Tác hại của việc la mắng con cái có thể bạn chưa biết!

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi con cái ương bướng, nghịch dại, cha mẹ sẽ la mắng, quát tháo. Mục đích của việc này chủ yếu là muốn bé nhận ra sai lầm của bản thân và sửa chữa. Tuy nhiên, nếu phụ huynh thường xuyên la mắng trẻ, tâm lý trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy cụ thể, tác hại của việc la mắng con cái là gì?

 

Tác hại của việc la mắng con cái có thể bạn chưa biết!

Tác hại của việc la mắng con cái có thể bạn chưa biết!

 

Tác hại của việc la mắng con cái có thể bạn chưa biết!

   Hành động la mắng con cái là một trong những phương pháp giáo dục thường được các bậc phụ huynh áp dụng. Họ cho rằng, lời trách phạt sẽ giúp trẻ nhìn nhận lại lỗi lầm và biết cách sửa sai, không tái phạm. 

   Tuy nhiên, việc la mắng đúng lúc và đúng thời điểm mới mang lại hiệu quả giáo dục. Ngược lại, thói quen quát tháo trẻ thường xuyên không những không có lợi mà còn khiến con bị tổn thương về mặt tâm lý. Cụ thể, tác hại của việc la mắng con cái bao gồm:

Trẻ trở nên sợ sệt, rụt rè, thu mình lại

   Môi trường sống của trẻ nhỏ hạn chế hơn rất nhiều so với người lớn. Số lượng người con tiếp xúc thường không nhiều, chẳng hạn như gia đình, thầy cô, bạn bè. Vì vậy, các bé rất để tâm đến lời nói của người mình tiếp xúc.

   Nếu thường xuyên bị cha mẹ la mắng, tính cách con trở nên nhút nhát, rụt rè, sợ hãi. Trẻ sẽ bị ám ảnh bởi lời quát tháo của người lớn. Chúng sợ làm sai, suy nghĩ tiêu cực về bản thân, cho rằng mình yếu kém, vô dụng.

   Có thể ban đầu, cha mẹ mắng, con sẽ giải thích. Thế nhưng, cha mẹ thường không lắng nghe con nói mà chỉ cho rằng chúng chống đối. Theo đó, họ càng chửi nhiều hơn và đứa trẻ dần im lặng chịu đựng. Về lâu dài, chúng sống thu mình lại, thiếu kỹ năng giao tiếp. Nếu khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ kém, tư duy nhận thức cũng bị ảnh hưởng.

 

Trẻ rụt rè, sống thu mình lại

Trẻ rụt rè, sống thu mình lại

 

Trẻ xa cách với gia đình

   Vốn dĩ, sự khác biệt về thế hệ đã tạo một khoảng cách nhất định giữa cha mẹ với con cái. Nếu cha mẹ lại thường xuyên la mắng trẻ, khoảng cách đó sẽ càng tăng thêm. Các con còn nhỏ, không đủ sâu sắc để hiểu được những lời la mắng của cha mẹ. Chúng chỉ đơn giản cho rằng bố mẹ khó tính, mình không được yêu thương.

   Thông thường, trẻ nhỏ sẽ rất nhanh quên đi những chuyện không vui trong cuộc sống. Thế nhưng, nếu tình trạng la mắng lặp đi lặp lại, khoảng cách giữa trẻ và gia đình sẽ ngày càng sâu sắc hơn.

   Vì liên tục bị la mắng nên trẻ sợ trò chuyện với bố mẹ. Nỗi sợ này ngăn cản trẻ chia sẻ với gia đình những vấn đề, phiền toái phải đối mặt trong cuộc sống. Con cũng hiếm khi chia sẻ tâm tư tình cảm và những băn khoăn về tuổi mới lớn.

   Thay vì tìm sự giúp đỡ từ gia đình, con trẻ sẽ học cách đối mặt mọi thứ một mình. Điều này vô tình đẩy con ra xa và thậm chí có một số trường hợp con cái thù ghét cha mẹ.

Suy nghĩ tiêu cực

   Phần lớn, bố mẹ quát mắng con trong lúc đang tức giận nên ít khi chú ý đến lời nói. Thay vì tập trung vào lỗi lầm mà con phạm phải, bố mẹ dùng những từ ngữ nặng nề để chì chiết, hạ thấp năng lực, danh dự của trẻ. Thậm chí, nhiều gia đình phủ nhận hoàn toàn những nỗ lực của con chỉ vì bé không đạt được kết quả như kỳ vọng.

   Những lời la mắng nặng nề từ bố mẹ khiến con trẻ hình thành suy nghĩ tiêu cực. Trẻ cho rằng bản thân không có năng lực, không đủ khả năng để làm được bất cứ việc gì. Chúng cảm thấy gia đình là nơi nặng nề, áp lực, mệt mỏi, hình thành tâm lý không muốn về nhà.

 

Trẻ suy nghĩ tiêu cực

Trẻ suy nghĩ tiêu cực

 

Khó kiểm soát cảm xúc

   Bố mẹ thường la mắng con cái khi đang giận dữ và nóng nảy. Theo đó, trẻ sẽ hình thành phản ứng và thái độ tương tự. Đa phần, những trẻ bị bố mẹ la mắng thường xuyên đều khó kiểm soát cảm xúc, nhất là sự nóng nảy, cáu kỉnh và bực dọc.

   Chúng thường thể hiện sự tức giận với những người yếu thế hơn như em trai, em gái hoặc bạn bè trong trường. Trẻ cho rằng sự la mắng là hình thức giải tỏa cảm xúc của bản thân, trừng phạt người đã khiến mình bực dọc. Về lâu dài, chính tác hại của việc la mắng con cái sẽ khiến trẻ dễ phát sinh mâu thuẫn với những người xung quanh.

Giảm lòng tự trọng

   Lòng tự trọng giúp con người ý thức và coi trọng danh dự, nhân phẩm của bản thân. Tuy nhiên, đứa trẻ bị cha mẹ la mắng thường xuyên sẽ dần giảm lòng tự trọng. Theo đó, chúng trở nên thiếu tự tin, xấu hổ, tự cho rằng bản thân yếu kém, không có năng lực, tự dằn vặt bản thân.

Hình thành tâm lý chống đối

   Đây là một tác hại khác của việc cha mẹ thường xuyên la mắng con cái. Con trẻ thường có tâm lý nhạy cảm và bất ổn, nhất là giai đoạn dậy thì. Chúng sẽ không thể hiện rõ ràng sự chống đối mà chỉ âm thầm phản ứng lại. Một số bé lựa chọn lối sống thiếu lành mạnh để phản ứng lại với phụ huynh.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tâm lý

   Đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ la mắng sẽ có nguy cơ cao phát triển các bệnh tâm lý chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn lo âu, hội chứng tự hại… Những tình trạng này đều ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của trẻ.

 

La mắng con cái thường xuyên, lợi bất cập hại

La mắng con cái thường xuyên, lợi bất cập hại

 

Lời khuyên cho cha mẹ có thói quen la mắng con cái

   Thực tế, nhắc nhở con cái không phải là cách giáo dục xấu. Việc này xảy ra đúng lúc và chừng mực trong lời nói sẽ giúp con ý thức được lỗi lầm. Tuy nhiên, thói quen quát tháo con trẻ thường xuyên sẽ chỉ lợi bất cập hại. Vì vậy, các phụ huynh nên:

  • Chỉ mắng trẻ khi thực sự cần thiết, hạn chế quát tháo vô cớ.
  • Khi quá nóng giận, bố mẹ nên tránh mặt con trong một thời gian để kiểm soát cảm xúc. Khi đã bình tĩnh hơn, phụ huynh hẵng trò chuyện và trách mắng trẻ bằng lời nói chừng mực, phù hợp. Ngoài lời nói, bạn cần có hình phạt thích hợp với lứa tuổi, chẳng hạn như phạt trẻ không được xem ti vi, chơi máy tính, phải làm việc nhà hoặc cắt giảm tiền tiêu vặt…
  • Chỉ ra lỗi sai cho con và hướng dẫn con cách giải quyết hợp lý hơn để tránh tái phạm.
  • Đặt mình vào vị trí của con để hiểu hơn về cảm xúc, tâm tư tình cảm, không nên áp đặt, kiểm soát con cái quá mức.
  • Dành nhiều thời gian chia sẻ để nắm rõ những khó khăn mà con gặp phải.
  • Nên có phần thưởng cho trẻ khi con ngoan ngoãn, chủ động trong học tập và phụ giúp bố mẹ việc nhà.
  • Nếu không tìm được phương pháp giáo dục phù hợp, bố mẹ nên tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về trẻ, qua đó có phản ứng, cách cư xử, thái độ mềm mỏng, tinh tế hơn.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết tác hại của việc la mắng con cái thường xuyên. Tình trạng này sẽ kìm hãm sự phát triển toàn diện, tăng nguy cơ mắc bệnh tâm lý, ảnh hưởng đến tương lai của các bé. Vì vậy, phụ huynh cần tiết chế cảm xúc, hạn chế quát tháo, nói nặng lời với con trẻ.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Hãy bảo vệ bản thân trước những thành viên trong gia đình độc hại

Đối phó với gia đình độc hại chắc chắn sẽ là một trong những trải nghiệm cực kỳ khó khăn, đặc biệt khi đó là những người thân thiết nhất….

Rối loạn lo âu ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Rối loạn lo âu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ em. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, khoảng 9,4% trẻ em từ 3 - 17 tuổi được chẩn đoán bị rối loạn lo âu.

Người trẻ tuổi và gánh nặng an cư lạc nghiệp

Nhiều bạn trẻ lên thành phố nỗ lực làm việc không ngừng nghỉ với ước mơ có thể sở hữu một căn nhà của chính bản thân mình. Tuy nhiên, giá nhà quá đắt đỏ tại các thành phố lớn khiến những người trẻ tuổi nhọc nhằn với giấc mơ an cư.

Tăng nguy cơ trầm cảm khi sống cùng người chồng gia trưởng

Khi sống cùng người chồng gia trưởng, bạn cần bình tĩnh, trao đổi thẳng thắn, tự bảo vệ mình và có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người thân, pháp luật.

Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần

Hầu hết, chúng ta thường chỉ quan tâm đến sức khỏe thể chất mà coi nhẹ sức khỏe tinh thần. Thực tế, nếu tinh thần suy kiệt sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề như rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi