, hại sức khỏe. Thậm chí, chúng còn gây tương tác với các thuốc chữa ung thư. Vì vậy, người bệnh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng phụ.

Sự chăm sóc từ gia đình

   Bệnh nhân ung thư bị rối loạn lo âu rất cần sự quan tâm, động viên từ gia đình. Người thân trong gia đình nên:

  • Lắng nghe, chia sẻ và động viên bệnh nhân vượt qua giai đoạn khó khăn này.
  • Tuyệt đối không được phán xét hay đánh giá thấp nỗi lo âu của người bệnh.
  • Nuông chiều cảm xúc, chấp nhận những khó khăn mà người bệnh đang gặp phải.

 

Gia đình nên khuyến khích và đồng hành cùng bệnh nhân vận động

Gia đình nên khuyến khích và đồng hành cùng bệnh nhân vận động

 

  • Khuyến khích, cùng bệnh nhân vận động, ra ngoài đi dạo, tắm nắng, tiếp xúc với thiên nhiên nhiều hơn.
  • Luôn ở bên cạnh động viên, trấn tĩnh khi bệnh nhân có xu hướng lo lắng, kích động quá mức.
  • Hỗ trợ người bệnh nâng cao sức khỏe thông qua những việc đơn giản như cung cấp cho họ những bữa ăn bổ dưỡng, động viên họ ăn nhiều rau, củ quả...
  • Trao đổi trực tiếp với bác sĩ, nhà trị liệu tâm lý để nắm bắt rõ tình trạng của người bệnh từ đó có hướng hỗ trợ hiệu quả nhất.

 

Cách phòng ngừa rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư

   Để phòng ngừa rối loạn lo âu, người bệnh ung thư nên:

  • Suy nghĩ tích cực về tình trạng của bản thân, hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho chính mình. Bệnh ung thư mặc dù rất nguy hiểm nhưng không có nghĩa là hết hy vọng. Hiện nay, khoa học hiện đại có rất nhiều biện pháp có thể tăng tỷ lệ sống cho người bệnh ung thư. Vì vậy, bạn hãy tin tưởng vào các bác sĩ, nhìn nhận tương lai theo hướng lạc quan.
  • Trao đổi với bác sĩ và tích cực tham gia điều trị theo đúng chỉ định.
  • Duy trì chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng khoa học, lành mạnh để có đủ sức khỏe chống chọi với ung thư. Quá trình hóa trị, xạ trị đều làm cơ thể suy nhược. Để tránh bị mệt mỏi, bạn nên cố gắng ăn uống thật tốt, dành thời gian tập thể dục nhẹ nhàng, tắm nắng mỗi ngày.

 

Phòng ngừa rối loạn lo âu bằng cách tập thể dục và tắm nắng mỗi ngày

Phòng ngừa rối loạn lo âu bằng cách tập thể dục và tắm nắng mỗi ngày

 

  • Thư giãn tinh thần bằng cách ngồi thiền, dưỡng sinh hay yoga. Những bài tập này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Nó giúp người bệnh được đả thông tâm trí, xoa dịu cảm xúc, thư giãn, nâng cao chất lượng giấc ngủ, tăng cường sức khỏe, giảm đau hiệu quả.
  • Chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Bạn hãy chia sẻ nỗi lo lắng của bản thân với người thân hay bác sĩ thay vì chỉ chịu đựng một mình. Nếu cảm thấy không đủ tự tin để chia sẻ, bạn có thể viết nhật ký hoặc nhắn tin, viết thư cho người khác. 
  • Dù có bất cứ điều gì xảy ra, sức khỏe có tiên lượng thế nào thì bạn cũng nên bình tĩnh đối mặt.
  • Khiến bản thân quên đi nỗi lo bằng cách tập trung làm một việc khác, chẳng hạn như tìm hiểu về một lĩnh vực công việc mới, học một bộ môn yêu thích, đi du lịch, xem phim hay chỉ đơn giản là dọn dẹp nhà cửa…
  • Làm những điều mà bản thân yêu thích để dù có chuyện gì xảy ra bạn cũng không hối tiếc vì điều gì, hãy sống đúng như bạn muốn.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết cách điều trị và phòng ngừa rối loạn lo âu cho bệnh nhân ung thư. Rất nhiều người bị chẩn đoán ung thư vẫn sống khỏe mạnh trong thời gian dài. Vì vậy, bạn đừng nên lo lắng mà hãy tin tưởng các y bác sĩ, phối hợp tốt với họ để kiểm soát căn bệnh này.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: Rối loạn lo âu

Bài viết liên quan

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ là gì? Các loại rối loạn lo âu ám ảnh sợ thường gặp

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là 1 trong 5 dạng của rối loạn lo âu. Bệnh đặc trưng bởi nỗi sợ, sự lo lắng quá mức và dai dẳng về những đối tượng và tình huống thông thường.

Rối loạn lo âu khiến người phụ nữ loét toàn thân

Bệnh nhân rối loạn lo âu phải đối diện với các triệu chứng thực thể, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của họ. Trong đó, ngứa da - loét da là một trong những vấn đề thường gặp.

Tổng hợp các bệnh về tâm lý thường gặp hiện nay

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bệnh về tâm lý thường gặp, mời bạn đọc cùng theo dõi!

Rối loạn tâm thần sau quan hệ tình dục không an toàn

Việc quan hệ tình dục không an toàn không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thậm chí là mắc rối loạn tâm thần.

Hội chứng sợ phụ nữ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục

Hội chứng sợ phụ nữ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi