Áp lực tâm lý mỗi khi tụ họp gia đình dịp Tết

Mục lục [Ẩn]

 

   Tết đến xuân về là thời điểm mọi người sum họp bên gia đình, cùng nhau tâm sự những câu chuyện vui vẻ, quan tâm, chia sẻ với nhau. Ấy vậy mà, nhiều người phải chịu áp lực tâm lý rất nặng nề khi phải đối diện với những câu hỏi về gia đình, hôn nhân, lương bổng, sự nghiệp từ họ hàng.

 

Làm sao để giảm bớt căng thẳng, áp lực từ gia đình để yên tâm đón Tết?

Làm sao để giảm bớt căng thẳng, áp lực từ gia đình để yên tâm đón Tết?

 

Áp lực gia đình mỗi khi Tết đến xuân về

   Thời gian gần đây, chúng tôi nhận được rất nhiều sự chia sẻ về những áp lực khi Tết đến xuân về, đặc biệt ở các bạn trẻ. Đa số là các trường hợp  chưa lấy chồng, vợ hoặc đang gặp khó khăn trong công việc, bị gia đình tạo áp lực.

   Như trường hợp của một bạn nữ tên Dương 34 tuổi ở Hà Nội. Hiện nay, bạn đã có một công việc ổn định và mua được nhà riêng ở Hà Nội. Tuy nhiên, trong mắt họ hàng ở quê thì “con gái giỏi đến mấy rồi cũng đi lấy chồng”. Đối với mọi người, con gái 30 tuổi chưa lập gia đình là một thất bại. Bạn thường xuyên bị họ hàng nội ngoại xúm vào giục chuyện lấy chồng, liên tục bị so sánh với bạn bè cùng trang lứa đã chồng con đề huề. Thậm chí, có người còn vô ý hỏi “có bệnh gì mà muộn chồng”. Điều này khiến cho không khí gia đình trong các buổi tiệc, gặp gỡ họ hàng vô cùng căng thẳng, áp lực. Giờ một cái Tết nữa lại sắp đến, D căng thẳng đến mức mất ngủ triền miên, tâm trạng lo âu, buồn bã, mất động lực.

>>> Xem thêm: Áp lực, khủng hoảng tâm lý vì bị “giục lấy chồng”

   Cũng như chị Dương, a Hùng quê ở Yên Bái cũng ám ảnh mỗi dịp Tết vì những áp lực từ gia đình. Anh kể, mỗi khi về quê dịp Tết, người thân hay gặng hỏi "thu nhập bao nhiêu, bao giờ mua nhà?", "lấy vợ đi để ông bà có cháu bế" khiến người đàn ông này vô cùng áp lực. Trong bữa cơm, bố mẹ cũng thường xuyên kể chuyện "con nhà người ta" khiến anh chạnh lòng. Khi tâm sự, anh cho biết, càng cận kề Tết, anh lại càng thấy buồn bã, chán chường, mất động lực, đặc biệt không muốn về nhà vì sợ bố mẹ, họ hàng lại lôi chuyện vợ con, công việc ra bàn tán.

   Đây chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp gặp áp lực tâm lý khi sum họp với gia đình dịp Tết. Trong một năm kinh tế khó khăn như năm nay, hầu hết mọi người đã gặp phải rất nhiều thách thức về kinh tế, sự nghiệp, cộng thêm guồng quay công việc cuối năm tất bật, khiến họ bị stress. Do đó, những lời nhận xét, hỏi han vô tâm của họ hàng đôi khi trở thành nguồn gốc thúc đẩy thêm sự căng thẳng.

 

Hàng tá câu hỏi tạo áp lực ngày Tết.

Hàng tá câu hỏi tạo áp lực ngày Tết.

 

Ảnh hưởng của những “lời hỏi thăm” dịp Tết

   Cha mẹ Việt Nam thường thúc giục con cái kết hôn khi “đến tuổi” hoặc đơn giản là tạo áp lực để con thành công hơn. Họ nghĩ rằng đó là sự quan tâm, là điều tốt, cần khuyên bảo, định hướng cho con cái. Tuy nhiên, những lời thúc giục lặp đi lặp lại có thể gây ra sự khó chịu, bất hòa trong gia đình, trở thành một dạng bạo hành tinh thần gây ức chế, ám ảnh cho người trẻ. Tình yêu thương của phụ huynh đã vô tình gây áp lực, mệt mỏi cho con cái.

   Ở những gia đình đông con cháu, nhiều bậc cha chú còn có thói quen so sánh giữa những anh chị em, khiến sự căng thẳng còn gia tăng nhiều hơn nữa. Những người bị so sánh kém hơn có thể mang tâm lý tự ti, xấu hổ. Ngược lại, những người thành công hơn cũng cảm thấy không thoải mái khi bị so sánh hoặc đề cao quá mức. Sự căng thẳng liên tục này sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc và trí tuệ, khiến họ mệt mỏi, ngủ kém, dễ cáu gắt và suy giảm trí nhớ. Sự căng thẳng tâm lý kéo dài là yếu tố thuận lợi gây phát sinh một số vấn đề tâm lý,  thường gặp nhất là rối loạn lo âu, trầm cảm.

 

Làm sao để giảm căng thẳng do áp lực từ gia đình dịp Tết?

   Tết là lúc chúng ta tụ họp, sum vầy, tận hưởng tình yêu thương từ gia đình sau những tháng ngày căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy, bạn đừng để những lời nói, hỏi han của họ hàng khiến bản thân cảm thấy áp lực, căng thẳng. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

Học cách đón nhận sự quan tâm

   Thực ra những lời hỏi thăm của họ hàng cũng chỉ là những lời quan tâm, thậm chí chỉ là những câu cửa miệng đơn thuần. Do đó, bạn hãy đáp lại những lời hỏi thăm này một cách cởi mở, ví dụ như “cháu đang có kế hoạch khác ạ”, “cháu đang chờ cô/ dì/ chú/ bác giới thiệu người yêu cho đấy”, “mọi người cứ chuẩn bị đi, cuối năm cháu cưới (nhưng mà cuối năm nào thì cháu không chắc đâu)”,...

Học cách lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn

   Suy cho cùng mọi người hỏi thăm, thúc giục cũng là xuất phát từ sự lo lắng cho con cháu. Trong gia đình sẽ có rất nhiều thế hệ khác nhau, mỗi người lại có những suy nghĩ, quan điểm riêng biệt. Bạn cần phải thẳng thắn chia sẻ những quan điểm và ý kiến của mình với người thân. Thay vì chọn cách im lặng đối mặt với những áp lực thì bạn hãy cố gắng nói ra những mong muốn của mình với đối phương. Khi tất cả đã hiểu và san sẻ được cho nhau thì từ đó các áp lực gia đình cũng dần được giải quyết và kiểm soát tốt.

Học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân

   Cách tốt nhất để bạn giảm thiểu và vượt qua các áp lực từ gia đình đó chính là rèn luyện cho mình cách kiểm soát cảm xúc, giữ được sự bình tĩnh trong các cuộc xung đột. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi những tranh chấp, mâu thuẫn với các thành viên trong gia đình khi bị thúc giục, hỏi han.

Biết cách tự chăm sóc bản thân

   Nếu áp lực kéo dài liên tục sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của mỗi người. Vì vậy, bên cạnh việc nỗ lực giải quyết áp lực thì bạn cũng cần biết cách tự chăm sóc cho bản thân mình, như:

  • Đảm bảo đủ giấc ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày.
  • Rèn luyện thói quen tập luyện thể dục thể thao, vận động khoảng 15 đến 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, khi cơ thể được vận động đúng cách cũng giúp bạn kích thích sản sinh ra các hormone tạo cảm giác hạnh phúc, vui vẻ, giảm bớt căng thẳng, áp lực, suy nghĩ tiêu cực.

>>> Xem thêm: Lợi ích của tập thể dục với bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lo âu.

 

  • Bạn cũng nên tham khảo sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ. Với các thành phần từ tự nhiên như thảo dược, acid amin, vitamin và dưỡng chất, BoniBrain giúp làm tăng hormone hạnh phúc serotonin và dopamin, từ đó giúp làm giảm căng thẳng, lo âu, buồn rầu, mệt mỏi hiệu quả.

 

 BoniBrain từ Mỹ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.

BoniBrain từ Mỹ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.

 

Tìm gặp chuyên gia tâm lý để giải tỏa áp lực gia đình

   Nếu cảm thấy stress ảnh hưởng sinh hoạt, công việc thì bạn nên gặp chuyên gia tâm lý để được lắng nghe, chia sẻ và tìm các giải pháp tháo gỡ. Chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn nhìn nhận rõ về vấn đề và đưa ra các hướng khắc phục hiệu quả. Bản thân bạn cũng sẽ học được cách kiểm soát cảm xúc, rèn luyện thêm những kỹ năng cần thiết để ứng phó và vượt qua áp lực, khó khăn để có được đời sống tinh thần lành mạnh, góp phần xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

   Trên đây là một số chia sẻ về áp lực gia đình những dịp lễ Tết và các biện pháp khắc phục. Cha mẹ và người thân hãy quan tâm và yêu thương theo cách con muốn, chứ không yêu con theo cách mình cần. Các thành viên trong gia đình cũng nên học cách lắng nghe và tôn trọng mong muốn của nhau. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Bạn có biết: Stress mạn tính khiến chúng ta khó giảm cân hơn

Bạn có biết: Stress mạn tính khiến chúng ta khó giảm cân hơn

Lợi ích của việc ở một mình tới sức khỏe tinh thần

Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu lợi ích của thời gian ở một mình với sức khỏe tinh thần của chúng ta.

Lo âu, trầm cảm vì mãi không có con

Lo âu, trầm cảm vì mãi không có con

Vì sao bạn cảm thấy khó thở khi căng thẳng, stress?

Khi bị căng thẳng, stress, nhiều người thường cảm thấy khó thở và thở nông, tăng nhịp tim, choáng váng… Tại sao lại như vậy?

Các mẹo giảm căng thẳng khi chăm sóc người bệnh

Nếu bạn đang phải chăm sóc người bệnh, hãy đọc bài viết dưới đây để biết các cách giảm căng thẳng, đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần nhé.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi