Thường xuyên vã mồ hôi, tim đập nhanh là bệnh gì?

Mục lục [Ẩn]

 

   Mỗi khi chúng ta gặp tình huống căng thẳng, stress, cơ thể có thể sẽ xuất hiện tình trạng vã mồ hôi tim đập nhanh. Tuy nhiên, nếu chúng diễn ra thường xuyên thì bạn nên đi thăm khám sớm để kiểm tra xem bản thân có mắc bệnh lý gì không. Và đáp án của câu hỏi đó sẽ có trong bài viết dưới đây!

 

Thường xuyên vã mồ hôi tim đập nhanh là bệnh gì?

Thường xuyên vã mồ hôi tim đập nhanh là bệnh gì?

 

Thường xuyên vã mồ hôi tim đập nhanh là bệnh gì?

   Thường xuyên vã mồ hôi tim đập nhanh có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý dưới đây:

Rối loạn lo âu

   Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống nào đó, có tính chất vô lý, lặp lại, kéo dài, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

   Yếu tố nguy cơ khiến một người bị rối loạn lo âu bao gồm:

  • Di truyền
  • Suy giảm nồng độ hormone hạnh phúc serotonin và dopamin
  • Tổn thương thời thơ ấu: Bạo hành, lạm dụng tình dục, bạo lực học đường…
  • Chứng kiến một sự kiện thảm khốc hoặc tình huống đe dọa đến tính mạng
  • Mắc bệnh lý mãn tính trong thời gian dài: Xơ gan, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), ung thư…
  • Mất ngủ mãn tính.
  • Lạm dụng rượu, ma túy và các chất kích thích khác.

   Triệu chứng chính của rối loạn lo âu là cảm giác sợ hãi hoặc lo lắng quá mức. Từ đó, nó khiến người bệnh xuất hiện các biểu hiện về thể chất như mất ngủ, vã mồ hôi, tim đập nhanh, tê hoặc ngứa ran tay, chân, khó thở…

   Họ thường bị ám ảnh nhiều lần về một vấn đề, có những hành vi lặp lại như rửa tay, kiểm tra khóa cửa… khó khăn giữ bình tĩnh, thậm chí mất kiểm soát khi đối mặt với nỗi sợ đó.

Trầm cảm

   Trầm cảm (Depression) là một loại rối loạn tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi cảm giác trống rỗng, buồn bã và mất hứng thú kéo dài. Người bệnh thường mất năng lượng, mất động lực, không muốn làm gì. Họ tự cô lập bản thân với cộng đồng, chỉ chìm đắm trong mớ suy nghĩ tiêu cực.

 

Người trầm cảm luôn suy nghĩ tiêu cực, tuyệt vọng, mất hứng thú với mọi thứ

Người trầm cảm luôn suy nghĩ tiêu cực, tuyệt vọng, mất hứng thú với mọi thứ

 

   Về thể chất, trầm cảm dẫn đến các biểu hiện như vã mồ hôi tim đập nhanh, tay lạnh, khô miệng, buồn nôn, đau mỏi cổ, nóng lạnh bất thường…

   Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm cũng tương đối giống như rối loạn lo âu. Bởi vậy, biện pháp điều trị hai tình trạng này khá giống nhau, bao gồm:

  • Trị liệu tâm lý: Tùy từng câu chuyện của người bệnh, các chuyên gia sẽ chỉ định liệu pháp phù hợp, thường là liệu pháp nhận thức hành vi CBT, liệu pháp gia đình, liệu pháp cặp đôi…
  • Dùng thuốc tây y: Các thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần… sẽ được chỉ định nếu tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm của người bệnh ở mức độ nặng. Tuy nhiên, mặt trái của những loại thuốc này là gây nhiều tác dụng phụ, hại gan thận, thậm chí còn tăng nguy cơ tự sát.

   Do đó hiện nay, các chuyên gia ưu tiên sử dụng tâm lý trị liệu kết hợp với sản phẩm từ thiên nhiên giúp cải thiện tâm trạng như BoniBrain. Sản phẩm này có thành phần từ thảo dược, axit amin và vi chất nên rất an toàn, giúp kích thích cơ thể tăng tiết serotonin và dopamin, giảm lo lắng, căng thẳng, buồn bã, tăng cảm giác vui vẻ, hạnh phúc.

   Khi nguyên nhân tâm lý được giải quyết, triệu chứng vã mồ hôi tim đập nhanh, đau mỏi cổ, run tay chân… cũng sẽ được khắc phục.

Rối loạn thần kinh thực vật

   Hệ thần kinh thực vật có nhiệm vụ chi phối các hoạt động của cơ quan nội tạng, bao gồm tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết… không theo ý muốn của con người. Chúng được chia thành hệ giao cảm và phó giao cảm hoạt động trái ngược và cân bằng với nhau, đảm bảo cơ thể hô hấp, chuyển hóa, thải trừ tốt.

   Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thần kinh thực vật như:

  • Biến chứng thần kinh bệnh đái tháo đường, bệnh Parkinson.
  • Bệnh rối loạn miễn dịch (Lupus ban đỏ, viêm đa khớp dạng thấp…);
  • Di truyền
  • Tuổi già
  • Dùng thuốc hóa trị ung thư…

 

Rối loạn hệ thần kinh thực vật cũng gây vã mồ hôi tim đập nhanh

Rối loạn hệ thần kinh thực vật cũng gây vã mồ hôi tim đập nhanh

 

  Khi đó, hệ thần kinh thực vật sẽ bị tổn thương, mất cân bằng, dẫn đến các triệu chứng thực thể như vã mồ hôi, tim đập nhanh, đầy bụng, khó tiêu, bí tiểu, rối loạn giấc ngủ…

   Tùy nguyên nhân và triệu chứng mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị rối loạn hệ thần kinh thực vật khác nhau. Người bệnh thường sẽ được kê thuốc giảm triệu chứng kết hợp biện pháp điều trị nguyên nhân.

Nhồi máu cơ tim

   Vã mồ hôi, tim đập nhanh kèm theo đau ngực, mệt mỏi, hụt hơi… thì khả năng cao bạn đang có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.

   Nhồi máu cơ tim xảy ra khi cơ tim không nhận đủ máu để hoạt động. Có nhiều yếu tố nguy cơ góp phần gây nhồi máu cơ tim, bao gồm: Tuổi già, di truyền, huyết áp cao, mỡ máu, ăn uống kém, uống quá nhiều rượu, căng thẳng kéo dài, lười vận động.

   Bệnh này thường xảy ra đột ngột nhưng đa phần, chúng là hệ lụy của các bệnh tim lâu năm khác như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành… 

   Cách điều trị bệnh này chủ yếu là phẫu thuật can thiệp mạch vành.

   Có thể thấy, nhiều bệnh lý gây ra tình trạng vã mồ hôi tim đập nhanh. Vậy nếu triệu chứng này xảy ra thường xuyên phải làm sao?

 

Thường xuyên vã mồ hôi, tim đập nhanh phải làm sao?

  • Đi thăm khám sớm để bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời
  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý giảm liều/ngừng thuốc hay mua thuốc khác về sử dụng.
  • Nếu nguyên nhân gây vã mồ hôi, tim đập nhanh là rối loạn lo âu, trầm cảm: Bạn nên giải tỏa tâm trạng bằng các biện pháp như yoga, viết nhật ký, thiền định, đọc sách…
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức gây căng thẳng trong thời gian dài.
  • Nên ngủ đủ giấc mỗi ngày 6-8 tiếng, ngủ ngon giấc
  • Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, phơi nắng.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ.
  • Không dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, trà đặc.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết vã mồ hôi tim đập nhanh là bệnh gì. Để biết chính xác vấn đề của bản thân, bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán, từ đó có hướng khắc phục phù hợp. Chúc các bạn sức khỏe!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Bạo lực mạng tác động thế nào tới sức khỏe tinh thần?

Trong cuộc sống hiện đại, mạng xã hội mang lại cho ta nhiều lợi ích, giúp ta kết nối với nhiều người hơn, giao tiếp dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng bị những kẻ xấu lợi dụng để bắt nạt tinh thần của người khác

Hội chứng sợ tiếng ồn: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về hội chứng sợ tiếng ồn, mời các bạn cùng đón đọc!

Hội chứng FOMO là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Hội chứng FOMO là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Rối loạn tâm thần sau quan hệ tình dục không an toàn

Việc quan hệ tình dục không an toàn không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thậm chí là mắc rối loạn tâm thần.

Đau ngực do rối loạn lo âu: Nguyên nhân và cách kiểm soát

Điều gì dẫn đến tình trạng đau ngực do lo âu và làm thế nào để kiểm soát tình trạng này? Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi