Cha mẹ cần làm gì khi thấy con có suy nghĩ muốn tự tử?

Mục lục [Ẩn]

 

    Tỷ lệ tự tử ở thanh thiếu niên ngày càng gia tăng nghiêm trọng, là vấn đề đáng báo động hiện nay. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 10 - 24 tuổi. Vậy làm sao để nhận thấy được ý định tự tử của thanh thiếu niên? Cha mẹ cần làm gì khi thấy con mình có suy nghĩ muốn tự tử? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Cha mẹ cần làm gì khi thấy con có ý định tự tử?

Cha mẹ cần làm gì khi thấy con có ý định tự tử?

 

Báo động nguy cơ tự tử ở thanh thiếu niên

   Tự tử (hay tự sát) là hành vi được thực hiện với mục đích muốn tìm đến cái chết, bao gồm các hành vi đã hoàn thành và các hành vi cố gắng thực hiện nhưng không thành công.

   Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trên thế giới có khoảng 800.000 người chết vì tự tử mỗi năm, tương đương cứ 40 giây lại có một người chết do tự tử. Đây là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho thanh thiếu niên từ 10 - 24 tuổi.

   Tổ chức Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) công bố cứ trung bình mỗi ngày, khoảng 3.000 trẻ vị thành niên chết do tự tử trên thế giới. Theo thống kê khác của Trung tâm phòng chống khủng khoảng tâm lý (PCP), ở Việt Nam thanh thiếu niên thuộc độ tuổi từ 15 – 24 là nhóm lứa tuổi có ý định tự sát cao hơn cả, và tỷ lệ nữ giới có ý định tự sát cao gấp hai lần so với nam.

   Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (năm 2010) trên hơn 10.000 người trong nhóm tuổi này cho thấy, 4,1% người nghĩ đến chuyện tự tử và trong đó có tới 25% đã tìm cách kết thúc cuộc sống.

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục Trường đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: “Tình trạng tự tử ở thanh thiếu niên 15 - 24 tuổi đã tăng hơn 40% trong 10 năm qua”.

   Các số liệu trên như một hồi chuông báo động về nạn tự tử ở vị thành niên hiện nay. Điều đáng buồn là, người lớn, các bậc phụ huynh hầu hết vẫn chưa biết cách hỗ trợ và can thiệp kịp thời.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân và biểu hiện ở một người có ý định tự tử.

 

Các dấu hiệu nhận biết nguy cơ tự tử ở thanh thiếu niên

   Nhiều người cho rằng tự tử là một hành động do kích động, không có kế hoạch từ trước nên không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên trên thực tế lại rất ít trường hợp như vậy. Hầu hết các vụ tự tử đều được bệnh nhân suy nghĩ cẩn thận và được lên kế hoạch nhiều lần. Vì vậy, các bậc phụ huynh, người thân nên nắm được một số dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tự tử ở trẻ.

 

Bạn nên để ý các hành động bất thường của trẻ.

Bạn nên để ý các hành động bất thường của trẻ.

 

   Một số dấu hiệu nhận diện ý định tự tử ở thanh thiếu niên là:

  • Các câu nói “có vấn đề” như: “Con sẽ không làm phiền mọi người nữa đâu”, “Thôi, mọi việc vô ích thôi”, “Chẳng còn gì quan trọng cả”,...
  • Những hành động “bất thường”: Trẻ bỗng nhiên sắp xếp vật dụng cá nhân theo thứ tự, tặng cho người này, người kia những món đồ mình yêu thích, tự nhiên dọn dẹp phòng ốc sạch sẽ (mà trước kia chưa từng làm), có những hành động trả ơn bố mẹ,...
  • Có hành vi tự làm đau bản thân như: Tự cắt tay, có những hành vi mạo hiểm,....
  • Có ý định hoặc đã cất giấu, tàng trữ các vật dụng phục vụ cho quá trình tự sát, cụ thể như dây thừng, thuốc ngủ, thuốc trừ sâu, dao,….
  • Trẻ hay nhắc đến những chuyện chết chóc, nói về cái chết một cách bình thản, nhẹ nhàng,… Trẻ có thể bày tỏ một cách trực tiếp như “Con ước gì mình chết đi” hoặc gián tiếp như “Con ước mình chưa từng được sinh ra”, “Giá mà giờ con có thể ngủ một giấc mà không cần dậy nữa nhỉ”,..
  • Trẻ luôn than thở buồn chán, nghĩ mình đầy tội lỗi xấu xa, cảm thấy bất tài vô dụng.
  • Trước đó, trẻ có dấu hiệu của bệnh trầm cảm như: Thay đổi thói quen ăn uống và ngủ nghỉ, bỏ những thói quen thường nhật, thường xuyên mệt mỏi, chán nản, không có sức sống, không tập trung được việc gì, mất hứng thú với những sở thích ngày xưa,...

 

Cha mẹ cần làm gì khi con có suy nghĩ tự sát?

   Khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo suy nghĩ muốn tự sát của con, điều quan trọng nhất là bạn phải giữ thái độ bình tĩnh, tuyệt đối không được kích động chửi mắng, trách móc con. Thường thì những đứa trẻ nuôi nấng ý định muốn tự sát đã từng bị tổn thương, dằn vặt tâm lý rất nhiều, nếu bạn tiếp tục mắng chửi trẻ sẽ chỉ càng khiến con cảm thấy tổn thương và muốn tìm đến cái chết nhanh hơn. Dưới đây là một số điều bạn nên làm khi biết con có suy nghĩ tự tử:

Cất giấu những dụng cụ, đồ vật có thể dẫn đến hành vi tự tử

   Trẻ có suy nghĩ muốn tự tử thường sẽ cất giấu những vật dụng để phục vụ cho hành vi tự tử như dây, dao, kéo, thuốc ngủ,… Vì vậy, cha mẹ cần phải phát hiện và cất giấu những đồ vật này (nên thực hiện trong thời gian trẻ không có ở nhà). Nếu nhà có lầu hoặc sống ở chung cư, gia đình nên khóa chặt cửa để đảm bảo an toàn.

   Tuy nhiên, cha mẹ khó có thể loại bỏ hết những dụng cụ có thể gây ra hành vi tự tử. Do đó, bố mẹ cần ở bên cạnh trẻ trong suốt thời gian này để trẻ không có cơ hội thực hiện hành vi tự sát.

Chia sẻ và lắng nghe con cái

   Sau đó, bố hoặc mẹ nên tìm cách trò chuyện với con cái. Khi trò chuyện, bạn nên chú ý sử dụng những lời nói nhẹ nhàng để tạo dựng lòng tin, giúp trẻ mới thoải mái giãi bày hết những suy nghĩ trong lòng và kể cho bố mẹ vấn đề mà mình đang phải đối mặt.

 

Hãy lắng nghe, trò chuyện với trẻ.

Hãy lắng nghe, trò chuyện với trẻ.

 

   Khi lắng nghe, dù trẻ đang có những suy nghĩ sai lệch thì bạn cũng cần tránh những câu nói phán xét và trách móc, chì chiết. Bởi điều này sẽ khiến trẻ bị tổn thương tâm lý sâu sắc hơn và dần xa cách bố mẹ. Thay vào đó, bạn hãy bày tỏ sự thấu hiểu và đồng cảm với trẻ.

   Trong rất nhiều trường hợp, cha mẹ lại chính là nguyên nhân khiến trẻ bị stress, rối loạn lo âu, trầm cảm và có suy nghĩ muốn tự tử. Chính vì vậy, trẻ có thể sẽ không muốn trò chuyện, chia sẻ với cha mẹ. Lúc này, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của những người mà trẻ thân thiết. Nếu bố mẹ có lỗi, cần phải nhận lỗi và thay đổi để trẻ có động lực sống tiếp.

>>> Xem thêm: Điều gì thôi thúc người bệnh trầm cảm có ý định tự tử?

Đưa con đến gặp bác sĩ

   Sau khi tâm lý con đã ổn định được phần nào, bạn nên khuyên con đến bệnh viện để được thăm khám sớm. Nếu trẻ không đồng ý hoặc không chấp nhận rằng bản thân đang mắc các vấn đề tâm lý, bạn nên giải thích để trẻ hiểu rằng, ai cũng có những lúc gặp khó khăn trong cuộc sống.

    Để tạo lòng tin cho trẻ, bạn có thể chia sẻ với con về những thời điểm bị áp lực và gặp phải những vấn đề tương tự. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng việc bi quan, tiêu cực và có suy nghĩ tự sát là hoàn toàn bình thường.

   Trong quá trình điều trị, cha mẹ nên sát cánh cùng con để con không cảm thấy lo lắng, sợ hãi và từ bỏ điều trị.  Nếu trẻ được chỉ định trị liệu tâm lý, gia đình nên tham gia trị liệu cùng để hiểu hơn về cảm xúc của trẻ và có những lời nói, hành vi phù hợp.

Cho con thấy những gì con đang có

   Khi đang ở trạng thái tuyệt vọng và bi quan, trẻ thường có những suy nghĩ tiêu cực và lệch lạc, luôn cảm thấy bản thân bất hạnh, vô dụng và không có bất cứ giá trị nào trong cuộc sống. Vì vậy, bạn nên chỉ ra cho trẻ thấy những giá trị mà con đang sở hữu.

   Ví dụ: Cho con thấy rằng bên cạnh vẫn còn rất nhiều yêu thương con, gia đình luôn ở bên cạnh đồng hành và sẻ chia cùng con. Con không phải là người vô dụng, con có rất nhiều ưu điểm…

Xây dựng cho con những thói quen lành mạnh

   Tinh thần bất ổn khiến sức khỏe thể chất của trẻ bị ảnh hưởng nhiều. Chính vì vậy, bố mẹ cần hỗ trợ con xây dựng lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe và nâng đỡ tinh thần. Bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Cho trẻ ăn uống điều độ để đảm bảo sức khỏe, tránh mệt mỏi và suy nhược. Trẻ thường có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng khi có suy nghĩ muốn tự sát. Do vậy, gia đình nên động viên trẻ ăn đủ bữa và chế biến các món ăn mà trẻ yêu thích.
  • Khi tinh thần trẻ đã ổn định, nên khuyến khích trẻ chơi thể thao. Chỉ với 30 phút tập thể dục mỗi ngày, những cảm xúc tiêu cực và các vấn đề sức khỏe thể chất sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc và có thời gian nghỉ ngơi.
  • Không để trẻ sử dụng thuốc lá, chất gây nghiện, rượu bia và hạn chế lượng caffeine dung nạp mỗi ngày. Nếu trẻ đã từng sử dụng chất gây nghiện, bạn nên tìm các biện pháp để trẻ cai càng sớm càng tốt.
  • Cho trẻ sử dụng BoniBrain của Mỹ để cải thiện tâm trạng, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái, giảm sự mệt mỏi, mất ngủ, buồn bã, chán nản, mất năng lượng, mất hứng thú trong cuộc sống nhờ các thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn không tác dụng phụ.

>>> Xem thêm: Nên làm gì để giúp đỡ người đang có ý định tự tự?

 

    Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được những điều cần làm khi thấy con có ý định tự tử. Nếu nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ gia đình, con trẻ có thể tìm lại niềm vui trong cuộc sống và không còn suy nghĩ đến vấn đề tự sát. Tuy nhiên, gia đình vẫn cần tiếp tục theo dõi và đồng hành để giúp con cân bằng cuộc sống. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Đối diện và vượt qua nỗi đau mất người thân do tự tử

Cách để đối diện và vượt qua nỗi đau mất người thân do tự tử là để bản thân được cảm nhận sự đau buồn, tìm kiếm sự hỗ trợ và…

Nguyên nhân và biểu hiện ở một người có ý định tự tử

Trước khi một người thực hiện hành vi tự tử, thì chắc chắn người đó đã có ý nghĩ về hành động này rất nhiều lần. Khi phát hiện sớm biểu hiện, bạn sẽ có cơ hội ngăn chặn họ biến điều đó thành hành động...

Chấn thương tâm lý của những đứa trẻ phải đóng vai cha mẹ

Chấn thương tâm lý của những đứa trẻ phải đóng vai cha mẹ...

Từ vụ ba bố con tử vong dưới sông ở Hưng Yên: Thấu hiểu để tránh hậu quả đáng tiếc

Từ vụ ba bố con tử vong dưới sông ở Hưng Yên: Thấu hiểu để tránh hậu quả đáng tiếc.

Nỗi sợ bị bỏ rơi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Người có nỗi sợ bị bỏ rơi luôn thường trực trong lòng sự lo lắng những người yêu thương sẽ bỏ họ mà đi. Nỗi sợ ấy nghiêm trọng  đến mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của họ...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi