Những cách giúp bạn vơi bớt nỗi nhớ một ai đó

Mục lục [Ẩn]

 

    Trong cuộc sống, chắc chắn sẽ có những thời điểm chúng ta phải nói lời tạm biệt với ai đó. Sự chia ly này có thể kéo dài vài tháng, vài năm, vài chục năm, hoặc thậm chí là mãi mãi.

   Đối mặt với sự chia ly, nỗi nhớ là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là khi người mà bạn yêu thương không còn ở bên mình. Vậy, làm cách nào để vơi bớt nỗi nhớ một ai đó? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Những cách giúp bạn vơi bớt nỗi nhớ một ai đó

Những cách giúp bạn vơi bớt nỗi nhớ một ai đó

 

Dành thời gian để cân bằng cảm xúc của bản thân

   Sự chia ly đem đến cho chúng ta nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, từ hụt hẫng, trống rỗng, cho đến nhớ nhung, đau khổ. Đây đều là những cảm xúc vô cùng bình thường. Nếu muốn cảm xúc cân bằng lại, bạn hãy cứ để mặc cho chúng bộc lộ hết ra bên ngoài một cách tự nhiên nhất, đừng cố gượng ép hay kìm nén lại.

    Nếu muốn khóc, bạn hãy khóc thật to. Nếu cảm thấy tức giận, đau khổ, bạn có thể tìm một thứ gì đó để trút giận. Bạn cũng nên giãi bày tâm sự của mình với người thân, hoặc viết những tâm tư của mình vào một cuốn nhật ký. Điều này sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái, ổn định hơn khi mới chia xa một ai đó.

 

Giữ hoặc ngắt kết nối với người kia

   Với những mối quan hệ mà quan trọng và vẫn muốn giữ liên lạc, bạn hãy tìm cách để giữ kết nối với người kia. Bạn có thể gọi điện, nhắn tin, video call, bình luận vào các bài viết của họ trên mạng xã hội, hoặc gửi email, thư viết tay.

   Với những mối quan hệ không còn giá trị và chỉ đem đến phiền não, đau khổ, bạn hãy ngắt kết nối với họ. Bạn có thể rất nhớ họ khi mới chia xa, nhưng đây là cách tốt nhất để bạn phục hồi và bước tiếp. Bạn hãy hạ quyết tâm cắt đứt với họ bằng cách xóa số liên lạc, hủy kết bạn trên các mạng xã hội,...

    Vượt qua một mối quan hệ đổ vỡ chắc chắn sẽ không dễ dàng. Sẽ còn đó những nỗi đau, nỗi nhớ. Để vượt qua cảm giác này, xin mời các bạn theo dõi bài viết: Làm thế nào để vượt qua nỗi đau từ một mối quan hệ đỗ vỡ?

Cất giữ hoặc vứt bỏ những món đồ kỷ niệm

   Người có thể đã đi nhưng những vật kỷ niệm vẫn sẽ ở lại, đó có thể là những bức ảnh chụp chung, một món đồ lưu niệm, bộ đồ đôi, vật dụng cá nhân,... Khi nhìn thấy những vật này, chúng sẽ nhắc lại về những kỷ niệm giữa hai người và khơi dậy nỗi nhớ bên trong bạn.

   Do đó, tốt nhất, bạn nên để chúng tránh khỏi tầm mắt của mình. Bạn hãy cất chúng vào một chiếc rương, sau đó khóa lại và để vào nơi nào đó kín đáo như gầm giường, nhà kho, tầng hầm. Nếu những món đồ này chỉ là tàn tích của một mối quan hệ đổ vỡ, bạn có thể vứt bỏ, hoặc tiêu hủy để vĩnh viễn không phải nhìn thấy chúng nữa.

 

Bạn có thể vứt bỏ hoặc cất giữ các món đồ lưu niệm

Bạn có thể vứt bỏ hoặc cất giữ các món đồ lưu niệm

 

Ngừng đến những địa điểm hẹn hò trước đây

   Bạn và người kia sẽ có rất nhiều địa điểm hẹn hò trước đây, ví dụ như: công viên, khu vui chơi, trung tâm thương mại, nhà hàng, tiệm bánh, quán cafe,... Việc ghé thăm những nơi này, thưởng thức những món ăn, đồ uống quen thuộc có thể khơi gợi nỗi nhớ về những ngày tháng trước đây. 

   Chính vì vậy, bạn hãy ngừng đến những địa điểm này, ít nhất là đến khi bạn cảm thấy ổn định hơn, và đã quen với việc không có họ bên cạnh. Bạn có thể tìm đến những khu mua sắm, quán ăn, quán cafe, và thưởng thức những món đồ khác. Những trải nghiệm mới mẻ này sẽ giúp bạn quên dần nỗi nhớ.

 

Thay đổi các thói quen hàng ngày

    Khi ở gần nhau, bạn và người kia chắc chắn đã từng cùng nhau làm nhiều việc, hoặc bạn đã từng làm một số điều gì đó hàng ngày cho họ. Đó có thể mua đồ ăn, hoặc cùng đi ăn vào mỗi sáng, pha cafe để cả hai cùng thưởng thức,... Nếu vẫn giữ những thói quen này, chúng có thể khiến nỗi nhớ của bạn khó nguôi ngoai.

   Chính vì vậy, bạn hãy thay đổi chúng, bắt đầu tạo ra những thói quen mới. Bạn có thể tự nấu bữa sáng, dậy sớm và ra ngoài tập thể dục, chạy bộ đạp xe, uống nước ép thay vì cafe,... Bạn hãy chọn những thói quen tốt, đừng vướng vào việc sử dụng chất kích thích, hay bất kỳ điều gì độc hại khác.

    Xin mời các bạn theo dõi thêm bài viết: 10 thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress.

Dành thời gian cho các dự định hay sở thích của bạn

   Việc một ai đó rời đi có thể để lại cho bạn nhiều khoảng thời gian rảnh rỗi hơn. Những khoảng thời gian này khiến bạn nhớ về nhiều kỷ niệm giữa hai người. Do đó, bạn hãy lấp đầy những khoảng thời gian này bằng cách thực hiện những dự định chưa làm được.

    Ví dụ, nếu bạn từng muốn học piano, nhưng chưa thể vì phải dành thời gian chăm sóc người kia, thì đây là lúc bạn có thể đăng ký một lớp học. Bạn cũng có thể lên kế hoạch cho các dự án tương lai, giúp công việc sau này phát triển hơn.

    Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dành thời gian này cho các sở thích của bản thân. Đó có thể là đọc sách, xem phim, nghe nhạc, vẽ, chơi nhạc, hay đi du lịch,... Bận rộn với những việc này sẽ giúp phân tán suy nghĩ và giúp thời gian trôi qua nhanh hơn. Nỗi nhớ của bạn cũng sẽ được với bớt.  

 

Bạn có thể dành thời gian để đi du lịch

Bạn có thể dành thời gian để đi du lịch

 

Dành thời gian cho các mối quan hệ khác

   Mất đi một một ai đó dù là người rất quan trọng, những không có nghĩa là bạn không còn ai bên cạnh. Xung quanh bạn còn có rất nhiều người khác, đó có thể là người thân, người yêu, bạn bè, anh chị em,... hoặc những người mà bạn đã lâu chưa gặp mặt. Bạn hãy dành thêm thời gian cho họ, dù là bạn quan tâm đến họ hay ngược lại, thì đều sẽ giúp bạn trở nên ổn định hơn.

   Bên cạnh đó, có rất nhiều mối quan hệ mới đang đón chờ bạn ở phía trước. Việc mà bạn cần làm là luôn suy nghĩ lạc quan, hành động tích cực, mở rộng lòng mình. Tất cả những điều tốt đẹp rồi sẽ đến với bạn sớm thôi.

    Xin mời các bạn theo dõi bài viết: 8 dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng cho một mối quan hệ mới.

Tìm sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý

   Với những sự ra đi quá lớn, như mất người thân, nỗi nhớ sẽ đi kèm với sự đau khổ, day dứt, ân hận, thậm chí là tuyệt vọng. Nếu kéo dài, chúng có thể khiến bạn rơi vào chứng rối loạn lo âu, trầm cảm.

   Việc một mình đối diện với tình trạng này không phải là một điều dễ dàng. Chính vì vậy, đây là lúc bạn nên tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý. Họ sẽ có cách giúp bạn thay đổi cách nhìn nhận sự việc, thay đổi hành vi theo hướng tích cực hơn.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách giúp giảm bớt nỗi nhớ một ai đó. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề tâm lý, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760.6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Cách xử lý mâu thuẫn vợ chồng, giảm nguy cơ hôn nhân đổ vỡ

Bình tĩnh cùng nhau ngồi lại xem xét vấn đề hoặc đặt mình vào vị trí của đối phương… là cách xử lý mâu thuẫn vợ chồng, phòng ngừa hôn nhân đổ vỡ.

Cách tự hàn gắn lại vết thương trong lòng khi cuộc hôn nhân rạn nứt

Tôi năm nay 52 tuổi, chồng tôi 55 tuổi, chúng tôi đã sống ly thân nhiều năm nay, tôi không biết sẽ phải sống tiếp tục như thế nào nữa?

7 Cách giúp bạn điều hướng cảm xúc khi ai đó rời bỏ bạn

  7 cách trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn điều hướng cảm xúc, vơi bớt đau đớn khi người khác rời xa bạn. Đừng bỏ lỡ nhé! 

Làm thế nào để ngừng yêu một người không yêu bạn?

Làm cách nào để thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực này, ngừng yêu một người không thương mình?

Cách kiềm chế cơn tức giận đang bùng cháy bên trong bạn

   Tức giận là một trong những loại cảm xúc cơ bản nhất của con người, mức độ có thể từ khó chịu nhẹ đến giận dữ dữ dội
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi