Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ em mà cha mẹ cần nhận biết sớm

Mục lục [Ẩn]

 

   Chẳng mấy nghĩ rằng, trẻ em lại là một đối tượng có thể mắc phải những vấn đề tâm lý như trầm cảm. Bởi lẽ, trẻ em luôn gắn liền với hình ảnh hồn nhiên, vô tư, chẳng phải lo nghĩ hay bận tâm điều gì.

   Chính điều này cùng với việc thay đổi tâm lý thất thường, khiến tình trạng trầm cảm ở trẻ em khó nhận biết và điều trị sớm. Vậy, cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị trầm cảm bằng cách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ em mà cha mẹ cần nhận biết sớm

Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ em mà cha mẹ cần nhận biết sớm

 

Những dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ em không thể bỏ qua

   Hiện nay, căn bệnh trầm cảm đã không còn là một điều gì đó quá xa lạ. Chúng ta vẫn thường được nghe đến những trường hợp phụ nữ bị trầm cảm sau sinh, hay người cao tuổi bị trầm cảm do con cái bỏ rơi, không chăm sóc,...

   Tuy nhiên, có một trường hợp ít nhận được sự quan tâm hơn chính là trầm cảm ở trẻ em. Khi được hỏi, nhiều người cho biết, trẻ em còn nhỏ, chưa biết gì, không có áp lực, hay phải lo lắng thì làm sao có thể bị trầm cảm được.

   Trong khi đó, theo ước tính, tỷ lệ mắc trầm cảm ở trẻ em rơi vào khoảng 2%. Tỷ lệ cao nhất thường tập trung ở tuổi vị thành niên, nhưng có trường hợp trẻ dù mới 2 - 3 tuổi cũng đã mắc phải trầm cảm.

    Không chỉ có vậy, trầm cảm ở trẻ em cũng dường như khó phát hiện hơn so với người lớn. Theo đó, một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị trầm cảm có thể kể đến là:

Trẻ thường tỏ vẻ buồn bã

   Triệu chứng trầm cảm ở trẻ em điển hình nhất là nét mặt của trẻ thường trở nên buồn bã, không cười, hoặc cười một cách gượng gạo, sự u sầu cũng có thể biểu lộ qua ánh mắt. Một số trẻ có thể che giấu nỗi buồn thông qua những câu nói như: “Con không sao”, “con vẫn ổn, vẫn bình thường”,...

Trẻ thường tỏ ra mệt mỏi

    Trẻ bị trầm cảm thường sẽ ở trong trạng thái mệt mỏi, bơ phờ, cạn kiệt sức lực. Trẻ mệt mỏi từ khi thức dậy, cho đến tận cuối ngày. Điều này có thể khiến cha mẹ dễ bị lầm tưởng là do con không thích đi học, hoặc do học hành quá vất vả.

 

Trẻ luôn mệt mỏi, bơ phờ có thể là dấu hiệu của trầm cảm

Trẻ luôn mệt mỏi, bơ phờ có thể là dấu hiệu của trầm cảm

 

Trẻ dành nhiều thời gian ở trong phòng

    Khi bị trầm cảm, trẻ sẽ nhốt mình ở trong phòng nhiều hơn. Trẻ có thể đi ngay vào trong phòng khi mới về nhà, và phải khi nào cha mẹ gọi thì mới ra khỏi phòng. Trong những ngày nghỉ, trẻ cũng chỉ ở loanh quanh trong nhà, không đi đâu, thậm chí có thể chỉ ở trong phòng.

Trẻ mất hứng thú với các sở thích hàng ngày

   Trầm cảm có thể khiến cho một đứa trẻ không còn đam mê hay hứng thú gì với những món đồ chơi yêu thích, các môn thể thao, hay chơi cùng với những người bạn thân của chúng. Cũng có trường hợp, trẻ vẫn sẽ chơi một mình, nhưng có thể nhanh chán, và nội dung các trò chơi thường là những câu chuyện buồn.

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ

    Phần lớn các trường hợp trầm cảm ở trẻ em đều có biểu hiện khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc, dễ bị tỉnh giữa đêm,... Tuy nhiên, cũng có trẻ ngủ nhiều hơn bình thường, có thể lên đến 10 - 12 tiếng mỗi ngày.

Trẻ bị rối loạn ăn uống

    Cũng giống như rối loạn giấc ngủ, trẻ bị trầm cảm thường sẽ mất cảm giác ngon miệng, chán ăn, ăn ít hơn, hoặc thậm chí là bỏ ăn, dẫn đến sụt cân. Một số trường hợp trẻ có thể ăn nhiều hơn mức bình thường, dẫn đến tăng cân.

 

Trẻ bị trầm cảm sẽ chán ăn, bỏ bữa

Trẻ bị trầm cảm sẽ chán ăn, bỏ bữa

 

Cảm giác vô dụng, tự ti, mặc cảm

    Một số trẻ có thể cho rằng bản thân mình vô dụng, không giỏi giang, không làm được trò trống gì, là người vô tích sự. Trẻ cũng có thể cảm thấy mặc cảm, tội lỗi, nghĩ rằng mình luôn làm hỏng việc, là gánh nặng của cha mẹ. Điều này thường được bắt gặp ở những em thường xuyên bị cha mẹ mắng nhiếc, cằn nhằn vì không đáp ứng được các kỳ vọng đặt ra.

Kết quả học tập sa sút

   Trẻ bị trầm cảm sẽ dễ bị mất tập trung hơn, trí nhớ giảm sút, tư duy kém nhanh nhạy, dẫn đến khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức mới bị hạn chế. Về lâu dài, kết quả học tập của trẻ bị sa sút nhanh, không theo kịp bạn bè cùng trang lứa.

Trẻ có hành vi tự tổn hại bản thân

    Hành vi tự hại là một dấu hiệu nguy hiểm, cần được nhận biết sớm ở những trẻ bị trầm cảm.  Bởi lẽ, tình trạng tự làm hại bản thân có thể phát triển thành tự sát khi bị trầm cảm nặng. Các hành vi tự tổn hại bản thân có thể kể đến như: Tự giật tóc, tự cấu véo để lại các vết bầm tím trên cơ thể, hay rạch chân, rạch tay,...

 

Cha mẹ nên cẩn trọng khi trẻ tự giật tóc, cấu vèo hay có nhiều vết thương, vết sẹo

Cha mẹ nên cẩn trọng khi trẻ tự giật tóc, cấu vèo hay có nhiều vết thương, vết sẹo

 

Cha mẹ cần làm gì khi bắt gặp các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em

   Có thể thấy, các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em thường dễ bị nhầm lẫn. Một phần là vì tâm lý, hành động của trẻ rất khó nắm bắt, thường xuyên thay đổi. Một phần là vì nhiều bậc cha mẹ chưa có sự nhận thức rõ ràng, không nghĩ rằng con mình bị trầm cảm.

    Chính vì vậy, nếu bắt gặp con mình có một vài dấu hiệu bất thường kể trên, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình hình của con. Cha mẹ nên giữ bình tĩnh, dành thời gian trò chuyện, lắng nghe, động viên tinh thần các con.

    Cha mẹ không nên trả hỏi, hay ép buộc khi mà con không muốn chia sẻ. Thay vào đó, cha mẹ có thể hỏi thêm từ bạn bè, thầy cô về những biểu hiện của trẻ tại trường lớp. Nếu gặp khó khăn khi nói chuyện cùng trẻ, cha mẹ có thể nhờ đến ông bà, hay những người mà các con tin tưởng.

    Để xác định chính xác trẻ có bị trầm cảm hay không, cha mẹ nên cho trẻ đến gặp các chuyên gia tâm lý. Họ sẽ cho trẻ thực hiện các bài test trầm cảm, để đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh, cùng với đó là đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp.

    Nhìn chung, phương pháp điều trị cơ bản cho trẻ bị trầm cảm vẫn là tư vấn tâm lý. Trong đó, liệu pháp hành vi nhận thức CBT là công cụ hữu ích và an toàn nhất để giúp trẻ sớm trở về với cuộc sống thường nhật.

 

Cha mẹ nên cho trẻ gặp chuyên gia tâm lý khi có những dấu hiệu bất thường

Cha mẹ nên cho trẻ gặp chuyên gia tâm lý khi có những dấu hiệu bất thường

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về các dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ em. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Mối liên hệ giữa trầm cảm và sự giận dữ

Mối liên hệ giữa trầm cảm và sự giận dữ

Trầm cảm hậu Covid: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp khắc phục

Dù dịch Covid đã qua đi nhưng hậu quả của nó vẫn còn đeo bám dai dẳng, nhất là vấn đề về tâm lý. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này, triệu chứng và giải pháp khắc phục ra sao?

Trầm cảm và mất ngủ - Làm sao để cải thiện?

Trầm cảm gây mất ngủ. Mất ngủ lại khiến bệnh trầm cảm nghiêm trọng hơn. Để cải thiện, bạn cần cải thiện đồng thời cả hai tình trạng này.

Trầm cảm mà không có biểu hiện buồn

Trầm cảm nhưng không có cảm giác buồn còn có một cái tên riêng đó là: Nondysphoric depression.

Trầm cảm sau khi phẫu thuật thẩm mỹ thất bại

Phẫu thuật thẩm mỹ đang ngày càng trở nên phổ biến để giúp con người có được một nhan sắc mong muốn. Nhưng trên thực tế có khá nhiều người đã thử và cuộc đời của họ cũng bước sang một trang mới, nhưng là trang buồn.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi