Mục lục [Ẩn]
Khi nhắc đến trầm cảm, chúng ta sẽ nghĩ rằng người bệnh thường có biểu hiện như thờ ơ, buồn bã, tự cô lập bản thân… Vậy nhưng, lại có 1 kiểu trầm cảm mà người bệnh tỏ ra cho người khác thấy rằng mình đang hạnh phúc, mãn nguyện, che dấu những nỗi buồn trong lòng bằng nụ cười bên ngoài. Đó chính là trầm cảm cười. Cùng hiểu hơn về căn bệnh này ở bài viết ngay sau đây nhé!
Trầm cảm cười là gì?
Trầm cảm cười là gì?
Thông thường người bệnh trầm cảm thường thấy chán nản, buồn không vì lý do nào, có cảm giác chênh vênh, tuyệt vọng, thái độ thờ ơ, tự thu mình lại, cô lập với cộng đồng, mất hứng thú với mọi thứ, giận dữ và thiếu kiên nhẫn… Một người bị trầm cảm sẽ có ít nhiều những triệu chứng như trên. Tùy theo từng người mà cách thức biểu hiện ra bên ngoài có thể khác nhau.
Trầm cảm cười (Smiling depression) là thuật ngữ chỉ một người sống với những nỗi buồn, tuyệt vọng… bên trong, nhưng bên ngoài lại luôn nở nụ cười, tỏ ra mình đang hạnh phúc, vui vẻ và mãn nguyện. Bệnh nhân thể hiện cho người khác thấy rằng, họ đang có cuộc sống bình thường, thậm chí là hoàn hảo.
Trầm cảm cười có biểu hiện như thế nào?
Triệu chứng của trầm cảm cười
Bên ngoài, bệnh nhân trầm cảm cười sẽ thể hiện cho người khác là mình hạnh phúc và vui vẻ, nhưng thực tế, họ lại đang phải trải qua những tình trạng như:
- Thay đổi khẩu vị, cân nặng.
- Rối loạn giấc ngủ (ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ).
- Mệt mỏi, thường xuyên cảm thấy kiệt sức vào cuối ngày.
- Cảm giác tuyệt vọng.
- Lòng tự trọng thấp, thấy giá trị bản thân thấp, cảm thấy mình vô dụng, kém cỏi, không làm được gì, tự chán ghét bản thân.
- Thờ ơ, mất hứng thú hoặc không còn cảm thấy vui trước những việc bản thân từng yêu thích.
Một người mắc chứng trầm cảm cười có thể đang gặp phải một số hoặc tất cả những vấn đề trên. Tuy nhiên, trước mặt người khác, họ lại không thể hiện chúng ở nơi công cộng, những triệu chứng này hầu như đều bị giấu đi hoàn toàn. Trong mắt người khác, bệnh nhân thể hiện ra là:
- Một người năng động, nhiều năng lượng.
- Có công việc ổn định, gia đình hạnh phúc và mối quan hệ xã hội tốt.
- Sống lạc quan, vui vẻ, nhìn chung là đang hạnh phúc.
Triệu chứng của trầm cảm cười
Với người bị trầm cảm nhưng vẫn luôn cố mỉm cười và giả vờ hạnh phúc, họ có thể cảm thấy:
- Việc thể hiện những cảm xúc như buồn bã, đau khổ, mệt mỏi là biểu hiện của sự yếu đuối và đáng xấu hổ.
- Họ nghĩ rằng họ sẽ tạo gánh nặng cho những người khác nếu như thể hiện những cảm xúc tiêu cực của mình.
- Họ phủ nhận việc mình đang bị trầm cảm và cho rằng bản thân đang rất “ổn”.
- Họ cho rằng, có rất nhiều người khác còn đang gặp tình trạng tồi tệ hơn mình, vậy tại sao mình phải tỏ ra đau khổ, buồn bã?
Một triệu chứng điển hình của trầm cảm là bị mất năng lượng, luôn thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, với trầm cảm cười, mức năng lượng của bệnh nhân dường như không bị mất đi, thậm chí là nhiều lên (trừ khi họ ở một mình). Cũng chính vì điều này mà nguy cơ tự tử do trầm cảm cười có thể cao hơn. Bởi khi mắc trầm cảm, người bệnh đôi khi có thể muốn tự tử nhưng lại không có năng lượng để hành động. Còn với người mắc trầm cảm cười, họ có năng lượng và động lực để biến suy nghĩ muốn tự tử của mình thành sự thật.
Nguyên nhân trầm cảm cười là gì?
Cũng như các loại trầm cảm khác, trầm cảm cười có thể xuất phát từ những thay đổi, cú sốc lớn trong cuộc sống, hoặc những sự việc đau lòng. Ví dụ như thất tình, bị phản bội, mất người thân, phá sản… Nhưng để tiến triển thành trầm cảm cười thì sau đây là một số yếu tố có thể là nguyên nhân tác động.
Sự kỳ thị hoặc buộc tội
Ở một số nền văn hóa hoặc trong phạm vi gia đình, sự kỳ thị có thể tác động đến việc một người bị trầm cảm cười. Ví dụ, việc thể hiện những cảm xúc buồn bã, mệt mỏi, sợ hãi, tuyệt vọng… có thể được coi là đang thể hiện sự yếu đuối, lười biếng hoặc cố gắng thu hút sự chú ý.
Nếu một người thường xuyên nghe những điều “là do bạn chưa đủ cố gắng thôi”, “hãy cố mà vượt qua những cảm xúc tiêu cực đó đi!”, “Có vậy thôi mà cũng làm quá lên”... thì họ sẽ có xu hướng ít có khả năng bộc lộ cảm xúc hơn trong tương lai.
Điều này có thể đặc biệt đúng đối với những người đàn ông bị áp đặt về việc họ phải mạnh mẽ, ví dụ như đàn ông đích thực thì không được khóc, là đàn ông không được yếu đuối. Và cũng vì vậy, nam giới thường ít có khả năng tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn so với phụ nữ.
Khi sợ bị đánh giá về các triệu chứng trầm cảm của mình, người bệnh sẽ khoác lên mình vẻ bề ngoài vui vẻ, còn những cảm xúc tiêu cực thì lại giấu đi cho riêng mình.
Ảnh hưởng của sự kỳ vọng
Con người đôi khi có những kỳ vọng không thực tế về bản thân để trở nên tốt đẹp hoặc mạnh mẽ hơn. Chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi những kỳ vọng bên ngoài từ đồng nghiệp, cha mẹ, anh chị em, con cái hoặc bạn bè.
Đứng trước những kỳ vọng đó, con người sẽ có xu hướng che dấu những cảm xúc tiêu cực của mình nếu nó đi ngược lại hoặc không đáp ứng được những gì bản thân hay người khác đang mong muốn.
Ảnh hưởng của mạng xã hội
Hiện nay, mạng xã hội ngày càng phát triển và đa số thường có xu hướng chia sẻ những điều tốt đẹp của bản thân lên các nền tảng xã hội như facebook, tiktok, instagram... Đồng thời, những điều tồi tệ trong cuộc sống của họ lại không được nhắc đến.
Điều này dần dần tạo nên một cái nhìn không toàn diện về thế giới và cuộc sống. Người trầm cảm có thể thấy rằng, mọi người đều đang sống vui vẻ và việc mình sống trong những cảm xúc tiêu cực là điều khó chấp nhận. Họ sẽ học theo những người sống ảo đó, tạo ra một vỏ bọc hạnh phúc, che đi những điều đau khổ, tuyệt vọng bên trong.
Ảnh hưởng của mạng xã hội có thể khiến người bệnh che dấu cảm xúc tiêu cực của mình bằng việc mỉm cười
Làm thế nào để biết 1 người có đang bị trầm cảm cười hay không?
Những biểu hiện ra bên ngoài của người bị trầm cảm cười thường đi ngược lại với những dấu hiệu trầm cảm thông thường. Thậm chí, nhiều người còn không biết mình đang bị trầm cảm, hoặc phủ nhận điều đó nên không tìm kiếm sự giúp đỡ, không đi khám. Điều này có thể làm phức tạp quá trình chẩn đoán bệnh.
Nếu bạn đang nghi ngờ mình bị trầm cảm, để được chẩn đoán, bạn sẽ phải đến gặp một chuyên tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý. Bạn sẽ được hỏi những câu hỏi về triệu chứng, cảm xúc, những biến cố lớn trong cuộc sống… để đưa ra kết luận.
Nếu bị trầm cảm cười, bạn cần được áp dụng các phương pháp điều trị tích cực.
Các phương pháp điều trị trầm cảm cười là gì?
Điều trị trầm cảm cười cũng tương tự như khi điều trị các loại trầm cảm khác, bao gồm áp dụng liệu pháp tâm lý, dùng thuốc và thay đổi lối sống.
Bước quan trọng nhất trong quá trình điều trị chứng trầm cảm cười đó là người bệnh cần chấp nhận rằng mình đang mắc bệnh và mở lòng để chia sẻ với người khác. Đó có thể là chuyên gia tâm lý, một người bạn hoặc người thân trong gia đình.
Liệu pháp tâm lý
Việc chia sẻ và nhận được những lời khuyên của chuyên gia tâm lý mang lại những lợi ích rất lớn với người bệnh trầm cảm cười. Họ sẽ giúp bạn nhận ra những suy nghĩ, thái độ, nhận thức và hành vi sai lệch liên quan đến rối loạn cảm xúc. Đồng thời, chuyên gia sẽ đưa ra giải pháp giúp bạn khắc phục, thay đổi những điều không đúng đắn đó, hướng tới mục tiêu giúp bạn cảm thấy hạnh phúc, dễ chịu, bình tĩnh, vui vẻ hơn.
Hiện nay, có một số liệp pháp trị liệu tâm lý thường được áp dụng như liệu pháp nhận thức - hành vi CBT , liệu pháp tâm động học….
Khi áp dụng liệu pháp tâm lý kết hợp với sử dụng sản phẩm giúp cơ thể tăng tiết hormon hạnh phúc là serotonin và dopamin (như BoniBrain của Mỹ), người bệnh sẽ thu được hiệu quả nhanh và lâu bền. Trong đó, serotonin là chất duy trì hạnh phúc của cơ thể, giúp điều chỉnh tâm trạng, mang lại cảm giác dễ chịu, hạnh phúc và bình tĩnh hơn. Dopamin là chất tạo động lực, thành tích, giúp con người có cảm giác thích thú, hưng phấn và tràn đầy năng lượng. BoniBrain với các thành phần từ tự nhiên đã được chứng minh giúp cơ thể tăng tiết cả hai loại hormon này. Vì vậy, khi dùng với liều 2-4 viên/ngày, người dùng sẽ thu được hiệu quả tốt sau khoảng 1-2 tuần dùng.
Sản phẩm BoniBrain
Dùng thuốc điều trị tây y
Khi bị trầm cảm nặng hoặc lâu năm, bác sĩ sẽ cân nhắc kê các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần. Người bệnh lưu ý, chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng theo đơn của người khác, hoặc giảm liều, ngưng thuốc đột ngột. Đó là bởi các thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn ngủ vào ban ngày, kém tỉnh táo, giảm khả năng tư duy và đưa ra quyết định, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, bị kích động, căng thẳng…
Một số biện pháp tự nhiên khác
Một số phương pháp tự nhiên giúp người bệnh có thể bình tĩnh hơn, giảm căng thẳng, lo âu, buồn rầu… có thể kể đến như:
- Tắm nắng kết hợp tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày.
- Trò chuyện, mở lòng để chia sẻ với người thân, bạn bè, những người mà bạn tin tưởng.
- Viết nhật ký để có thể tự do thể hiện cảm xúc trên trang giấy mà không lo bị phán xét, đánh giá.
- Nuôi thú cưng và thường xuyên chăm sóc, vuốt ve, âu yếm chúng.
- Tập thiền định và hít thở sâu.
- Nghe nhạc nhẹ nhàng.
Khi áp dụng các phương pháp phù hợp, bệnh trầm cảm cười sẽ được cải thiện hiệu quả. Người bệnh cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc từ trong tâm hồn đến những gì biểu hiện bên ngoài. Bệnh nhân nên ưu tiên áp dụng các phương pháp an toàn, không dùng thuốc như liệu pháp tâm lý, dùng BoniBrain và các biện pháp tự nhiên kể trên.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập