Mục lục [Ẩn]
Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu là vấn đề rất thường gặp ở mỗi gia đình. Nếu không biết cách giải quyết, tình trạng này không chỉ đe dọa hạnh phúc gia đình mà còn có nguy cơ khiến người người trong cuộc rơi vào trạng thái trầm cảm, và đối tượng bị trầm cảm trong tình huống này đa phần là người con dâu.
Trầm cảm vì mâu thuẫn với mẹ chồng phải làm sao?
Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
Nguyên nhân gây mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu thường do:
Quan niệm lạc hậu và cách suy nghĩ của mẹ chồng
Sự khác biệt giữa hai thế hệ khiến mẹ chồng, nàng dâu có quan niệm hoàn toàn khác nhau. Thế hệ trước mặc định nhiệm vụ của người con dâu là phải quán xuyến việc nhà, chăm sóc bố mẹ và con cái. Còn người con trai chỉ cần quan tâm đến công việc.
Tuy nhiên hiện nay, nam nữ bình đẳng, quan niệm đó không còn phù hợp nữa. Người vợ vẫn đi làm có sự nghiệp riêng, phụ giúp kinh tế cho gia đình. Bởi vậy, những việc trong nhà phải được chia đều cho cả hai.
Thế nhưng, với mẹ chồng có quan niệm lạc hậu, việc đàn ông phải tham gia chuyện bếp núc, quét dọn nhà cửa là khó chấp nhận. Chính điều này đã gây ra mâu thuẫn kéo dài giữa mẹ chồng và nàng dâu.
Trong nhiều trường hợp, người con dâu sẽ nhẫn nhịn để ấm êm cửa nhà. Nhưng chắc chắn, họ sẽ cảm thấy uất ức, bất công.
Mẹ chồng khó tính, không hài lòng về con dâu
Mẹ chồng luôn muốn tìm cho con trai một người vợ hiền lành, đảm đang và giỏi quán xuyến việc nhà. Nếu con trai lấy người vợ không đáp ứng được những tiêu chuẩn trên, mẹ chồng thường tỏ thái độ khó chịu và luôn soi xét mọi việc của con dâu.
Ngay cả khi người con dâu cố gắng làm tốt mọi thứ nhưng bà mẹ vẫn phàn nàn, thậm chí chì chiết. Họ đã trải qua một ngày làm việc vất vả, mệt mỏi, về nhà lại phải nghe những lời trách móc, soi mói của mẹ chồng sẽ nảy sinh tâm lý tiêu cực.
Mẹ chồng can thiệp quá sâu vào cuộc sống vợ chồng
Đây là nguyên nhân thường gặp dẫn đến mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu.
Thực tế, không ít mẹ chồng đưa ra quyết định thay con cái về nhiều vấn đề như kế hoạch lễ cưới, trang trí phòng tân hôn, thời điểm sinh con, quản lý tài chính,… Trong khi đó, tư tưởng hiện nay của các cặp đôi là muốn sống một độc lập.
Mẹ chồng can thiệp quá sâu vào cuộc sống vợ chồng dễ khiến con dâu bị ức chế
Bởi vậy, việc can thiệp quá sâu vào cuộc sống vợ chồng khiến mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu dần nhen nhóm. Nếu người chồng lại nhất nhất nghe mẹ thì người con dâu sẽ phải chịu bất lực, ấm ức mà làm theo.
Khác biệt về cách nuôi dạy trẻ nhỏ
Nhiều mẹ chồng cho rằng, bản thân đã có kinh nghiệm sinh con và nuôi dạy con khỏe mạnh, thành đạt, trong khi con dâu mới lần đầu làm mẹ nên hay áp đặt cách nuôi dạy cháu theo ý mình.
Thế nhưng hầu hết, mẹ chồng nuôi dạy con cái dựa trên kinh nghiệm và quan niệm dân gian. Trong xã hội hiện đại ngày nay, một số quan niệm dân gian đã không còn phù hợp, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Với sự hỗ trợ của sách vở và chuyên gia, nàng dâu luôn muốn chăm sóc con theo cách của bản thân, theo khoa học. Nếu mẹ chồng can thiệp quá sâu, mâu thuẫn và tranh cãi là điều không thể tránh khỏi.
Trong trường hợp không thống nhất được cách nuôi dạy và chăm sóc trẻ, mẹ chồng và nàng dâu khó có thể duy trì được sự hòa thuận.
Hơn nữa ở giai đoạn sau khi sinh, bản thân nàng dâu trở nên nhạy cảm hơn. Nếu thường xuyên bị mẹ chồng chì chiết, phàn nàn và không nhận được sự quan tâm từ chồng, nguy cơ mắc phải các vấn đề tâm lý như trầm cảm sau sinh, rối loạn lo âu, stress, suy nhược cơ thể,… là rất cao.
Hoàn cảnh gia đình không tương xứng
Mâu thuẫn này thường gặp ở gia đình có con dâu không khá giả. Mẹ chồng nghĩ nàng dâu lấy con trai mình vì tiền bạc nên hay trách móc, không vừa lòng.
Do cách cư xử của người chồng
Người chồng có vai trò là cầu nối giúp mẹ và con dâu trở nên thấu hiểu, gắn kết hơn. Nếu có cách cư xử khéo léo, mọi mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu hoàn toàn có thể hóa giải. Ngược lại, nếu người chồng chỉ chăm chăm nghe lời mẹ, vô tâm với vợ sẽ khiến nàng dâu chịu nhiều uất ức.
Theo thời gian, những cảm xúc tiêu cực dần tích tụ lại, khiến người con dâu buồn bã, chán nản, thất vọng, stress kéo dài. Đây chính là khởi nguồn của căn bệnh trầm cảm.
Dấu hiệu trầm cảm vì mâu thuẫn với mẹ chồng là gì?
Dấu hiệu trầm cảm vì mâu thuẫn với mẹ chồng
Khi xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, bạn đã có nguy cơ cao bị trầm cảm:
- Tâm trạng buồn bã, chán nản, tuyệt vọng kéo dài
- Luôn suy nghĩ bi quan, tự ti và chán ghét bản thân, ngại giao tiếp xã hội, tự cô lập bản thân.
- Mất hứng thú với mọi thứ, kể cả những việc yêu thích trước đây.
- Rối loạn ăn uống và rối loạn giấc ngủ, có người ăn không ngon, ngủ không yên, gầy sút cân, trường hợp khác lại ăn ngủ nhiều, tăng cân đột ngột.
- Mệt mỏi, bơ phờ, cảm giác cạn kiệt năng lượng.
- Khó tập trung, khó đưa ra quyết định hoặc ghi nhớ mọi thứ.
- Gặp phải các vấn đề về thể chất như: Đau đầu, đau nhức cơ thể, đau bụng hoặc rối loạn chức năng tình dục.
- Có ý nghĩ tự hại bản thân hoặc tự sát.
Cách giải quyết trầm cảm vì mâu thuẫn với mẹ chồng
Nếu chẳng may rơi vào trạng thái trầm cảm vì mâu thuẫn với mẹ chồng, bạn nên nói chuyện thẳng thắn với chồng để tìm được cách giải quyết. Tuy nhiên nếu chồng bạn không thể giải quyết được, bạn nên:
Dũng cảm chấm dứt mối quan hệ độc hại
Khi có người mẹ chồng cổ hủ, vô lý, hách dịch, cộng thêm người chồng gia trưởng, vô tâm, luôn nghe theo mẹ thì bạn nên vứt bỏ mối quan hệ này càng sớm càng tốt. Nếu bạn cứ tiếp tục chịu đựng, bệnh trầm cảm sẽ chỉ càng tồi tệ hơn mà thôi.
Do đó, điều bạn cần làm là tìm hiểu Luật hôn nhân, tham vấn của luật sư để ly hôn văn minh, tránh để bản thân bị thiệt trong việc phân chia tài sản hoặc giành quyền nuôi con... Đừng tiếc nuối một gia đình chồng như hiện tại vì họ không xứng đáng với tình yêu thương của bạn.
Chia sẻ nỗi lòng với người thân, bạn bè
Người thân, bạn bè đáng tin cậy luôn sẵn sàng lắng nghe tâm sự của bạn. Bạn cũng đừng cảm thấy xấu hổ vì đó không phải lỗi của bạn. Bạn chỉ là nạn nhân thôi.
Tâm sự với bạn bè tin cậy sẽ giúp bạn thoải mái hơn
Bởi vậy, bạn hãy chia sẻ, tâm sự, giải tỏa cảm xúc thật của bản thân với họ. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, những lời động viên của họ cũng tiếp thêm động lực cho bạn dũng cảm đối diện với vấn đề thực tại.
Làm những việc khiến bản thân cảm thấy thoải mái
- Thả lỏng và thư giãn tinh thần, cân bằng cuộc sống của mình bằng cách thức dậy sớm, tập thể dục mỗi ngày, làm những việc bản thân yêu thích trước đây như đọc sách, đi mua sắm, nấu ăn, tập yoga…
- Tìm cho mình một công việc yêu thích, vừa tạo nguồn thu nhập, giúp bạn chủ động về kinh tế, vừa có thêm các mối quan hệ mới, tạo nhiều niềm vui cho bạn.
Sử dụng BoniBrain để cải thiện tâm trạng
BoniBrain là sản phẩm của Mỹ. Với các thành phần từ:
- Thảo dược: Cây rễ vàng.
- Axit amin: L- Phenylalanine, L-Tyrosine, L-Tryptophan, Trimethylglycine.
- Vi chất: Vitamin C, B3, B6, B9, B12, kẽm, magie
Sản phẩm giúp tăng tiết cả 2 loại hormone hạnh phúc là serotonin và dopamine, cải thiện tâm trạng buồn bã, chán nản, mất năng lượng, giảm tập trung, mất hứng thú, lo lắng bất an, mất ngủ… Từ đó, bạn sẽ cảm thấy sảng khoái, hạnh phúc và tràn đầy năng lượng.
Nếu áp dụng các biện pháp trên mà bệnh trầm cảm của bạn vẫn không cải thiện, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết nguyên nhân dẫn đến trầm cảm vì mâu thuẫn với mẹ chồng và hướng giải quyết. Nếu cần giúp đỡ gì về tâm lý, mời bạn liên hệ tổng đài chuyên gia theo số 0243.760.6666 giờ hành chính để được giải đáp sớm nhất!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập