Mục lục [Ẩn]
Hoạt động tình dục không chỉ giải quyết nhu cầu sinh lý mà còn là cách để duy trì tình cảm lứa đôi. Nếu không có hoạt động này, cuộc hôn nhân dễ đi đến hồi kết. Bởi vậy mà người mắc hội chứng sợ tình dục rất khổ sở, xuất hiện nhiều mâu thuẫn với người vợ/chồng, gia đình không hạnh phúc. Vậy đây là hội chứng như thế nào?
Hội chứng sợ tình dục là gì?
Hội chứng sợ tình dục là gì?
Hội chứng sợ tình dục (Genophobia hay Coitophobia) là tình trạng một người cảm thấy sợ hãi quá mức về vấn đề liên quan đến tình dục. Hoạt động chuyện giường chiếu khiến họ căng thẳng, lo lắng tột độ, đến nỗi họ không dám nghĩ tới.
Hội chứng này khiến nhiều người gặp khó khăn với các mối quan hệ lãng mạn. Họ phải né tránh tối đa cả với những hành động thân mật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình cảm lứa đôi.
Hội chứng sợ tình dục do nguyên nhân nào gây ra?
Các nguyên nhân gây hội chứng sợ tình dục bao gồm:
Từng bị quấy rối/lạm dụng tình dục
Đây được xem là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hội chứng sợ tình dục. Những người đã từng bị tấn công tình dục hoặc bị lạm dụng có nguy cơ cao mắc tình trạng này.
Với người bị ép buộc, bị tác động vật lý bởi sức mạnh, họ trở nên sợ hãi, hoảng loạn về chuyện ấy. Theo thời gian, nhận thức của họ dần bị méo mó, không đủ khả năng phản kháng cho đến khi được người khác cứu giúp. Những tổn thương ấy sẽ ăn sâu vào tâm lý họ, khiến họ trở nên ám ảnh về chuyện tình dục.
Với trường hợp lạm dụng tình dục, phần lớn, việc quấy rối đều đến từ người thân và đối tượng thường là trẻ nhỏ. Khi có đủ nhận thức, nạn nhân sẽ hình thành tâm lý xấu hổ, tội lỗi vì đã bị xâm hại từ bé. Họ lớn lên với tâm lý tiêu cực, ám ảnh về tình dục suốt đời, mất niềm tin vào những người xung quanh.
Người bị lạm dụng tình dục dễ mắc hội chứng sợ tình dục
Bất an, tự ti về hình thể
Một số người mắc hội chứng sợ tình dục do sự tự ti, bất an về cơ thể của mình. Họ ái ngại khi để người khác thấy cơ thể trần trụi hoặc chính họ cũng sợ nhìn thấy thân hình khỏa thân của đối phương. Họ lo sợ bị đánh giá, phán xét về ngoại hình, cứ thế, họ sợ phải hoạt động thân mật.
Bên cạnh đó, người mắc các vấn đề về bộ phận sinh dục cũng có nguy cơ phát triển thành hội chứng sợ tình dục. Các vấn đề như rối loạn cương dương, âm đạo khô hạn, xuất tinh sớm, dị tật về bộ phận sinh dục… đều khiến họ tự ti, không dám gần gũi với bạn đời.
Sang chấn tâm lý
Sang chấn tâm lý liên quan đến tình dục chẳng hạn như:
- Chứng kiến hoạt động quan hệ ngay từ thời thơ ấu
- Gặp tai nạn khi quan hệ lần đầu, bị đau, ra máu…
- Bị tấn công tình dục
- …
Chúng thường xuyên ám ảnh trong tâm trí bệnh nhân, dần phát triển thành hội chứng sợ tình dục.
Mắc bệnh lý ở vùng kín
Các bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến chuyện tình dục như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm đường tiết niệu, viêm phụ khoa… Chúng đều khiến chị em cảm thấy đau rát khi quan hệ. Cảm giác này dần ảnh hưởng đến tâm lý, hình thành nỗi sợ chuyện ấy.
Định kiến gia đình
Một số gia đình chọn cách bảo vệ con cái, nhất là những bé gái ở tuổi dậy thì bằng cách cấm cản, nói những thứ gây sợ hãi, tiêu cực về vấn đề tình dục. Chính cách dạy dỗ này vô tình đã tạo ra nỗi ám ảnh, nỗi sợ vô hình về tình dục đến khi đứa trẻ trưởng thành, mặc dù chưa hề trải qua.
Cách giáo dục từ gia đình cũng góp phần hình thành hội chứng sợ tình dục
Một số tôn giáo cũng giáo dục và tuyên truyền điều tiêu cực khi quan hệ tình dục trước hôn nhân. Họ lên án hoặc tỏ rõ sự kỳ thị đối với những người sống thử, mẹ đơn thân. Tình trạng này khiến một số người cảm thấy sai trái, lo lắng, không dám gần gũi với người bạn tình.
Sau khi sinh con
Sau khi sinh con, các hormone và nội tiết trong cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi. Nhiều trường hợp sau sinh bị khô hạn, hoạt động tình dục đau rát, khó chịu không thoải mái. Điều này ảnh hưởng đến cảm xúc thăng hoa và chất lượng của cuộc yêu. Người phụ nữ dần mất tự tin, sợ quan hệ.
Đồng thời, áp lực sau sinh còn khiến họ phải đối mặt với nguy cơ trầm cảm. Chính căn bệnh này cũng làm giảm ham muốn, giảm sinh lý của người phụ nữ.
Dấu hiệu nhận biết người bị hội chứng sợ tình dục
Những dấu hiệu nhận biết một người mắc hội chứng sợ tình dục bao gồm:
- Luôn tránh né hành động thân mật
- Nếu đối phương muốn gần gũi, các triệu chứng về tâm lý và thể chất sẽ xuất hiện như:
- Lo lắng, sợ hãi cực độ
- Khó thở, tim đập rất nhanh.
- Tay chân run rẩy, căng thẳng.
- Đau tức, khó chịu lồng ngực.
- Ngứa ngáy khắp người.
- Đổ mồ hôi không kiểm soát.
Khi phải đối diện với chuyện ấy, người bệnh trở nên sợ hãi, run rẩy
Hội chứng sợ tình dục khiến người mắc cảm thấy bất tiện và mệt mỏi. Nó còn làm cho mối quan hệ tình cảm trở nên lạnh nhạt, rạn nứt.
Trong cuộc sống, tình dục đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với hôn nhân nói riêng và tình yêu nói chung. Nó giúp duy trì tình cảm lứa đôi, góp phần giữ hạnh phúc gia đình. Các chuyên gia nhận thấy, nhiều cặp vợ chồng ly hôn nguyên nhân là do không hòa hợp chuyện “chăn gối”. Vì vậy, người bị hội chứng sợ tình dục cần khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt.
Cách điều trị hội chứng sợ tình dục
Để điều trị hội chứng sợ tình dục, trước hết, các chuyên gia sẽ tìm hiểu rõ vấn đề của bệnh nhân, ưu tiên điều trị tâm lý trước. Một số biện pháp trị liệu tâm lý như liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp “tự phơi nhiễm”, liệu pháp phân tâm học… thường được chỉ định để giúp người bệnh giải tỏa nỗi sợ hãi.
Điều bạn cần làm là chia sẻ chân thật và chi tiết nhất để chuyên gia tâm lý nắm rõ được bệnh tình, đồng thời đưa là liệu pháp điều trị phù hợp. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc bổ thần kinh, an thần, cân bằng nội tiết… để hỗ trợ.
Bên cạnh đó, người bạn đời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị cho bệnh nhân. Người chồng/vợ cần đồng hành, chia sẻ nỗi lo lắng, thông cảm với những vết thương tâm lý mà bệnh nhân đã trải qua. Sự đồng hành và thấu hiểu của người bạn đời sẽ giúp họ dần khắc phục được nỗi sợ.
Như vậy, hội chứng sợ tình dục do nhiều nguyên nhân gây ra. Theo thời gian, nó sẽ dần làm rạn nứt tình cảm vợ chồng, đe dọa hạnh phúc gia đình. Do đó, nếu cảm thấy bản thân đang mắc hội chứng này, bạn nên đi thăm khám sớm để xác định nguyên nhân gốc, áp dụng biện pháp chữa trị kịp thời.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập