5 năm đau dạ dày, tưởng ung thư hóa rối loạn lo âu

Mục lục [Ẩn]

 

   Anh Nghị, 33 tuổi, trào ngược dạ dày, chướng bụng, mất ngủ, điều trị 5 năm không khỏi, tưởng ung thư dạ dày nhưng cuối cùng bác sĩ lại phát hiện nguyên nhân là do rối loạn lo âu.

 

Anh Nghị trong một lần tái khám tại Bệnh viện.

Anh Nghị trong một lần tái khám tại Bệnh viện.

 

5 năm đau dạ dày, tưởng ung thư hóa rối loạn lo âu

   Được biết, anh Nghị ngụ tại Bình Định có các triệu chứng trên đường tiêu hóa như  trào ngược dạ dày, chướng bụng, mất ngủ đã hơn 5 năm nay. Dù đã được điều trị nhiều lần nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Bên cạnh các triệu chứng đường tiêu hóa, anh còn thường xuyên hồi hộp, lo lắng, bất an, đứng ngồi không yên, ăn uống không ngon miệng. Anh cũng hay đau mỏi vai gáy, run tay chân, nóng, lạnh bất thường.

   Điều này khiến anh Nghị vô cùng lo lắng, nghĩ rằng mình bị ung thư. Tuy nhiên, khi đi khám thì kết quả xét nghiệm, nội soi dạ dày, đại tràng, cho thấy anh Nghị bị trào ngược thực quản không viêm (mức độ trào ngược nhẹ nhất). Kết quả này không tương xứng với mức độ đau mà anh Nghị cảm nhận được.

    Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn với chuyên gia tâm thần, kết hợp làm các xét nghiệm liên quan và kiểm tra tâm lý chuyên sâu. Anh Nghị được chẩn đoán mắc rối loạn lo âu.

    Rối loạn lo âu là một chứng bệnh rối loạn cảm xúc với cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu, mơ hồ kèm theo các triệu chứng liên quan đến thần kinh tự chủ như hồi hộp, khô miệng, bứt rứt không thể ở yên một chỗ, vã mồ hôi, đau đầu…

    Anh Nghị được điều trị lâu dài bằng các liệu pháp tâm lý và kết hợp với giải quyết các triệu chứng thực thể. Bên cạnh đó, anh cũng được hướng dẫn các biện pháp giảm lo âu không dùng thuốc như thư giãn, hít thở. Sau một tháng điều trị, anh Nghị đã vui vẻ hơn, bớt lo lắng hơn, hết bứt rứt, bồn chồn. Các triệu chứng liên quan đến bệnh dạ dày cũng khỏi, ăn uống ngon miệng.

 

Đau bụng vì rối loạn lo âu.

Đau bụng vì rối loạn lo âu.

 

Rối loạn lo âu ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe thể chất?

   Bệnh tâm lý tâm thần có hai nhóm triệu chứng trên tâm lý và cơ thể, rối loạn lo âu cũng không ngoại lệ. Bên cạnh các triệu chứng tâm lý như hoảng sợ, sợ hãi, lo âu thái quá, mất ngủ, khó vào giấc ngủ, người bệnh rối loạn lo âu còn có thể có các biểu hiện khác thường ở các hệ cơ quan, như:

Hệ thống thần kinh trung ương

   Những cơn lo âu và hoảng loạn kéo dài khiến não bạn tiết ra hormone căng thẳng một cách thường xuyên, ví dụ như adrenaline và cortisol. Nếu các cơn lo âu không diễn ra thường xuyên thì hai loại hormone này có tác dụng giúp làm giảm căng thẳng, lo âu. Tuy nhiên, việc tiếp xúc lâu dài với hormone gây căng thẳng sẽ gây hại cho sức khỏe thể chất. Ở hệ thần kinh trung ương, hormone gây căng thẳng gây đau đầu, chóng mặt,...

Hệ tim mạch

   Rối loạn lo âu gây ra các triệu chứng như nhịp tim nhanh, đánh trống ngực và đau ngực. Trong thời gian dài, bệnh nhân bị tăng nguy cơ cao huyết áp và bệnh tim. Ở những bệnh nhân đã có sẵn tiền sử bệnh tim, nghiên cứu cho thấy rối loạn lo âu có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng mạch vành.

Hệ tiêu hóa

   Lo âu, sợ hãi cũng làm ảnh hưởng nhiều tới hệ tiêu hóa của bệnh nhân rối loạn lo âu. Bệnh nhân thường có các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác. Về lâu dài, rối loạn lo âu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng,....

Hệ miễn dịch

   Adrenaline và cortisol được tiết ra khi lo lắng sẽ kích thích hệ miễn dịch tăng cường trong thời gian ngắn. Khi căng thẳng, lo lắng qua đi, cơ thể bạn sẽ trở lại hoạt động bình thường.

   Tuy nhiên, nếu bạn bị căng thẳng và lo âu mãn tính, cơ thể bạn sẽ không nhận được tín hiệu để hoạt động bình thường trở lại. Điều này khiến hệ miễn dịch của bạn dần trở nên suy yếu, bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus và mắc bệnh thường xuyên hơn.

 

Rối loạn lo âu làm suy yếu hệ miễn dịch.

Rối loạn lo âu làm suy yếu hệ miễn dịch.

 

Hệ hô hấp

   Sự lo lắng gây ra nhịp thở nhanh và nông. Nếu bạn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc hen suyễn, rối loạn lo âu có thể khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, thậm chí làm tăng nguy cơ nhập viện do biến chứng.

 

Các phương pháp điều trị rối loạn lo âu

    Các phương pháp điều trị chứng lo âu sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc, trị liệu tâm lý hoặc kết hợp cả hai.

Thuốc

   Thuốc giúp giảm các triệu chứng của rối loạn lo âu. Ví dụ: Các thuốc benzodiazepin có tác dụng an thần và giảm bớt các triệu chứng thể chất của rối loạn lo âu.

   Tuy nhiên, các thuốc này chỉ có tác dụng trên triệu chứng mà không tác dụng vào nguyên nhân gây bệnh. Hơn nữa, nhóm thuốc này còn có khả năng gây nghiện và tác dụng phụ rất nhiều nên thường chỉ được kê đơn để giảm triệu chứng trong thời gian ngắn.

Tâm lý trị liệu

   Tâm lý trị liệu là biện pháp an toàn, hiệu quả được các chuyên gia khuyến khích sử dụng. Các liệu pháp này tập trung vào việc thay đổi những nhận thức sai lệch gây ra lo âu của bệnh nhân, từ đó giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Các liệu pháp tâm lý thường được sử dụng là:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi CBT.
  • Liệu pháp tiếp xúc.

   Trên đây là một số thông tin về rối loạn lo âu và các triệu chứng thể chất của nó. Nếu bạn cần được tư vấn thêm về rối loạn lo âu và các biện pháp cải thiện bệnh hiệu quả, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: rối loạn lo âu

Bài viết liên quan

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì mất người thân do Covid-19

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì mất người thân do Covid-19. Làm sao để vượt qua?

Stress và béo phì: Vòng xoắn đa hệ lụy!

Stress kéo dài không chỉ làm tinh thần chúng ta mệt mỏi, suy sụp mà còn gây rối loạn nội tiết tố, tạo cảm giác thèm ăn, dẫn đến nguy cơ béo phì. Đã vậy, tình trạng thừa cân cũng tác động ngược...

Hội chứng sợ ma: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Khi nói về ma quỷ, có thể bạn sẽ xuất hiện cảm giác sợ hãi. Tuy nhiên, cảm xúc này thường nhanh chóng qua đi và chúng không ảnh hưởng đến cuộc sống. Thế nhưng với người mắc hội chứng sợ ma, họ hoảng loạn quá mức khi nghĩ đến ma quỷ.

Hội chứng sợ gián: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Hội chứng sợ gián: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu?

Có nhiều phương pháp chữa bệnh rối loạn lo âu tuy nhiên việc điều trị trong thời gian bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi