Mục lục [Ẩn]
Thất nghiệp là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là trong thời buổi kinh tế khó khăn. Thất nghiệp ở độ tuổi nào cũng gây ra những nỗi lo lắng, mất mát, nhưng có lẽ, thất nghiệp ở tuổi 30 để lại nhiều sự khủng hoảng nhất.
Thất nghiệp tuổi 30 đáng sợ như thế nào?
Thất nghiệp tuổi 30 đáng sợ như thế nào?
Tuổi 30 - Nhiều người mặc định đây là độ tuổi phải có được nhiều thứ trên đời: công danh, sự nghiệp, tiền tài, địa vị, gia đình,... Nếu ở độ tuổi này mà vẫn chưa có gì trong tay thì sẽ bị coi là thất bại. Và cũng vì lẽ đó nên mặc dù thất nghiệp ở tuổi nào cũng đáng sợ, nhưng thất nghiệp ở tuổi 30 dường như đem đến cho người ta nhiều “trăn trở” hơn.
Những người bị thất nghiệp tuổi 30 thường bị xoay vần với rất nhiều áp lực, như:
Áp lực cơm áo gạo tiền
Áp lực tiền bạc là điều mà đa số người sẽ gặp phải khi mất việc làm. Ở tuổi 30, đa số mọi người đều đã có gia đình, con cái. Điều đó có nghĩa rằng họ có rất nhiều thứ để lo lắng, để chi tiêu: tiền nhà, tiền ăn, tiền nuôi con,... Nếu chẳng may thất nghiệp, họ sẽ rất khó khăn để xoay sở với rất nhiều chi phí này.
Ở một mức độ cao hơn, nhiều người bị thất nghiệp do phá sản, khiến họ lâm vào cảnh nợ nần. Họ có thể phải bán hết tài sản đi để trả nợ, khiến cuộc sống sau này trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Khi các cá nhân cảm thấy rằng họ không kiểm soát được tình hình tài chính của mình, họ có thể trải qua cảm giác bất lực, điều này có thể góp phần gây ra trầm cảm.
>>> Xem thêm: Mối liên hệ giữa áp lực tài chính và sức khỏe tinh thần.
Áp lực đồng trang lứa
Áp lực đồng trang lứa cũng là một trong những áp lực mà những người thất nghiệp tuổi 30 phải gánh chịu. Ở tuổi này, đã có những người thành công từ sớm nhưng cũng có những người đang phải chật vật mưu sinh.
Việc chứng kiến sự thành công của bạn bè, trong khi bản thân chưa có thành tựu gì, chắc hẳn bạn sẽ nảy sinh suy nghĩ so sánh mình với họ, và có cảm giác thua kém bạn bè. Có người dễ dàng vượt qua được cảm giác đó, nhưng cũng có trường hợp bị ám ảnh quá mức. Họ trở nên bi quan, cảm thấy bản thân vô dụng, thiếu tự tin, dần cô lập với mọi người, tăng nguy cơ lạm dụng chất kích thích, rối loạn lo âu, trầm cảm.
Áp lực gia đình
Khi mất việc làm, nhiều người cũng sẽ phải đối diện với những lời chỉ trích, la mắng, chê bai từ chính những thành viên trong gia đình. Họ cũng có thể bị đem ra so sánh với những người khác, khiến họ ngày càng trở nên tự ti, stress, căng thẳng sau khi thất nghiệp.
Áp lực trụ cột
Áp lực này thường gặp ở nam giới. Gần như người đàn ông nào cũng mang trên vai áp lực trụ cột gia đình, chỉ là mức độ giữa mỗi người là khác nhau. Họ từ khi sinh ra đã mang trong mình áp lực phải kiếm tiền để nuôi vợ con, phụng dưỡng cha mẹ, có tiền để xây nhà, mua xe… Để làm được điều đó, họ phải nỗ lực không ngừng để có sự nghiệp, để kiếm được nhiều tiền.
Nếu chẳng may thất nghiệp, không thực hiện được vai trò “trụ cột” trong gia đình, họ có thể gặp căng thẳng, stress, thậm chí là trầm cảm.
Cách vượt qua nỗi trăn trở thất nghiệp tuổi 30
Dù nguyên nhân là gì, tất cả những ai trải qua thất nghiệp đều ít nhiều mất phương hướng và không biết phải làm gì tiếp theo với sự nghiệp của mình. Vậy phải làm gì khi chẳng may thất nghiệp? Dưới đây là những việc bạn nên làm:
Không ngừng phát triển bản thân
Nếu bạn đang thất nghiệp, thay vì để những suy nghĩ tiêu cực ăn mòn tâm trí trong thời gian rảnh rỗi, hãy học thêm một kỹ năng mới nào đó. Ví dụ: Nếu gặp khó khăn khi tìm việc vì không có tiếng Anh, hãy đi học tiếng Anh. Phát triển bản thân chính là khoản đầu tư có lợi nhất, là cách nhanh nhất giúp bạn có được cuộc sống hạnh phúc và thành công hơn.
Mở rộng và nuôi dưỡng các mối quan hệ
Chúng ta không thể sống một mình trong xã hội hiện đại và kết nối như hiện tại. Các mối quan hệ tốt có vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay, đặc biệt là đối với những người đang đi làm. Mối quan hệ là nguồn lực vô hình và là tiền đề giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống, công việc. Các mối quan hệ tốt có thể sẽ giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã.
Vì vậy, hãy tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người mà bạn gặp gỡ và làm việc cùng. Bạn có thể học hỏi từ họ chứ không chỉ thông qua họ để tìm việc.
Tính toán lại chi tiêu hợp lý hơn
Khi thất nghiệp, thì việc căn ke lại những chi tiêu sinh hoạt hàng ngày một cách hợp lý hơn sẽ giúp bạn giảm bớt được áp lực tài chính.
Chia sẻ với gia đình, người thân
Nếu bạn thất nghiệp, đừng cố gắng giấu đi để chịu áp lực một mình. Hãy chia sẻ với người thân trong gia đình, với bạn đời, với anh chị em trong gia đình. Hãy cho họ biết bạn đang khó khăn ra sao, bạn suy nghĩ gì và cần sẻ chia như thế nào. Nếu có thể họ sẽ giúp đỡ bạn ở một vài khía cạnh, hoặc ít nhất, họ cũng là nguồn động viên tinh thần to lớn cho bạn.
Chăm sóc bản thân
Chăm sóc bản thân là điều vô cùng cần thiết để bạn có thể vượt qua được những khủng hoảng khi thất nghiệp tuổi 30, bạn nên:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh: Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp bạn có sức đề kháng tốt, đồng thời bổ sung các chất cần thiết cho não bộ, giảm nguy cơ trầm cảm.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao kết hợp tắm nắng: Để có một sức khỏe thể chất và tinh thần tốt, bạn nên dành ra 30 phút mỗi ngày để tập luyện các môn thể thao vừa sức mà bạn yêu thích..
- Sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ. Với các thành phần tự nhiên như thảo dược, các loại acid amin, vitamin và khoáng chất, BoniBrain giúp làm tăng cường các hormone hạnh phúc như serotonin và dopamin, từ đó cải thiện tâm trạng, giảm các triệu chứng stress, căng thẳng, lo âu, buồn rầu, chán nản, giảm hứng thú, mất năng lượng, mệt mỏi, mất ngủ,...
Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.
Thất nghiệp tuổi 30 đáng sợ đấy nhưng điều còn đáng sợ hơn cả là người ta ngừng cố gắng và ngừng tìm cách giải quyết khi nó xảy đến. Hy vọng những lời khuyên trong bài viết này sẽ giúp bạn vượt qua được khủng hoảng khi chẳng may thất nghiệp tuổi 30. Nếu cần tư vấn, bạn hãy gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập