Mục lục [Ẩn]
Khi nhận được tin bản thân mắc bệnh ung thư, tâm lý chúng ta hầu như đều sốc, ngỡ ngàng. Theo đó, một loạt nỗi lo sợ như sợ mình sẽ chết, sợ truyền hóa chất, sợ tốn tiền của gia đình, sợ phải rời xa gia đình, con cái … dần chiếm lấy tâm trí người bệnh. Chính những nỗi sợ đó khiến họ bị rối loạn lo âu, luôn suy nghĩ tiêu cực, gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh ung thư.
Nguyên nhân gây rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư là gì?
Nguyên nhân gây rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư
Ung thư là căn bệnh hiểm nghèo, hiện nay ngành y chưa có cách nào chữa khỏi. Thậm chí nhiều trường hợp phát hiện muộn, tế bào ung thư đã lan rộng, thời gian sống còn lại rất ít. Bởi vậy, khi nghe bác sĩ chẩn đoán mắc căn bệnh này, tâm lý căng thẳng, lo âu là điều dễ hiểu.
Những nỗi lo của người bệnh ung thư dẫn đến rối loạn lo âu bao gồm:
- Lo bệnh không chữa được, sợ chết: Hiện nay, phương pháp điều trị ung thư chủ yếu là kéo dài thời gian sống cho người bệnh, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh biết vậy nên luôn lo lắng, sợ hãi bản thân sẽ chết, nhất là khi bệnh tiến triển xấu.
- Lo tốn kém: Điều trị ung thư là một quá trình kéo dài. Theo đó, các chi phí như viện phí, tiền đi lại, tiền ăn ở… rất tốn kém. Nếu không có bảo hiểm, chi phí điều trị có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. Với người có hoàn cảnh bất hạnh, kinh tế khó khăn, đây sẽ là gánh nặng lớn. Vì vậy, họ suy nghĩ, lo âu, sợ gia đình sẽ khổ vì bệnh tật của mình.
- Tốn thời gian điều trị: Người bệnh ung thư thường phải liên tục đến khám, hóa trị, xạ trị tiêu tốn nhiều thời gian. Thậm chí, họ phải nghỉ việc để tập trung điều trị bệnh. Điều này cũng khiến họ lo lắng, căng thẳng.
- Lo lắng tương lai bản thân, gia đình: Khi người bệnh là trụ cột gia đình, ung thư sẽ làm họ và gia đình chao đảo. Nguồn thu nhập giảm, chi tiêu lại tăng do bệnh tật khiến đời sống của họ dễ rơi vào cảnh khốn cùng. Hoặc họ có những người thân như vợ/ chồng, con cái, cha mẹ cần có sự chăm sóc của họ. Bởi vậy, tâm lý của họ thường lo lắng không yên là một điều rất dễ hiểu…
Bệnh nhân ung thư có nhiều nỗi lo lắng khác nhau
- Lo bệnh sẽ tái phát: Dù hiện tại, bệnh ung thư đã được kiểm soát nhưng trong tương lai, nguy cơ tái phát vẫn có. Vì thế, người bệnh thường lo lắng tiêu cực về sức khỏe bản thân về sau. Họ biết rằng, căn bệnh này sẽ tiếp tục đeo bám họ, khiến họ dần mất tinh thần ở thời điểm hiện tại.
- Lo tác dụng phụ của hóa chất: Các hóa chất điều trị ung thư thường gây ra rất nhiều tác dụng phụ như rụng tóc, nôn ói, chán ăn… Tình trạng này càng khiến người bệnh bất an, căng thẳng hơn về sức khỏe của bản thân.
- Lo bệnh ung thư di căn: Các bệnh ung thư thường có nguy cơ di căn sang các cơ quan khác. Mức độ di căn càng cao, thời gian sống của người bệnh càng bị rút ngắn. Vì vậy, nỗi lo tế bào ung thư lan động thường xuyên xuất hiện trong tâm trí họ.
- Nỗi lo sợ truyền hóa chất gây đau đớn: Nỗi đau, khó chịu do truyền hóa chất khiến người bệnh bị ám ảnh sợ hãi. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu.
Ngoài những nỗi lo trên, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư như không có người hỗ trợ động viên, sống một mình, tình trạng sức khỏe sa sút nghiêm trọng, không có việc làm, tính cách tiêu cực, độ tuổi… Trường hợp có tiền sử bị trầm cảm hay rối loạn lo âu cũng sẽ có nguy cơ tái phát cao hơn khi bị ung thư.
Người bệnh ung thư bị rối loạn lo âu có triệu chứng gì?
Triệu chứng rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư
Các triệu chứng rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư thường biểu hiện rõ ngay trong lời nói, hành vi hằng ngày, chẳng hạn như:
- Dấu hiệu ở thể chất: Tim đập nhanh, khô miệng, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, khó thở, cứng cơ, huyết áp tăng/giảm bất thường…
- Tinh thần mệt mỏi, không tập trung được, không suy nghĩ được các vấn đề nào khác ngoài tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ đãng, giảm chất lượng học tập và công việc.
- Lời nói, hành vi đều mang tính chất tiêu cực và hướng về tình trạng ung thư.
- Dễ cáu gắt, khó chịu, nhạy cảm hơn bình thường, đặc biệt khi có ai đó nhắc về tình trạng sức khỏe cho dù mang đầy thiện ý.
- Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng vì luôn suy nghĩ về bệnh tật.
- Ăn uống kém, cơ thể suy nhược, sụt cân nhanh chóng.
- Run rẩy, bồn chồn, sợ hãi không rõ lý do.
- Giảm các hoạt động thường ngày, không còn hứng thú với bất cứ điều gì khác.
- Trường hợp nặng, người bệnh chỉ biết lo lắng và căng thẳng, không làm được điều gì khác.
Rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư có nguy hiểm không?
Rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư có nguy hiểm không?
Ở người bệnh ung thư, cơ thể họ vốn đã mệt mỏi, suy nhược vì phải điều trị hóa chất. Nếu tâm lý lại tiêu cực, quá trình chữa bệnh sẽ càng gặp nhiều khó khăn. Chưa hết, rối loạn lo âu còn khiến cơ thể hoạt động kém hiệu quả, tỷ lệ điều trị bệnh thành công càng giảm thấp.
Mặt khác, người bệnh ung thư bị rối loạn lo âu thường suy nghĩ tiêu cực về tình trạng sức khỏe của bản thân. Họ phản ứng quá mức khi thấy việc điều trị mãi không cải thiện, trở nên kích động, gây hấn với tất cả. Một số khác lại cảm thấy tuyệt vọng, cho rằng việc điều trị sẽ không có kết quả gì mà chỉ tạo thêm gánh nặng, không chấp nhận chữa bệnh nữa.
Ngoài ra, rối loạn lo âu còn làm người bệnh ăn uống không ngon miệng, mất ngủ, cơ thể dễ suy nhược. Việc này tác động ngược lại, khiến tâm lý họ càng trở nên tiêu cực hơn, dễ tiến triển thành trầm cảm. Nếu không được điều trị sớm, người bệnh cảm thấy tuyệt vọng về cuộc sống, nguy cơ tự tử cao.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết nguyên nhân gây rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư. Khi cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần đều có vấn đề, quá trình điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Do đó, người bệnh rất cần sự động viên, chia sẻ của người thân, bạn bè để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập