7 dấu hiệu trầm cảm sau sinh cần nhận biết sớm

Mục lục [Ẩn]

 

 

   Sinh con là cột mốc đánh dấu sự thay đổi lớn của người phụ nữ. Đây có thể là một trong những khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng bởi theo thống kê, có khoảng 10% phụ nữ phải đối diện với trầm cảm sau sinh. Đáng nói hơn, con số này trên thực tế còn lớn hơn rất nhiều bởi nhiều người nghĩ rằng mệt mỏi sau sinh là chuyện bình thường. Chính vì vậy, nhận biết sớm 7 dấu hiệu trầm cảm sau sinh là điều vô cùng quan trọng.

 

7 dấu hiệu trầm cảm sau sinh cần nhận biết sớm

 

Nhiều phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh nhưng không nhận ra

   Giai đoạn mới sinh có thể là quãng thời gian thử thách nhất, khi mà những thay đổi về thể chất của người mẹ vẫn còn rất dữ dội, những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày và việc thiếu ngủ là những điều mà người phụ nữ chưa từng trải qua trước đây. 

   Sự mệt mỏi, kiệt sức sau cuộc chuyển dạ, kèm theo là những đêm mất ngủ vì phải chăm sóc con hàng đêm, … là những thử thách rất lớn với người phụ nữ mới sinh con.

   Tâm lý lo âu xuất hiện ở hầu hết các bà mẹ do sợ trẻ ăn chưa đủ, sợ trẻ ốm. Các cơn tức giận cũng xuất hiện thường xuyên hơn do họ cảm thấy bí bách khi phải “giam” mình trong một căn phòng suốt cả ngày, họ bị hạn chế các mối liên hệ xã hội, họ bận rộn trong việc vừa phải chăm sóc trẻ vừa phải làm việc nhà, họ mệt mỏi vì những mâu thuẫn với gia đình nhà chồng, chồng,…

   Chính vì vậy, người mới làm mẹ thương phải vật lộn với cảm xúc của họ vào thời điểm này. Tuy nhiên, nếu bạn giữ 1 tâm lý chủ quan, cho rằng những cảm xúc này là bình thường thì rất có thể bạn đã bỏ qua một vấn đề sức khỏe nguy hiểm như trầm cảm sau sinh.

 

7 dấu hiệu trầm cảm sau sinh cần nhận biết sớm

   Trầm cảm sau sinh cũng giống như tất cả những loại trầm cảm khác, nếu sớm được phát hiện và điều trị thì có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Chính vì vậy, nhận biết sớm các dấu hiệu trầm cảm sau sinh là điều rất quan trọng.

 

1. Tình trạng “baby blues” của bạn không khá hơn

   “Baby blues” có thể vẫn còn khá xa lạ với người Việt Nam, nhưng thực tế đây là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới để phân biệt một tình trạng với chứng trầm cảm sau sinh ở người phụ nữ.

   Cảm giác buồn sau sinh (hay baby blues) là một trạng thái tâm sinh lý do sự thay đổi đột ngột của các hormone sinh dục nữ, thường chỉ kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Các biểu hiện nổi bật của baby blues bao gồm: buồn chán, tâm trạng thất thường, lo âu, dễ cáu giận, rối loạn giấc ngủ, thiếu tập trung…

 

Tình trạng “baby blues” của bạn không khá hơn

 

   Còn với trầm cảm sau sinh, đây là tình trạng bệnh lý có mức độ nặng nề hơn baby blues rất nhiều. Các dấu hiệu trầm cảm sau sinh phải kéo dài trong khoảng thời gian tối thiểu 2 tuần mới đủ điều kiện chẩn đoán là trầm cảm.

   Baby blues xuất hiện ở hầu hết phụ nữ sau khi sinh. Tâm trạng xuống dốc trong 2 tuần đầu tiên kể từ khi sinh nở là điều bình thường. Sau đó, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn. Nhưng nếu bạn vẫn buồn chán hoặc thậm chí có cảm giác vô vọng nhiều tuần sau đó và những cảm xúc tiêu cực này ngày càng mãnh liệt thì đó rất có thể là dấu hiệu trầm cảm sau sinh.

 

2. Bạn mất hứng thú với những thứ bạn thích

   Bạn có còn cười với mỗi bộ phim lãng mạn mà bạn yêu thích? Bạn có còn muốn được âu yếm bởi người bạn đời của mình? Những món ăn yêu thích của bạn thì sao? Bạn có còn thích chúng nữa không? Nếu bạn nói không thì rất có thể bạn đang bị trầm cảm sau sinh bởi đây là một trong những dấu hiệu trầm cảm rất điển hình.

 

3. Bạn lo lắng mình sẽ không trở thành một người mẹ tốt

   Có người mẹ nào mà không từng lo lắng về điều này? Việc trăn trở, hoài nghi mình có thể trở thành một người mẹ tốt không là điều rất bình thường. Nó thúc đẩy chúng ta trở thành con người có trách nhiệm hơn, trưởng thành hơn.

   Nhưng điều gì quá cũng không tốt, nếu bạn không thể thoát khỏi lối suy nghĩ quá nhiều, bạn thường xuyên nghi ngờ bản thân không thể làm một người mẹ tốt thì rất có thể, đây là dấu hiệu trầm cảm sau sinh tiếp theo bạn cần chú ý.

 

4. Bạn thường xuyên giận dữ

   Tính khí thay đổi thất thường, như đã phân tích, đó là điều thường thấy ở một người phụ nữ mới sinh con. Bạn có thể thấy giận dữ, không thể kiềm chế được cơn giận của mình vì chồng bạn không giúp bạn chăm sóc con cái, không chia sẻ việc nhà với mình, đó là một phản ứng tự nhiên.

   Nhưng nếu bạn cảm thấy thường xuyên tức giận vì những điều rất nhỏ nhặt, đó rất có thể là dấu hiệu trầm cảm sau sinh mà bạn cần chú ý.

 

5. Bạn kiệt quệ về năng lượng, khó khăn trong việc đưa ra các quyết định

   Một buổi sáng thức dậy, bạn thấy mệt mỏi tới mức không còn chút năng lượng nào để hoạt động, bạn không thể đưa ra quyết định rằng mình có nên bước ra khỏi giường hay không. Đây chính là dấu hiệu trầm cảm sau sinh rất quen thuộc.

   Sự tụt giảm mức năng lượng, tính quyết đoán có liên quan chặt chẽ tới nồng độ Dopamine. Đây là một trong bốn loại hormone hạnh phúc, còn được biết đến với cái tên là “hormone của động lực”. Dopamine giúp cơ thể chúng ta tràn đầy năng lượng, kích thích chúng ta thực hiện một hành động nào đó. Việc thiếu hụt dopamine khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, không có hứng thú làm bất cứ việc gì.

 

Bạn kiệt quệ về năng lượng, khó khăn trong việc đưa ra các quyết định

 

6. Rối loạn giấc ngủ

   Việc xuất hiện thêm một thành viên bé bỏng mới trong gia đình chắc chắn sẽ gây đảo lộn giờ giấc sinh hoạt của bạn, trong đó có giấc ngủ. Tuy nhiên, ngay cả khi bé nhà bạn đang ngủ mà bạn vẫn không thể ngủ hoặc khó đi vào giấc ngủ thì đó có thể là một dấu hiệu trầm cảm sau sinh.

 

7. Hành vi tự làm hại bản thân hoặc làm hại con

   Suy nghĩ về việc tự làm tổn hại bản thân, tổn hại tới con hoặc thậm chí có ý nghĩ tự tử, đây là dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở mức độ nghiêm trọng nhất.

   Nếu bạn đã có những ý định như vậy, dù chỉ là một suy nghĩ nhỏ thoáng qua, hãy ngay lập tức tìm sự giúp đỡ của một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Khi đó, bạn sẽ được trị liệu bằng các mô hình Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) hoặc sử dụng thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm sẽ được các bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng nếu bạn còn cho con bú. Có một giải pháp an toàn hơn là sử dụng viên uống BoniBrain của Mỹ. Để hiểu thêm về cách sử dụng cũng như tác dụng của sản phẩm này, mới bạn gọi tới tổng đài tư vấn 0243.760.6666 nhé.

 

   Trên đây là 7 dấu hiệu trầm cảm sau sinh mà bạn cần chú ý. Nếu thấy bản thân mình có những biểu hiện tương tự, hãy thực hiện bài test trầm cảm và tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp sớm nhất có thể. Cám ơn các bạn đã đón xem!

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Người bị suy nhược thần kinh uống thuốc gì thì nhanh hồi phục?

Suy nhược thần kinh là một tâm bệnh của xã hội hiện đại, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể khiến người bệnh kiệt quệ về cả thể chất và tinh thần, mất khả năng tự chăm sóc bản thân.

Thuốc chống trầm cảm: 5 loại phổ biến, cơ chế hoạt động và tác dụng phụ

Thuốc chống trầm cảm là nhóm thuốc được sử dụng để giảm bớt các triệu chứng của bệnh lý trầm cảm. 

Yêu đời trở lại sau khi bị trầm cảm do sống chung với mẹ chồng

Chị Bùi Thị Thu Hằng (32 tuổi, số 355 Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

Vui vẻ, yêu đời trở lại sau khi bị trầm cảm sau sinh

Chị Phạm Thị Hồng, 29 tuổi ở Hà Nam

Rối loạn lo âu trầm cảm là gì? Làm sao để cải thiện hiệu quả?

Rối loạn lo âu trầm cảm có cả triệu chứng của trầm cảm và rối loạn lo âu, nhưng không rõ ràng đủ để chẩn đoán thành bệnh lý riêng biệt.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi