Trầm cảm ở phụ nữ tuổi trung niên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách vượt qua

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi bước sang tuổi trung niên, người phụ nữ thường gặp nhiều vấn đề về cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Chính những vấn đề đó khiến họ lo âu, suy nghĩ tiêu cực, lâu dần tiến triển thành trầm cảm.

 

Nguyên nhân gây trầm cảm ở phụ nữ tuổi trung niên là gì?

Nguyên nhân gây trầm cảm ở phụ nữ tuổi trung niên là gì?

 

Nguyên nhân gây trầm cảm ở phụ nữ tuổi trung niên

   Tuổi trung niên nằm trong khoảng 45-65 tuổi. Đây là giai đoạn người phụ nữ bước sang thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. Lúc này, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của họ có sự biến đổi đáng kể.

   Cơ thể người phụ nữ bị suy giảm nồng độ hormone sinh dục estrogen, dẫn đến một loạt các triệu chứng như:

  • Bốc hỏa, ra nhiều mồ hôi gây khó chịu, mất ngủ, sức khỏe thể chất suy giảm.
  • Kinh nguyệt dần rối loạn và mất hẳn, âm đạo khô hạn, suy giảm ham muốn tình dục.
  • Dễ mắc bệnh như: Nhiễm trùng đường tiểu, đau nhức xương khớp, loãng xương, ung thư cổ tử cung, buồng trứng, ung thư vú…
  • Người dễ béo phì, xuất hiện nhiều nếp nhăn, tàn nhang, đồi mồi trên mặt.
  • Tâm lý nhạy cảm, hay lo lắng, tủi thân, suy nghĩ nhiều về tuổi già, không còn trẻ đẹp nữa, nỗi lo chồng ngoại tình, mất người thân, xa cách con cái…  

   Chính những vấn đề trên khiến người phụ nữ mệt mỏi, tinh thần chán nản, ủ rũ. Họ có xu hướng khép kín, ít giao lưu xã hội, chỉ quanh quẩn ở nhà.

   Đặc biệt, nếu bản thân đang mắc bệnh tật, lại phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng từ công việc, con cái hư hỏng, nợ nần tiền bạc, chồng ngoại tình, hôn nhân đổ vỡ… Họ sẽ chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực, buồn bã, tuyệt vọng. Bệnh trầm cảm tuổi trung niên xuất hiện từ đây.

 

Triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ tuổi trung niên

   Các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở phụ nữ tuổi trung niên bao gồm:

  • Tinh thần chán nản, tuyệt vọng, bi quan.

 

 Tinh thần chán nản, bi quan là triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ tuổi trung niên

Tinh thần chán nản, bi quan là triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ tuổi trung niên

 

  • Không còn hứng thú đối với những hoạt động xung quanh, kể cả những việc đã từng rất yêu thích trước đây.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, không muốn thực hiện bất cứ việc gì, có xu hướng muốn ngồi yên một chỗ, đặc biệt là những nơi ít ánh sáng.
  • Rối loạn giấc ngủ, có thể mất ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc ngủ quá nhiều nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi.
  • Rối loạn ăn uống, nhiều trường hợp bị giảm cảm giác ngon miệng, gây chán ăn, thường xuyên bỏ bữa nhưng cũng có một số ít cảm thấy thèm ăn và ăn không kiểm soát.
  • Mất tập trung, giảm chú ý, hay quên, không thể hoàn thành tốt bất cứ công việc nào.
  • Cảm thấy vô dụng, tội lỗi và không xứng đáng, sống khép kín, ngại giao tiếp với những người xung quanh.
  • Không còn niềm tin vào cuộc sống và tương lai.
  • Gặp phải khó khăn trong việc đưa ra các quyết định, lựa chọn hàng ngày, kể cả những việc đơn giản nhất.
  • Suy nghĩ về cái chết và có ý định muốn tự sát.

 

Cách vượt qua trầm cảm ở phụ nữ tuổi trung niên

   Tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý của mỗi người, các chuyên gia sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Đối với trầm cảm ở phụ nữ tuổi trung niên, biện pháp điều trị bao gồm:

Dùng thuốc chống trầm cảm

   Các loại thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng cho những trường hợp bệnh nặng hoặc khi người bệnh có những biểu hiện nguy hiểm, tự làm hại bản thân.

 

Các loại thuốc chống trầm cảm có tốt không?

Các loại thuốc chống trầm cảm có tốt không?

 

   Thế nhưng hầu hết những loại thuốc chống trầm cảm đều gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, suy giảm chức năng sinh lý, giảm ham muốn,… Do đó, bạn cần lưu ý:

  • Tuân thủ đúng theo các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, không được tự ý ngừng thuốc hay mua thuốc khác về sử dụng, không dùng lại đơn cũ hoặc dùng chung đơn thuốc với người bệnh khác.
  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ và thú cưng.
  • Cần kiên trì uống thuốc trong thời gian quy định
  • Trong thời gian uống thuốc, nếu có dấu hiệu bất thường thì nên thông báo với chuyên gia để được hướng dẫn khắc phục kịp thời.
  • Nếu đã sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn và thời gian quy định của bác sĩ nhưng các triệu chứng trầm cảm vẫn không thuyên giảm thì nên trao đổi lại với bác sĩ để được cân nhắc thay đổi thuốc hoặc tăng liều lượng sử dụng thuốc.

Trị liệu tâm lý

   Đây là biện pháp sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để cải thiện các vấn đề tâm lý cho con người. Người bệnh sẽ được trao đổi trực tiếp với chuyên gia, từ đó nhìn nhận được những suy nghĩ sai lệch của bản thân và tìm ra hướng giải quyết hiệu quả.

   Các chuyên gia tâm lý cũng sẽ hướng dẫn người bệnh biết cách kiểm soát cảm xúc và hành vi, học cách đối mặt với những khó khăn để hạn chế tình trạng tái phát bệnh về sau.

 

Trò chuyện với chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn thoải mái tinh thần hơn

Trò chuyện với chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn thoải mái tinh thần hơn

 

Liệu pháp thay thế estrogen

   Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến trầm cảm ở phụ tuổi trung niên là do cơ thể suy giảm nồng độ hormone estrogen. Bởi vậy, khi bổ sung hormone này từ bên ngoài, các vấn đề về sức khỏe sẽ được cải thiện, tinh thần của người bệnh cũng ổn định hơn.

   Tuy nhiên, biện pháp này có nguy cơ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như hình thành các cục máu đông, tăng khả năng bị ung thư vú…  Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.

Sử dụng sản phẩm BoniBrain

   Đây là sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ. Với công thức từ thiên nhiên, sản phẩm rất an toàn, không có tác dụng phụ. Cơ chế tác dụng của BoniBrain là giúp cơ thể tăng tiết cả 2 loại hormone hạnh phúc là serotonin và dopamin, cải thiện tâm trạng, giảm buồn bã, chán nản, mệt mỏi, mất hứng thú, lo lắng, bất an, mất ngủ…, khiến bạn cảm thấy sảng khoái, hạnh phúc và tràn đầy năng lượng. BoniBrain chiết xuất từ thảo dược và các loại acid amin nên an toàn cho người bệnh hơn rất nhiều thuốc chống trầm cảm.

   Trên đây là những nguyên nhân, triệu chứng và cách vượt qua trầm cảm ở phụ nữ tuổi trung niên. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn liên hệ chuyên gia tư vấn tâm lý theo số điện thoại 0243.760.6666 giờ hành chính để được giải đáp nhanh nhất. Chúc các bạn khỏe mạnh!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: tuổi trung niên

Bài viết liên quan

Cách tự hàn gắn lại vết thương trong lòng khi cuộc hôn nhân rạn nứt

Tôi năm nay 52 tuổi, chồng tôi 55 tuổi, chúng tôi đã sống ly thân nhiều năm nay, tôi không biết sẽ phải sống tiếp tục như thế nào nữa?

Những khủng hoảng tâm lý sau khi về hưu: Hiểu để phòng tránh!

Tuổi hưu trí là giai đoạn con người nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian dài lao động vất vả. Nhẽ ra, đây là lúc chúng ta hưởng thụ hương vị cuộc sống. Thế nhưng sau khi về hưu, nhiều người lại khủng hoảng tâm lý...

Tôi đã vượt qua trầm cảm tuổi trung niên đơn giản như thế!

Chị Bùi Nguyễn Khánh Vân, 50 tuổi ở Hà Nội.

Trầm cảm tuổi nghỉ hưu: Làm thế nào để vượt qua?

Tuổi nghỉ hưu là lúc chúng ta được bước sang giai đoạn nghỉ ngơi sau cả một thời gian dài vất vả lao động. Tuy nhiên, sự nghỉ hưu hưu đôi khi không đồng hành với sự thư giãn hoàn toàn mà ngược lại...

Làm sao để giúp người thân vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên?

Cách để giúp người thân vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên là khuyên họ chấp nhận sự thay đổi, tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống,...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi